Xuất khẩu gạo sang châu Âu: Quan trọng là gạo phải ngon
Bộ Công Thương sẽ bãi bỏ hàng loạt quy định gây khó doanh nghiệp?
Sẽ đánh giá tài sản quốc gia
Minh bạch quyết định hiệu quả của khu vực kinh tế nhà nước
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Không ai có quyền can thiệp vào "siêu ủy ban"
- Cập nhật : 24/08/2016
(Yeu nhan)
"Việc tách chức năng sở hữu vốn Nhà nước khỏi chức năng quản lý doanh nghiệp là có quyết tâm chính trị rất cao của lãnh đạo Chính phủ, thậm chí được đưa vào Nghị quyết. Về chính thống không ai nói ngược quan điểm này. Quyết tâm của Chính phủ đặt ra là không để các Bộ, địa phương có thể can thiệp trái pháp luật vào cơ quan này cả!”
Đây là khẳng định của ông Đặng Huy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) xung quanh nghi ngại về quyết tâm chính trị của Việt Nam khi cải cách khu vực doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) và việc có hay không sự can thiệp thô bạo, có chủ đích vào hoạt động của cơ quan chuyên trách quản lý vốn Nhà nước sau khi tách khỏi quản lý các Bộ, ngành.
Vốn Nhà nước đang là “của chung không ai xót”
Tại Hội thảo tạo lập cơ quan chuyên trách đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (DN) vừa được tổ chức tại Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) vừa qua, Thứ trưởng Đông khẳng định: Về việc lập cơ quan chuyên trách quản lý vốn Nhà nước, đây là mô hình không mới nhưng trước thách thức chúng ta không làm được ở SCIC và việc quản lý hiệu quả theo mô hình mới, chúng ta phải nghiên cứu cách thức nào làm cho phù hợp.
Tại hội thảo trên, các chuyên gia quốc tế băn khoăn về quyết tâm cải tổ khu vực công của các Việt Nam, trong đó có bản thân các lãnh đạo DN, tập đoàn.
"Bắt đầu từ đâu và chúng tôi cần sự tham gia đóng góp ý kiến của các chuyên gia kinh tế trong nước, nhất là kinh nghiệm của các chuyên gia từ Ngân hàng thế giới về xây dựng mô hình nào phù hợp, cách thức quản lý ra sao và thước đo nào cho hiệu quả. Hiện dư luận đang hiểu chưa đúng về việc tách bạch quyền sở hữu và quyền quản lý tài sản Nhà nước. Có người hiểu tách ra là từ nhiều bộ thành một bộ, trở thành siêu bộ làm thay nhiệm vụ của các bộ kia. Tôi khẳng định không phải như vậy. Trước kia mỗi bộ quản lý một ít DNNN, thậm chí tại một DNNN, có sự tham gia của nhiều bộ ngành nên khi xảy ra thất thoát, không biết quy trách nhiệm cho ai, của chung không ai xót", Thứ trưởng Đông khẳng định.
Theo ông Đông, việc quản lý như hiện nay dẫn đến sự méo mó thị trường vì, nếu cùng một lĩnh vực khai khoáng, nhưng một DNNN nằm ở Bộ Công Thương và một DN tư nhân, nếu DN tư nhân vi phạm môi trường bị xử lý rất nghiêm, còn DNNN thuộc bộ thì không.
Việc tách ra sẽ giải quyết được vấn đề này, không có việc bộ, ngành đưa chính sách để DN của mình hưởng lợi hoặc bao che nữa. Tách ra các bộ chuyên ngành chỉ chuyên tâm về quản lý chuyên ngành theo chức năng quản lý Nhà nước và dù DNNN hay DN tư nhân vi phạm sẽ vẫn bị xử lý như nhau.
Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT, hiện nay có luồng dư luận cho rằng, siêu ủy ban, ủy ban là hành chính Nhà nước hay quản lý vốn quá lớn. Tôi khẳng định, đây mới chỉ là tên gọi ban đầu và dự thảo Nghị định cần đưa ra để đóng góp, bàn thảo.
