Cả nước có 1,08 triệu người thất nghiệp, hơn 1/3 là người có trình độ chuyên môn
Dôi khoảng 7.000 xe công phục vụ công tác chung
Mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp: Môi trường kinh doanh phải thuận lợi
Triển khai Hiệp định thương mại biên giới Việt Nam-Lào
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh trưa 25-08-2016
- Cập nhật : 25/08/2016
Thứ trưởng Đặng Huy Đông: Quyết tâm chính trị tách chức năng chủ sở hữu và quản lý Nhà nước đã rất rõ ràng
Tại Hội thảo Cơ quan chuyên trách đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với vốn nhà nước tại doanh nghiệp - Kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với Việt Nam, nhiều chuyên gia kinh tế đã bày tỏ nghi ngại về việc quyết tâm chính trị của Việt Nam trong việc tách chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước và chức năng quản lý Nhà nước.
Quyết tâm chính trị rất rõ ràng, lập Ủy ban nhằm cạnh tranh lành mạnh
Ông Dag Detter, Chuyên gia cố vấn của World bank cho rằng thành công hay thất bại, quan trọng ở ý chí cải cách và quyết tâm chính trị. Các tài sản thương mại của nhà nước như các phương tiện vận tải, công ích, bất động sản,… có thể tạo ra phí nếu được quản lý tốt. “Việc quản lý này phải mang tính chuyên nghiệp, tách khỏi những vấn đề mang tính chính trị, giống như một trọng tài phải hoạt động hoàn toàn độc lập và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế, tách biệt khỏi người chơi bóng.”
Ts. Lê Đăng Doanh - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương cho rằng muốn hình thành được quyết tâm chính trị phải hình thành được một nhà nước tuân thủ pháp luật, một nhà nước dc quản lý theo pháp luật. Khi những can thiệp không theo pháp luật tác động vào các cơ quan, Tập đoàn thì quyết tâm chính trị đó là khó khăn.
Tuy nhiên, đại diện từ phía Bộ KH&ĐT và đồng thời cũng là người trực tiếp chỉ đạo CIEM soạn dự thảo Nghị định, Thứ trưởng Đặng Huy Đông khẳng định quyết tâm chính trị của Việt Nam rất rõ ràng đối với việc tách chức năng quản lý nhà nước của các Bộ ngành với việc thực hiện quyền chủ sở hữu với doanh nghiệp nhà nước.
Ông Đông nhắc lại ở dự thảo lần đầu đã có nhiều quan điểm cho rằng việc thành lập tổ chức này phải chăng từ nhiều bộ ngành trở thành một bộ và bộ này trở thành siêu bộ. Nếu ko hiểu căn nguyên sẽ nghĩ đây là siêu bộ, làm thay các việc bộ khác đang làm nhưng không phải vậy. “Đây là tuyên ngôn chính trị rõ rệt, tạo môi trường kinh daonh bình đẳng giữa các tổ chức”, ông Đông cho biết.
Nếu DNNN vẫn làm trong Bộ chuyên ngành thì sẽ không đảm bảo cạnh tranh bình đẳng. Như trường hợp hai doanh nghiệp cùng đi khai khoáng, nếu DN tư nhân vi phạm pháp luật về môi trường người ta cho rằng sẽ bị xử lý nghiêm, nhưng nếu là DNNN, liệu Bộ Công Thương có nương nhẹ không hay xử nghiêm? Khi Bộ vừa quản lý nhà nước vừa quản lý doanh nghiệp, nhiều nhà đầu tư, tổ chức quốc tế sẽ không công nhận là nền kinh tế thị trường, qua đó Việt Nam sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi chính sách, chỉ số tín nhiệm quốc gia bị đánh giá thấp.
Lập Siêu Ủy ban sẽ giúp DNNN thoát cảnh một cổ mà 5-6 tròng
Ông Đông cho rằng không nên gọi là Siêu bộ bởi nó chỉ thực hiện chức năng chủ sở hữu. Không có chuyện cơ quan này xuống điều hành từng doanh nghiệp. “Tư tưởng của chúng tôi là tất cả doanh nghiệp nhà nước hoạt động như một doanh nghiệp. Họ chỉ có việc báo cáo cơ quan này.”
