Vốn FDI vào Việt Nam sắp cán mốc 15 tỷ USD
Quốc hội Việt Nam sẽ sớm xem xét phê chuẩn Hiệp định TPP
Chủ tịch nước và Đoàn đại biểu cấp cao thăm Brunei Darussalam
Công bố nguyên nhân cả nghìn tấn cá chết ở Đồng Tháp
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh chiều 25-08-2016
- Cập nhật : 25/08/2016
Xuất khẩu gạo sang châu Âu: Quan trọng là gạo phải ngon
Ngay sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) có hiệu lực, EU sẽ chấp nhận dành cho Việt Nam hạn ngạch xuất khẩu khoảng 100.000 tấn gạo/năm với thuế suất 0%.
Tuy nhiên, hiện Việt Nam mới chỉ xuất khẩu sang thị trường này khoảng 24.000 tấn/năm bởi chưa thực sự cạnh tranh được với gạo của các quốc gia khác.
Theo báo cáo của Trung tâm WTO (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI), ngay sau khi EVFTA có hiệu lực, với mặt hàng gạo xay xát, gạo chưa xay xát và gạo thơm, EU sẽ áp dụng hạn ngạch thuế quan.
Cụ thể, mặc dù gạo là mặt hàng nhạy cảm nên nhiều nước áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu, thậm chí không mở cửa thị trường trong đàm phán FTA, nhưng với EVFTA, EU đã chấp nhận dành cho Việt Nam hạn ngạch tương đương khoảng 100.000 tấn/năm với thuế suất 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực (gấp hơn 3 lần mức hiện nay Việt Nam đang xuất sang EU là khoảng 24.000 tấn/năm).
Ngoài ra, gạo tấm xuất khẩu vào EU không có hạn ngạch và sẽ được xóa bỏ thuế theo lộ trình; sản phẩm từ gạo hạt cũng sẽ được EU đưa về mức thuế 0% trong vòng 7 năm.
Theo các phân tích, với cam kết này, riêng đối với gạo (trừ gạo tấm), mức giảm thuế của EU giúp doanh nghiệp Việt Nam tiết kiệm được gần 17 triệu EUR (khoảng 20 triệu USD) tiền thuế một năm.
Gạo Việt “lép vế” ở trời Âu
Với thâm niên 20 năm xuất khẩu gạo, Việt Nam từ những bước đi chập chững đã vươn lên vị trí thứ 3 về xuất khẩu gạo trên thế giới. Song, mấy năm trở lại đây, gạo Việt đang trên đà đi xuống khi liên tiếp gặp phải những khó khăn như thị trường xuất khẩu thu hẹp, cạnh tranh gay gắt bởi các nước tăng cường sản xuất gạo. Hơn nữa, trong khi các nước tăng cường sản xuất gạo chất lượng cao thì Việt Nam vẫn còn trồng lúa có năng suất cao. Điều này đã khiến cho giá và lượng gạo xuất khẩu giảm mạnh.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), nếu tại thị trường Mỹ năm 2014, Việt Nam bán được 70.000 tấn, Thái Lan bán được 400.000 tấn gạo thì ngay năm sau đó, Thái Lan vẫn duy trì được con số này trong khi Việt Nam sụt giảm lượng gạo xuất khẩu chỉ còn 44.000 tấn. Tương tự, gạo Việt xuất khẩu vào thị trường EU cũng giảm dần từ 24.000 tấn xuống còn 20.000 tấn năm 2014 và 18.000 tấn năm 2015. Nguyên nhân sâu xa của tình trạng này là do gạo Việt đang bị gạo Campuchia, Thái Lan giành mất thị phần.
Ông Đặng Hoàng Hải, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu cho biết, sản lượng gạo của Việt Nam từ trước đến nay xuất khẩu sang châu Âu luôn ở mức khiêm tốn.
Mặc dù Việt Nam cùng với Thái Lan và Ấn Độ là 3 quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, nhưng không thể phủ nhận thực tế gạo thơm Thái Lan đã trở nên quá quen thuộc với các khách hàng châu Âu nói chung và thị trường 28 nước thuộc EU nói riêng, trong khi gạo Việt Nam mới đang ở bước xây dựng hình ảnh.
“Sau sự kiện Brexit, các nước châu Âu đều đang tiết kiệm nên việc nhập khẩu gạo giảm là điều đương nhiên. Khi nào EVFTA có hiệu lực thì ngành gạo mới có thể kỳ vọng vào việc đạt được con số ấn tượng hơn”, ông Đặng Hoàng Hải nói.
Câu chuyện nâng cao chất lượng gạo
Thị trường EU là thị trường có nhu cầu về gạo cao cấp với yêu cầu rất khắt khe từ chất lượng sản phẩm tới các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, uy tín của doanh nghiệp, quy trình sản xuất... Vì vậy, muốn xâm nhập thị trường này, cần phải có những hiểu biết về thói quen và sở thích của người tiêu dùng cũng như nhu cầu của thị trường.