"Bộ hay siêu bộ là chúng ta tính trong tương quan nền kinh tế của chúng ta thôi, trên thế giới có nhiều tập đoàn to gấp đôi, gấp 3. Về siêu bộ, đây là cách hiểu sai, lập một cơ quan quản lý chuyên về nghiệp vụ kinh tế của các DNNN không giống như các bộ hiện làm 2 việc một lúc như hiện nay. Không thể gọi là siêu bộ mà nó chỉ thực hiện chức năng được giao", ông Đông nhấn mạnh.
Về băn khoăn các lãnh đạo DNNN có sẵn sàng nhường ghế, chia vai trong quản lý khi bị thua thiệt hay không. Nhiều DNNN cho hay, họ đang phải 1 cổ 5, 6 tròng, nhiều DNNN cũng muốn trả lời về một nơi thôi chứ không phải làm 6-7 bản báo cáo như hiện nay. Việc lập cơ quan chuyên trách, chắc chắn sẽ gặp phải trở lực lớn từ lợi ích nhóm như hoạt động của Tổng công ty Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) trong thời gian qua, và vấn đề này đã được luật hóa.
Về việc có can thiệp chính trị vào các hoạt động của cơ quan chuyên trách hay không, ông Đông nhấn mạnh: “Quyết tâm của Chính phủ đặt ra là không để các Bộ, địa phương có thể can thiệp trái pháp luật vào cơ quan này cả. Điều này đã được Chính phủ công bố và các cơ quan Chính phủ đang chỉ đạo hành động theo cách đó”.
Sasac hay Temasek, lựa chọn nào cho Việt Nam?
Về mô hình của cơ quan chuyên trách, nhiều chuyên gia cho hay hiện Trung Quốc có mô hình Sasac, họ có thành công và có thất bại, thất bại của họ là để cơ quan địa phương, bộ ngành can thiệp nhiều vào hoạt động nghiệp vụ của mình; lãnh đạo vẫn hưởng lương, quản lý theo kiểu hành chính. Còn mô hình Temasek (Singapore) được xem là thành công nhất vì hoạt động mô hình quỹ đầu tư, mọi hoạt động kinh tế tách bạch và được kiểm soát bằng cơ chế kinh tế thị trường.
Theo các chuyên gia, Việt Nam không thể áp đặt cả hai mô hình trên bởi kinh tế Việt Nam có khác biệt. Quy mô nền kinh tế, trong đó có khu vực DNNN của Việt Nam không to, không rộng và không lớn như Trung Quốc nên không thể lấy mô hình còn khiếm khuyết của Sasac để áp dụng. Còn đối với Temasek, sở dĩ thành công ở Singapore vì nước này có hệ thống pháp luật hiện đại, đồng bộ và chặt chẽ. Chính vì thế, Việt Nam phải học hỏi, gạn lọc và xây dựng mô hình riêng phù hợp.
Theo Thứ trưởng Đông, Sasac hay Temasek hay nhân thêm một SCIC nữa thì cũng cần phải nghiên cứu và xem xét. Tôi thấy rằng các mô hình trên khác hẳn với Việt Nam. Temasek thừa vốn, họ đi kinh doanh vốn, nên làm theo họ thuần túy không đúng. Làm như SCIC thời gian qua là không ổn, đi đầu tư cả vào thương mại thuần túy. Phải đảm bảo nguyên tắc cạnh tranh, công bằng, minh bạch, trách nhiệm giải trình là không thể thay đổi.
"Khi lập cơ quan chuyên trách, DNNN khác DN tư nhân cái gì cần làm rất rõ. DNNN chỉ làm, những việc khu vực tư nhân không tham gia. Không hà cớ gì phải nhảy ra cạnh tranh với DN tư nhân trong lĩnh vực mà DN tư nhân làm được, làm tốt để rồi các bộ, ngành lại xây dựng các chính sách bảo hộ, ưu đãi các DN trên một cách phi thị trường”, Thứ trưởng Đông nói.