tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh trưa 24-04-2016

  • Cập nhật : 24/04/2016

Áp lực nợ công và thâm hụt ngân sách tăng cao

ap luc no cong va tham hut ngan sach tang cao

Áp lực nợ công và thâm hụt ngân sách tăng cao

Ngày 22-4, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) vừa công bố báo cáo kinh tế vĩ mô quý I-2016.

Theo đánh giá của CIEM, những năm gần đây ngân sách Nhà nước (NSNN) có mức thâm hụt ngày càng tăng. Bội chi NSNN đã tăng từ mức 4,4% GDP năm 2011 lên mức 6,1% GDP năm 2015, cao hơn giới hạn 5% theo quy định của Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011-2020.

Cũng do bội chi NSNN tăng cao, nợ công cũng tăng nhanh trong giai đoạn 2011-2015 (từ mức 50,1% GDP lên 62,2% GDP), tiệm cận giới hạn 65% theo quy định của Luật Quản lý nợ công. Năm 2015 cũng là năm dư nợ Chính phủ đạt 50,3%, cao hơn giới hạn 50% theo quy định.

CIEM cũng dẫn ra số liệu so sánh với một số nước trong khu vực. Theo đó, Việt Nam có mức thâm hụt NSNN lớn hơn khá nhiều. Cụ thể, năm 2015 thâm hụt NSNN của Việt Nam là 6,9% GDP, trong khi của Thái Lan là 1,2% GDP, Indonesia là 2,3% GDP, Campuchia là 2% GDP.

Theo dự báo, mặc dù bội chi NSNN của Việt Nam có xu hướng giảm trong những năm tới nhưng đến năm 2020, mức bội chi so với GDP của Việt Nam vẫn cao hơn nhiều so với các nước tương đồng trong ASEAN.

Một điểm đáng lưu ý trong điều hành NSNN của Chính phủ những năm gần đây là chi đầu tư ngày càng giảm, chi thường xuyên và chi khác tăng lên. Là một nền kinh tế có mức thu nhập trung bình thấp, đầu tư công là rất quan trọng để tạo nền tảng kinh tế - kỹ thuật cho nền kinh tế. Do đó, tỉ lệ chi đầu tư thấp như vậy cũng là một điều đáng lo ngại.

CIEM cũng cho rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do công tác điều hành NSNN lỏng lẻo. Chính điều này đã làm cho các quyết định chi tiêu hay vay nợ trở nên dễ bị tùy tiện và lạm dụng.

Thực trạng này đặt ra lo ngại rằng, Bộ Tài chính đã không thể quản lý, kiểm soát và thống kê đầy đủ, kịp thời các khoản nợ hiện đang nằm rải rác ở nhiều bộ ngành, địa phương và doanh nghiệp Nhà nước (DNNN). Nợ của của các DNNN là một rủi ro tiềm ẩn và thực tế Chính phủ đã phải gánh vác nhiều khoản nợ của DNNN trong giai đoạn vừa qua. 


Hỏa hoạn thiêu rụi chợ người Việt ở biên giới Czech - Đức

Một đám cháy lớn thiêu rụi khu chợ của người Việt tại Czech, sát biên giới với Đức, nhưng may mắn không gây thương vong. 
hoa hoan xuat phat tu mot quay hang nam sat duong, cach bien gioi chi vai tram met. anh: thoibao.de

Hỏa hoạn xuất phát từ một quầy hàng nằm sát đường, cách biên giới chỉ vài trăm mét. Ảnh: Thoibao.de

Trang Thời báo của cộng đồng người Việt tại Đức dẫn lời cảnh sát cho biết hỏa hoạn bùng lên ở Rozany lúc 6h30 sáng 21/4 từ một quầy hàng nằm sát đường, cách biên giới chỉ vài trăm mét.

Sau đó, lửa nhanh chóng lan sang các quầy khác và một ngôi nhà lân cận do các mặt hàng ở chợ như củi, pháo đều là vật liệu dễ cháy. Tất cả hàng hóa ở các quầy đều cháy trụi.