Thứ trưởng cho biết các DNNN hiện đang chịu cảnh một cổ 5 - 6 tròng. Một báo cáo gửi tới 5 - 6 nơi theo từng chức năng về tài chính, đầu tư, môi trường, nhân sự…và các DNNN này phần lớn muốn chỉ được một cơ quan quản lý.
Về vấn đề quản lý tại Siêu Ủy ban, Thứ trưởng Đông cũng cho biết sẽ không có chuyện cơ quan này có quản lý công việc hàng ngày của các DNNN. Hiện nay, chủ trương rất lớn đang được thực hiện là DNNN chỉ tham gia đầu tư lĩnh vực khu vực tư nhân không tham gia, chỉ cung cấp dịch vụ công mà tư nhân không có khả năng hay không có tiềm lực. Không có lý do gì DNNN đi làm cao ốc, tránh người ta hay gọi là lấn át thị trường. Nguồn lực hữu hạn của nhà nước sẽ được tập trung đầu tư. Đồng tiền rất hữu hạn của nhà nước sẽ được tập trung đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng, cầu cống, giáo dục y tế, đường sá, Y tế nông thôn. Đây đều là những mảng hoạt động không thể trang trải được bằng thu phí.
Đối với việc có can thiệp chính trị vào DNNN hay không và việc can thiệp này có xấu hay không, Thứ trưởng Đông cũng phân tích thêm DNNN không chỉ thuần túy lvì ợi nhuận, mà còn đầu tư vào lĩnh vực dẫn dắt, định hướng của nền kinh tế. Ví dụ đối với ngành năng lượng gió, để tham gia vào thị trường sẽ phải làm R&D, có thể thành công hoặc thất bại. Vì đầu tư vào đầy rủi ro, cho nên chỉ có thể bảo EVN đầu tư vào một vài dự án thử nghiệm. “Chẳng may thất bại vì kỹ thuật thì ko phải của Doanh nghiệp mà là của chính sách. Can thiệp chính trị khi ấy cũng không bị xử lý.”, ông Đông cho biết.(NDH)
Ông William Marko (Worldbank): Sẽ cồng kềnh, lãng phí khi áp dụng cơ cấu phòng ban cho Siêu ủy ban 240 tỷ USD
Bàn về đề xuất thành lập Ủy ban quản lý như Dự thảo Nghị định Về thực hiện các quyền và trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước , Hội thảo Cơ quan chuyên trách đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với vốn nhà nước tại doanh nghiệp - Kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với Việt Nam do Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức nóng lên với nhiều ý kiến, khuyến nghị quan trọng và cụ thể từ chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước.
Các chuyên gia kinh tế từ Ngân hàng Thế giới (World Bank) đánh giá cao và ủng hộ việc tách chức năng sở hữu Nhà nước khỏi chức năng quản lý của cơ quan bộ, ngành nhưng vẫn còn đó nhiều nghi ngại về mô hình của Siêu ủy ban đưa ra trong Dự thảo.
Mảnh ghép còn thiếu về công bố thông tin và cách thức quản lý
Ông Sebastian Eckardt, chuyên gia kinh tế của WB tại Việt nam, cho rằng việc tách riêng chức năng sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp và chức năng quản lý nhà nước về kinh tế mà Việt Nam đưa ra không phải là mô hình đầu tiên, thử nghiệm mà nhiều quốc gia khác đã và đang làm thành công, trong đó mô hình tốt nhất là Temasek của Singapore.
Tài sản công là nhóm tài sản lớn nhất trên phạm vi toàn cầu. Nhưng ở Việt Nam nguồn lực này vẫn chưa được khai thác hiệu quả, ông S. Eckardt nhận định. Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Thống kê (năm 2014), tổng tài sản của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hiện khoảng 5,41 triệu tỷ đồng, gấp 1,2 lần GDP; song khu vực tư nhân có tỷ lệ lợi nhuận/vốn đầu tư (ROIC) gấp 2 lần so với các DNNN. Trong khi với quy mô lớn, thêm một đồng lợi nhuận của tài sản công sẽ giảm được một đồng thuế/nợ. “Quan trọng hơn cả là chúng ta có suy nghĩ và quyết tâm chuyển dự thảo thành hiện thực, sẽ còn rất nhiều việc để làm."
Cùng quan điểm với ông S. Eckardt, ông Dag Detter, Chuyên gia cố vấn của World bank cũng cho rằng thành công hay thất bại, quan trọng ở ý chí cải cách và quyết tâm chính trị. Bên cạnh các tài sản chính sách như an ninh công cộng, đường xá, trường học, tài sản thương mại như các phương tiện vận tải, công ích, bất động sản,… có thể tạo ra phí nếu được quản lý tốt.
Giải đáp những băn khoăn của các chuyên gia kinh tế, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đặng Huy Đông, người trực trực tiếp chỉ đạo CIEM soạn dự thảo nghị định này khẳng định quyết tâm chính trị của Việt Nam trong việc tách chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước và chức năng quản lý Nhà nước, chức năng quản trị kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước là rất rõ ràng. Vấn đề hiện nay mà Thứ trưởng cho rằng cần quan tâm là cách thức tách ra.
Ông Detter ví von mô hình được xây dựng như cậu bé trẻ muốn trở thành siêu sao, nếu vẫn sử dụng công cụ kinh tế tập trung thì không thể đạt được mục tiêu. Mô hình mới được xây dựng phải có trách nhiệm giải trình, trong đó chú trọng bảng cân đối kế toán, quản lý rủi ro thương mại và tài sản thương mại. Theo ông, điều đầu tiên là phải áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế.
Một vấn đề khá nhức nhối hiện nay dược ông Detter cảnh báo đó là các DNNN, Tập đoàn, Tổng công ty của Việt Nam không hề có bảng cân đối kế toán chuẩn quốc tế như các Tập đoàn và doanh nghiệp tư nhân có số tài sản, vốn tương ứng. Hiệu quả sử dụng vốn sẽ không được đánh giá đúng và có so sánh, đối chiếu. “Việc không có bảng cân đối tiêu chuẩn sẽ không có sự minh bạch, phần lớn các khoản bão lãnh bị sử dụng sai mục đích, và không tính toán được chi phí cơ hội.”
Cùng với mảnh ghép còn thiếu này, ông Dag Detter cho rằng cần bổ sung thêm về cách thức quản lý. Ông kiến nghị việc hợp tác công tư PPP thường quá đắt và đòi hỏi lợi nhuận cao từ đối tác tư nhân. Ủy ban có thể liên kết về lợi ích để đầu tư duy tu, bảo dưỡng.
Mô hình phòng ban: Nghi ngại dẫm lên vết xe đổ của mô hình SASAC
Đánh giá cao về việc thành lập Siêu Ủy ban, ông William P. Marko, chuyên gia từ WorldBank cho rằng đây là một bước cải cách quan trọng so với tình trạng phân tán các cấu thành của quản trị DNNN. Tại Hội thảo, ông Marko đã chỉ ra sẽ còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết khi thành lập Siêu Ủy ban như việc lựa chọn giữa tối đa hóa giá trị vốn hay tài sản nhà nước tại DNNN.
“Nhiệm vụ này nhiều khi khó thực hiện, ví dụ mục tiêu tối đa hóa giá trị có thể khuyến khích đầu tư ngoài ngành. Tối đa hóa giá trị tài sản cũng có thể khiến cho đại diện chủ sở hữu nhà nước sa đà vào việc mua bán, sử dụng và định đoạt tài sản. Vì vậy, nhiệm vụ thích hợp ở đây là tối đa hóa giá trị vốn nhà nước.”
Một vấn đề quan trọng khác được ông Marko khuyến nghị liên quan đến cơ cấu tổ chức. Siêu ủy ban 240 tỷ USD này dự kiến sẽ được cơ cấu 6 phòng ban mà theo ông Marko “có vẻ không còn cần thiết và phù hợp với phương thức quản trị hiện đại”, bao gồm Ban Đầu tư tài chính, Ban Phân tích, dự báo, kế hoạch và đầu tư chiến lược, Ban Đầu tư phát triển hạ tầng và năng lượng, Ban Công nghệ thông tin và truyền thông, Ban Công nghiệp chế tác, Ban Đầu tư và Phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp, Văn phòng Ủy ban và Tổ chức Đảng, Công đoàn và các tổ chức chính trị- xã hội khác.