Ông Đặng Hoàng Hải cho rằng, người châu Âu sử dụng gạo trong bữa ăn hằng ngày ít hơn người châu Á và châu Phi. Không những thế, họ lại ưa chuộng loại gạo thơm hơn, chất lượng cao hơn các loại gạo mà Việt Nam đang xuất khẩu. Chính vì thế, lượng gạo của Việt Nam xuất khẩu sang châu Âu thấp, chỉ mang tính chất “qua lại” là chính.
Chuyên gia nông nghiệp Võ Tòng Xuân cho rằng sau mấy chục năm phát triển mạnh mẽ, gạo Việt lại quay về với câu chuyện nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu để giữ thị phần. Rất khó để được như Thái Lan nhưng chúng ta có thể tham khảo cách làm mà Campuchia -một nước đi sau đang làm, bởi không phải tự nhiên mà quốc gia này nổi lên như một “hiện tượng” trong lĩnh vực sản xuất lúa gạo. Chỉ mới đặt chân vào lĩnh vực này 5 năm mà gạo Campuchia đã nổi tiếng trên thế giới khi 3 năm liên tiếp đạt danh hiệu gạo ngon nhất thế giới và có tới 8 thương hiệu để trưng bày tại một hội chợ thương mại lương thực lớn được tổ chức ở Bangkok (Thái Lan).
“Người nông dân không thích trồng giống lúa dài ngày, năng suất thấp. Việt Nam vẫn sản xuất chạy theo sản lượng, một năm 3 vụ, mỗi vụ năng suất khoảng 4-6 tấn/ha. Như vậy không thể nào có giống ngon được. Nếu có ngon thì cũng dẻo dẻo chút thôi chứ không thể bằng gạo Campuchia được”, ông Võ Tòng Xuân chia sẻ.
Nói đi cũng phải nói lại, thực tế, thời gian qua, đã có nhiều chương trình xúc tiến thương mại gạo Việt Nam tại các thị trường lớn của EU như Pháp và Hà Lan. Tập đoàn Lộc Trời (tên gọi mới của Công ty CP Bảo vệ thực vật An Giang) là một dẫn chứng. Doanh nghiệp này đã đầu tư mạnh cho hoạt động chế biến lúa gạo với việc xây dựng hệ thống nhà máy đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của châu Âu.
Tháng 11/2015, sản phẩm gạo “Hạt Ngọc Trời - Thiên Long”, làm từ giống lúa AGPPS103 của Tập đoàn Lộc Trời đã thắng giải TOP 3 gạo ngon nhất thế giới - giải thưởng của The Rice Trader, được xem như “một Oscar” của ngành lúa gạo quốc tế. Đó cũng là lý do dòng gạo cao cấp này xuất khẩu được với mức giá khoảng 700 USD/tấn, cao hơn nhiều mức gạo trắng thông thường, chỉ bán với mức giá 370-380 USD/tấn.
“Chuyển dịch thói quen sản xuất cho thị trường cấp thấp sang dần thị trường cấp cao là việc không hề đơn giản, nhưng các nhà hoạch định chiến lược, doanh nghiệp và người nông dân đều đã có chung nhận thức về vấn đề này. Tất cả vì mục tiêu gạo Việt cạnh tranh sòng phẳng được với sản phẩm gạo của các quốc gia xuất khẩu khác tại thị trường EU”, ông Đặng Hoàng Hải nói.(chinhphu.vn)
Bộ Công Thương sẽ bãi bỏ hàng loạt quy định gây khó doanh nghiệp?
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, Bộ đang tiến hành rà soát, lấy ý kiến các đơn vị, chức năng để kiến nghị Chính phủ bãi bỏ một loạt quy định đang gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Chiều 23/8, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã làm việc với người đứng đầu các Cục, Vụ, Viện và các đơn vị có liên quan về việc rà soát các quy định hiện hành, những vấn đề đang gây bức xúc trong dư luận, cộng đồng doanh nghiệp thời gian qua.
Theo đó, Bộ trưởng cho biết sẽ kiến nghị Chính phủ các giải pháp nhằm tháo gỡ và sửa đổi hoặc bãi bỏ những vướng mắc tại Nghị định 19 cho doanh nghiệp kinh doanh khí; cân nhắc bãi bỏ quy định về giấy xác nhận trong kinh doanh hóa chất, nhập khẩu ô tô theo Thông tư 20 ; đồng thời phối hợp với Hiệp hội Dệt may tháo gỡ những bất cập trong việc kiểm tra mẫu vải quy định tại Thông tư 37…
Hiện nay, Vụ Pháp chế đang tập hợp ý kiến, xây dựng, chỉnh sửa để có thể ban hành dự thảo sớm nhất, dự kiến ngay trong tháng 9 hoặc tháng 10 tới đây.
Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng sẽ tiếp tục rà soát kiến nghị Chính phủ các giải pháp hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đồng bộ trên cơ sở tuân thủ các quy luật kinh tế, loại bỏ các nút thắt thể chế đang làm sai lệnh méo mó thị trường. Đồng thời, sẽ tạo sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp, bảo đảm sự cạnh tranh, đơn giản hóa thủ tục tiến tới mục tiêu đảm bảo quyền lợi tối cao cho người tiêu dùng.
Việc cải cách các thủ tục hành chính, tháo gỡ cho doanh nghiệp, theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, chính là thực hiện theo thông điệp của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc mới đây: “doanh nghiệp là động lực của phát triển kinh tế”.(Bizlive)
Sẽ đánh giá tài sản quốc gia
Vấn đề quản lý tài chính công, tài sản công rất rộng nhưng độ phủ của Kiểm toán Nhà nước còn hạn chế. Chúng ta kiểm soát chưa hết nhất là liên quan đến tài sản công.
Đánh giá tài sản quốc gia là bao nhiêu kỳ này chúng ta phải làm, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đánh giá như vậy tại buổi làm việc với lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước sáng 23/8.
Ông Phùng Quốc Hiển cho rằng, kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước thời gian qua là căn cứ quan trọng giúp Quốc hội Chính phủ quản lý, giám sát, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài chính công và nguồn lực quốc gia; xem xét, quyết định các nội dung về kinh tế, tài chính và nguồn lực của đất nước. Quốc hội luôn quan tâm và tập trung giám sát việc thực hiện các kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, kinh tế nước ta sau nhiều năm tăng trưởng nhanh, mạnh thì thời gian gần đây có xu hướng chậm lại, dư địa tăng trưởng ngày một hẹp lại và những yếu tố liên quan đến vấn đề nợ công, nợ xấu cản trở sự phát triển. Hiệu quả đầu tư còn thấp. Vấn đề quản lý doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước; quản lý đất đai, tài nguyên bộc lộ nhiều yếu kém,...
Ngoài ra, kỷ luật tài chính kém, việc quản lý tài chính công, tài sản công còn chưa hiệu quả.
Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra với Kiểm toán Nhà nước là phải kiểm soát chặt chẽ tài sản quốc gia, phải ngăn chặn, phòng ngừa tham nhũng, thất thoát lãng phí, xây dựng và hướng tới xây dựng nền tài chính quốc gia minh bạch, bền vững.
Kiểm toán Nhà nước phải làm việc trên nguyên tắc độc lập và tuân thủ pháp luật (theo tinh thần Hiến pháp) và phải làm đúng quy trình (từ xây dựng kế hoạch đến tổ chức thực hiện và đưa ra kết luận, kiến nghị lấy hiệu quả, chất lượng làm chính, tránh hình thức).
Bởi, bên cạnh những kết quả đạt được Kiểm toán Nhà nước vẫn tồn tại một số hạn chế, như vấn đề quản lý tài chính công, tài sản công rất rộng nhưng độ phủ của Kiểm toán Nhà nước còn hạn chế. Chúng ta kiểm soát chưa hết nhất là liên quan đến tài sản công. Đánh giá tài sản quốc gia là bao nhiêu kỳ này chúng ta phải làm, bên cạnh đó là những khoản đầu tư. Hiện nay, chúng ta chủ yếu thực hiện kiểm toán tài chính và kiểm toán tuân thủ còn kiểm toán hoạt động còn thiếu.
Một hạn chế nữa là tính pháp lý của báo cáo kiểm toán chưa cao, tỷ lệ thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của các đơn vị được kiểm toán còn thấp. Vẫn còn tình trạng vi phạm điều 8 của Luật KTNN, sách nhiễu báo cáo sai lệch.
Từ những hạn chế nêu trên, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị Kiểm toán Nhà nước tiếp tục củng cố bộ máy tổ chức cán bộ, nâng cao số lượng cuộc kiểm toán mỗi năm; đẩy mạnh, tăng cường kiểm toán hoạt động và toán chuyên đề đi sâu kiểm toán các vấn đề đang được dư luận quan tâm như vấn đề BOT, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý sử dụng tài sản công,...
Cùng với đó đi sâu phân tích, đánh giá kết quả kiểm toán, công khai minh bạch kết quả kiểm toán.
Kiểm toán Nhà nước cho hay, kết quả đến 15/8/2016, cơ quan này đã triển khai 161/223 đoàn kiểm toán, kết thúc 115/223 đoàn kiểm toán; cung cấp 7 bộ hồ sơ, tài liệu kiểm toán cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát và thực hiện tố tụng.
Tổng hợp sơ bộ kết quả từ 79 báo cáo kiểm toán đã phát hành và trình xét duyệt cho thấy, tổng số kiến nghị xử lý tài chính là 7.240 tỷ đồng, trong đó: tăng thu cho ngân sách 1.137 tỷ đồng, giảm chi 2.093 tỷ đồng, xử lý tài chính khác 4.010 tỷ đồng.(Vietnamnet)
Minh bạch quyết định hiệu quả của khu vực kinh tế nhà nước
Hầu hết các chuyên gia kinh tế cho rằng, việc minh bạch là yếu tố hàng đầu quyết định hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế nhà nước.
Chiều 23/8, Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Ngân hàng thế giới (WB) tổ chức hội thảo "Cơ quan chuyên trách đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Kinh nghiệm quốc tế và bài học với Việt Nam", nhằm chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong việc thành lập ủy ban quản lý, giám sát vốn nhà nước.
Tại hội thảo, hầu hết các chuyên gia kinh tế cho rằng, việc minh bạch là yếu tố hàng đầu quyết định hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế nhà nước.
Phát biểu tại hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM, cho rằng, lâu nay, tại Việt Nam thường nói đến huy động vốn phát triển tư nhân,vốn ODA nhưng khu vực kinh tế nhà nước với tài sản khổng lồ, lớn hơn quy mô nền kinh tế lại chưa được nhắc đến.
Khu vực kinh tế nhà nước là khu vực nhiều tài sản, góp phần tạo ra sự thịnh vượng cho quốc gia.
Ông Dag Detter, chuyên gia cố vấn của WB cho rằng, việc quản lý tốt tài sản thương mại nhà nước có thể giúp thực hiện mục tiêu hiện đại hóa của Việt Nam.
Hiện nay, tăng trưởng GDP đang chậm lại với mức 5,9%; thâm hụt ngân sách cao hơn với mức 6,1%.
Nợ công tăng nhanh trong khi các dòng vốn không ổn định.
Đối với tài sản công, năng suất thấp ở tất cả các ngành trọng yếu.
Lượng tài sản công lớn chưa liệt kê ở các địa phương, gồm tài sản cố định và tài sản phục vụ hoạt động kinh doanh.
Nhà nước cần quản trị chuyên nghiệp của khối kinh tế công, cần tách riêng quản trị nhà nước ra khỏi chức năng khác của Chính phủ, đặc biệt là chức năng điều tiết.
“Ở Thụy Điển vào năm 1990, chúng tôi phải xử lý, tái cơ cấu khối ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước với khoảng 63 tổng công ty ở các ngành khác nhau từ năng lượng, ngân hàng, bia rượu... Sau 3 năm cải tổ, chúng tôi đạt hiệu suất gấp 2 lần. Chúng tôi đã cải tiến doanh nghiệp nhà nước và tạo ra hiệu ứng tốt”, ông Dag Detter cho biết.
Cũng theo ông Dag Detter, Việt Nam cần cải cách tốt về thể chế thì mới có thể thành công.
Nếu có gì chưa hoàn hảo, cần tìm xem nguyên nhân, ví dụ tính minh bạch, ảnh hưởng chính trị hay mục tiêu đặt ra không rõ ràng.
Hàng triệu người trong khối kinh tế tư nhân làm tốt còn khối kinh tế nhà nước làm được hay không không phụ thuộc vào ý chí cải cách của nhà nước. Việc xây dựng bảng cân đối kế toán cũng vô cùng quan trọng trong quản lý tài sản công.
Theo chuyên gia WB William P.Mako, khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam có thể phát triển hơn nữa.
Tuy nhiên, cơ chế quản trị còn manh mún, mỗi bộ ngành chủ quản, quản lý một vài tập đoàn, tổng công ty.
Ông William P.Mako cho rằng, Dự thảo nghị định về Ủy ban giám sát vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp là một bước cải cách quan trọng so với tình trạng phân tán các cấu thành quản trị doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay.
Theo đó, nhà nước cần giải quyết các vấn đề như làm thế nào tách bạch rõ ràng thực hiện quyền sở hữu nhà nước với quản lý nhà nước về kinh tế; vốn nhà nước hay tài sản nhà nước; xử lý mối quan hệ với cơ quan nhà nước khác trong quản lý, giám sát doanh nghiệp nhà nước...
Về cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên trách với 6 ban chuyên môn, ông William P.Mako nhận xét, sẽ cồng kềnh, lãng phí hoặc có thể trở thành bộ máy quan liêu can thiệp hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp.
Nếu áp dụng kinh nghiệm thực hiện quyền sở hữu của Bộ Công nghiệp Thụy điển thì nên tổ chức cơ quan chuyên trách thành các nhóm 3 người, phụ trách từ 1đến 3 tập đoàn, tổng công ty cùng nhóm ngành