Ngôi nhà gần đó bị sập mái vì có chứa pháo nhưng những người trong nhà đã kịp thời sơ tán nên không ai bị thương. Một nhân chứng kể rằng người này nghe thấy nhiều tiếng nổ và nhìn thấy khói bốc cao.6 xe cứu hỏa được huy động. Lính cứu hỏa phải nhanh chóng di dời những bình khí đốt gần đám cháy và thả xuống dòng suối gần đó để làm mát. Gần hai giờ sau, đám cháy được khống chế nhưng phải tới trưa mới bị dập tắt hoàn toàn.

luc luong cuu hoa mat nhieu gio moi dap tat duoc dam chay. anh: thoibao.de

Lực lượng cứu hỏa mất nhiều giờ mới dập tắt được đám cháy. Ảnh: Thoibao.de

Lực lượng cứu hỏa Czech ước tính thiệt hại do vụ hỏa hoạn gây ra là khoảng 75.000 euro (hơn 84.000 USD). Ông Daniel Vitek, phát ngôn viên cảnh sát Czech, cho biết công tác điều tra nguyên nhân sẽ được khẩn trương tiến hành, trong đó tập trung vào cách thức lưu trữ pháo và kiểm định các loại pháo được bán tại chợ.


Mỗi ngày có hơn 100.000 lượt khách rời bỏ xe buýt Hà Nội

Khách hàng của Hanoibus giảm liên tục từ năm 2014 đến nay, nhưng doanh thu và lợi nhuận không giảm.
  • TP HCM cho đấu thầu tất cả các tuyến xe buýt / Hà Nội thí điểm dùng vé xe buýt điện tử

Tổng công ty Vận tải Hà Nội (sở hữu thương hiệu Hanoibus) vừa cho biết, trong quý I/2016, công ty đã vận chuyển tổng cộng 82 triệu lượt hành khách qua xe buýt, giảm 9% so với cùng kỳ. Như vậy, mỗi ngày, có khoảng 103.000 lượt khách rời bỏ dịch vụ xe buýt của Hanoibus. So với năm 2014, mức giảm này còn lên tới 185.000 lượt.

ach tac giao thong la nguyen nhan khien nhieu nguoi roi bo xe buyt.

Ách tắc giao thông là nguyên nhân khiến nhiều người rời bỏ xe buýt.

Về chất lượng dịch vụ, công ty cho biết tỷ lệ lỗi vi phạm được kiểm soát ở mức rất thấp, tỉ lệ xe xuất bến đúng giờ đạt 99%, xe hỏng phải thay giảm xuống còn 13,5 lượt trên 10.000 lượt xe.

Trong quý đầu năm, có 20.272 cuộc gọi tới tổng đài của công ty, trong đó thông tin tư vấn dịch vụ chiếm trên 92,4%. Thông tin phản ánh về chất lượng dịch vụ chỉ chiếm 1,4%. Ngoài ra là các thông tin góp ý về các bất cập luồng tuyến, hạ tầng, tần suất dịch vụ xe buýt. Hơn 95% khách hàng hài lòng với chất lượng thông tin phục vụ.

Những năm gần đây, sản lượng vận chuyển hành khách của xe buýt Hà Nội lao dốc mạnh dù liên tục mở các tuyến, tăng lượng xe buýt mới và ứng dụng công nghệ tìm kiếm xe qua di động, bến xe điện tử. Trong năm 2015, sản lượng vận chuyển đạt 370 triệu lượt khách, giảm 30 triệu lượt so với năm 2014.

Ban lãnh đạo công ty cho biết, nguyên nhân suy giảm khách qua xe buýt là do xu hướng sử dụng phương tiện cá nhân gia tăng và tình trạng ùn tắc giao thông.

Ngoài ra, giá xăng dầu liên tục giảm thấp làm cho giá vé xe buýt không còn hấp dẫn so với các loại hình vận tải khác như: taxi, xe ôm, xe điện... Trước đó, năm 2015, công ty còn cho biết lý do hoạt động xe buýt Hà Nội gặp khó khăn do nhiều tuyến đường thi công, ảnh hưởng đến lộ trình các tuyến.

Dù sản lượng lượt khách giảm, song nhờ việc tăng giá vé, doanh thu và lợi nhuận công ty liên tục tăng. Doanh thu năm 2015 công ty đạt trên 3.535 tỷ đồng, tăng trên 11% và lợi nhuận 54,9 tỷ đồng. Năm 2014, doanh thu và lợi nhuận của công ty lần lượt là là 3.150 và 50 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2013.


Cho thuê khu công nghiệp TP HCM tăng nhiệt

3 tháng qua, giá thuê khu công nghiệp trên địa bàn TP HCM đạt trung bình hơn 2,8 triệu đồng một m2 trên thời hạn thuê (tương đương 126 USD), nhiều khả năng có thể leo thang trong thời gian tới do nhu cầu tăng cao, theo Cushman & Wakefield.