Theo chuyên gia này, nên tổ chức cơ quan chuyên trách thành các nhóm nhỏ 3 người, mỗi nhóm gồm 1 người chính, 1 người dự bị và một trợ lý nghiên cứu. Mỗi nhóm như vậy phụ trách 1-3 tập đoàn, tổng công ty. Như vậy có thể chỉ cần 16 nhóm 3 người: 2 nhóm phụ trách ngành thực phẩm, bia; 1 nhóm phụ trách ngành giấy, lâm nghiệp, 1 nhóm ngành thuốc lá, dược phẩm, 2 nhóm viễn thông, 1 nhóm cho hàng không, 1 nhóm cho vận tải… “Sự kết hợp của nhóm chuyên nghiệp, có trình độ với người đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp là đủ để thực hiện quyền sở hữu nhà nước đối với các tập đoàn, tổng công ty.”, ông Marko nhận định.
Đánh giá về mô hình mà ông Marko đề xuất, Ts. Cấn Vãn Lực cho rằng đây rõ ràng là một mô hình khả thi hơn,l hiệu quả hơn, là theo các nhóm chuyên môn, thay vì các phòng ban vì phòng ban hành chính trì trệ. Theo ông Lực, Việt Nam khi thành lập tổ chức này sẽ cần rút kinh nghiệm từ 2 cơ quan gồm SCIC và SASAC. SCIC chưa hiệu quả như mong muốn còn SASAC của Trung Quốc cũng chưa thành công vì can thiệp chính trị quá lớn. Hiện ông Cấn Văn Lực phân vân giữa mô hình ủy ban hoặc quỹ. Mô hình Ủy ban thì hành chính hơn.
Trong tổ chức của Ủy ban, ông Lực cũng kiến nghị ngoài hội đồng tư vấn, cần có hội đồng đầu tư sẽ quyết định đầu tư vào đâu, như thế nào, trong bao lâu, hai là hội đồng quản lý, gồm đại diện một số DNNN lớn, hay một số bộ ngành lớn. Ông Lực cũng nhấn mạnh con người mới quyết định tất cả. SCIC chưa hiệu quả chủ yếu do con người mà cụ thể là gắn với câu chuyện về cơ chế tuyển dụng và bổ nhiệm; cơ chế động lực với người làm như lương bổng, trách nhiệm. Nếu thua lỗ người ra quyết định có bị trừ lương, cách chức hay không.
Đáng lưu ý, hiện nay trong Điều 12 Dự thảo Nghị định quy định “cơ quan chuyên trách quyết định cử, bãi nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng… và các quyền lợi khác của người đại diện phần vốn nhà nước”. Đây có thể được coi là quy định “quá đà”, đặc biệt là trong trường hợp của công ty cổ phần với quyền hạn của nhiều cổ đông khác.(NDH)
Vietcombank đề xuất đầu tư 3.000 tỷ đồng trái phiếu đô thị của TPHCM
Bên cạnh đó, Vietcombank cũng mong muốn được tham gia phục vụ các dịch vụ tài chính cho các doanh nghiệp trên địa bàn như các dịch vụ thanh toán, thẻ, thu/chi hộ ngân sách…
Bên cạnh đó, ông Thành cũng kiến nghị lãnh đạo thành phố hỗ trợ Vietcombank đẩy nhanh quá trình xử lý tài sản, thu hồi nợ xấu, giúp khơi thông nguồn vốn phục vụ cho phát triển kinh tế; ủng hộ chủ trương về địa điểm cho một số chi nhánh trên địa bàn chưa có trụ sở hoạt động.
Ông Thành nhấn mạnh, với định hướng của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Vietcombank đã xác định tầm nhìn và mục tiêu chiến lược đến năm 2020 là trở thành ngân hàng số 1 tại Việt Nam, một trong 300 tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới, được quản trị theo các thông lệ quốc tế tốt nhất. Để từng bước hiện thực hóa mục tiêu đó, đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống Vietcombank, trong đó có vai trò quan trọng của các Chi nhánh Vietcombank trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Với mục tiêu phát triển đưa Thành phố Hồ Chí Minh có vị thế hàng đầu khu vực, phấn đấu trở lại vị trí số 1 Đông Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai chiến lược hành động với việc thực hiện 7 chương trình đột phá, trong đó có đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực cạnh tranh (tái cơ cấu doanh nghiệp). Bí thư Thành ủy tin tưởng rằng Vietcombank sẽ tiếp tục khẳng định vai trò ngân hàng đầu tầu, hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và tiếp tục đồng hành cùng sự phát triển của thành phố.
Lãnh đạo thành phố mong rằng Vietcombank sẽ nghiên cứu về chính sách để có đầu tư mở rộng, tăng tỷ trọng doanh thu về dịch vụ ngân hàng, từng bước đóng góp vào việc nâng cao chất lượng tăng trưởng của thành phố.
Đối với các kiến nghị của Vietcombank, lãnh đạo thành phố nhất trí chủ trương giao Ủy ban Nhân dân Thành phố và các đơn vị liên quan làm việc cụ thể với Vietcombank về các vấn đề như sử dụng các dịch vụ ngân hàng của Vietcombank, vay vốn và phát hành trái phiếu phục vụ các công trình trọng điểm của thành phố, xử lý nợ xấu, hỗ trợ địa điểm hoạt động (Vietnamplus)
Tập đoàn Hàn Quốc muốn đầu tư phát triển hạ tầng tại TP Hồ Chí Minh
Đây được xem là công trình biểu tượng của Tập đoàn trong phát triển hạ tầng tại thành phố.
Ngoài ra, GS E&C đang nỗ lực thực hiện các dự án tại Thủ Thiêm và Nhà Bè; trong đó, dự án Khu đô thị mới Nhà Bè đã được Thành phố Hồ Chí Minh chấp thuận, mong muốn thành phố sẽ tháo gỡ những vướng mắc về bàn giao mặt bằng và di dời lưới điện để nhanh chóng triển khai.
Tại buổi làm việc, đại diện GS E&C cho biết hiện tập đoàn đang nghiên cứu để có thể tham gia dự án tuyến metro số 2 (Bến Thành-Tham Lương) và metro số 5 (bến xe Cần Giuộc mới-cầu Sài Gòn); trong đó tuyến metro số 5 đang được tập đoàn tiến hành các bước đàm phán cụ thể.
“Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang có những cải cách hành chính mạnh mẽ, tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư. GS E&C mong muốn tham gia vào nhiều dự án khác để phát triển hạ tầng cho thành phố; trong đó có lĩnh vực hạ tầng giao thông như xây dựng các tuyến metro,” ông Huh Myung Soo khẳng định.
Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, đánh giá cao những đóng góp của GS E&C đối với phát triển hạ tầng tại thành phố; trong đó có Dự án Tân Sơn Nhất-Bình Lợi-Vành Đai Ngoài.
Đối với dự án Khu đô thị mới Nhà Bè, ông Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh Thành phố Hồ Chí Minh sẽ nỗ lực thực hiện công tác bồi thường, di dời, tái định cư cho người dân để sớm bàn giao mặt bằng cho GS E&C triển khai dự án.
Những công tác này đang được thành phố gấp rút thực hiện và dự kiến sẽ hoàn thành trước tháng 11/2016.
Bên cạnh đó, ông Nguyễn Thành Phong cũng mong muốn GS E&C sẽ tiếp tục tham gia các dự án hạ tầng khác tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Đối với các dự án metro mà tập đoàn muốn tham gia, các cơ quan chức năng của Thành phố sẽ có những trao đổi, làm việc cụ thể với tập đoàn, trên tinh thần Thành phố Hồ Chí Minh mong muốn và tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tham gia phát triển hạ tầng giao thông, góp phần giải quyết các tồn tại của giao thông thành phố