Báo cáo về thị trường khu công nghiệp của đơn vị này cho biết, giá thuê thấp nhất Sài Gòn là tại khu công nghiệp Củ Chi đạt 1,52 triệu đồng mỗi m2 trên tổng thời hạn thuê. Giá cao nhất là tại quận 7, lên đến 5,8 triệu đồng một m2 trên thời hạn thuê. Hiện giá thuê tại TP HCM cao hơn gấp đôi so với các tỉnh lân cận như: Bình Dương và Đồng Nai.

Hoạt động cho thuê tại các khu công nghiệp quý I/2016 ghi nhận sự ổn định theo quý và theo năm, tỷ lệ lấp đầy trung bình đạt 72%. Phần lớn các khu công nghiệp trên địa bàn có tỷ lệ lấp đầy hơn 90% nhờ vị trí thuận tiện, đã được thành lập và vận hành trong nhiều năm qua.

Trong số 18 khu công nghiệp đang hoạt động tại Sài Gòn, tổng diện tích hơn 3.630 hecta, thời hạn sử dụng đất trung bình còn lại khoảng 35 năm. Các chủ đầu tư có xu hướng chuyển từ cho thuê dài hạn đất công nghiệp sang xây dựng nhà xưởng cho thuê với diện tích khoảng 2.000-3.000 m2, với giá chào thuê khoảng 2,5-3,5 USD một m2 mỗi tháng, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Trong những tháng đầu năm 2016, đô thị 10 triệu dân này không có nguồn cung khu công nghiệp mới nào đi vào hoạt động. Dự báo từ nay đến năm 2030, tổng nguồn cung khu công nghiệp ước tính sẽ tăng lên khoảng 3.000 hecta, tăng 85% so với nguồn cung hiện tại.

Số lượng các khu công nghiệp vẫn đang được mở rộng và khoảng 12 khu công nghiệp mới sẽ đi vào hoạt động trong năm 2020. Tuy nhiên, đa phần các dự án tương lai đang trong quá trình giải phóng mặt bằng, đền bù và quá trình xây dựng dự kiến bị kéo dài. Chỉ có ba dự án trong số này đang trong giai đoạn xây dựng. Đó là các khu công nghiệp: Lê Minh Xuân giai đoạn 3, huyện Bình Chánh quy mô 242 hecta; Tây Bắc Củ Chi, giai đoạn 2, huyện Củ Chi, quy mô 173 hecta và Hiệp Phước giai đoạn 2, huyện Nhà Bè, quy mô 597 hecta.

Cushman & Wakefield đánh giá, với Hiệp định TPP và các Hiệp định tự do thương mại khác mà Việt Nam đã tham gia gần đây cộng với tình hình kinh tế ổn định, các chính sách hỗ trợ từ nhà nước và chi phí lao động thấp, Việt Nam sẽ thu hút đầu tư từ các nhà sản xuất nước ngoài. Xu hướng trong thời gian tới là các nhà đầu tư ngoại có thể chuyển hoạt động sản xuất sang Việt Nam để tận hưởng những ưu đãi về thuế. Theo đó, nhu cầu đối với đất công nghiệp đang tăng lên, giúp phân khúc này là một kênh đầu tư đầy hứa hẹn


Nới lỏng visa, khách Việt đến Nhật tăng

Ngày 22-4, trong khuôn khổ lễ hội hoa anh đào diễn ra tại TP.HCM, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC) phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư và du lịch Việt Nam-Nhật Bản.

Tổ chức Du lịch quốc gia Nhật Bản (JNTO) cho biết trong những tháng đầu năm nay có hơn 200.000 người Việt đến Nhật. Đặc biệt nhờ việc nới lỏng visa, lượng khách nước ngoài đến Nhật trong đó có khách Việt Nam tăng 50%. Trong khi đó khách Nhật sang Việt Nam cũng tăng cao, nhất là Đà Nẵng.

Tại hội nghị, hơn 70 doanh nghiệp Việt Nam đã tiếp xúc với các công ty của Nhật. Qua đó hai bên kết nối tìm hiểu nhu cầu về hợp tác sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Dịp này thành phố cũng kêu gọi đầu tư vào một số lĩnh vực như ngân hàng, tài chính tín dụng, du lịch.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục