Áp lực nợ công và thâm hụt ngân sách tăng cao
Hỏa hoạn thiêu rụi chợ người Việt ở biên giới Czech - Đức
Mỗi ngày có hơn 100.000 lượt khách rời bỏ xe buýt Hà Nội
Cho thuê khu công nghiệp TP HCM tăng nhiệt
Nới lỏng visa, khách Việt đến Nhật tăng
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh trưa 23-04-2016
- Cập nhật : 23/04/2016
Nga sắp bàn giao hai tàu chiến lớp Gepard cho Việt Nam
Nga dự kiến bàn giao thêm hai tàu chiến lớp Gepard cho Việt Nam vào quý ba.
Tại triển lãm quốc phòng châu Á 2016, Tổng giám đốc nhà máy đóng tàu Zelenodolsk Nga Renat Mistakhov cho biết hai tàu chiến lớp Gepard 3.9 sắp bàn giao thuộc biến thể tàu chiến chống ngầm, đã được lắp ráp xong phần động cơ và hệ thống điện, theo ISH Jane's. Chúng dự kiến được hạ thủy vào tháng 4 và 5, sau đó sẽ tiến hành chạy thử nghiệm.
Đây là phiên bản dành cho xuất khẩu của Dự án tàu hộ vệ 11661. Tàu được đóng tại nhà máy Zelenodolsk ở Cộng hòa Tatarstan thuộc Liên bang Nga.
Năm 2011 Nga đã bàn giao hai tàu chiến lớp Gepard Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ cho Việt Nam.
Tàu chiến lớp Gepard là tàu hộ vệ tên lửa có trọng lượng rẽ nước tối đa hơn 1.930 tấn, động cơ 52km/h, được trang bị tên lửa chống hạm Kh-35, tên lửa đất đối không Osa-M, và súng phóng rocket chống ngầm RBU-6000.
IMF đánh giá cao đóng góp của Việt Nam cho hoạt động của SEAVG
Ngày 22/4/2015, tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đã có buổi tiếp xã giao bà Pornvipa - Phó Giám đốc điều hành Văn phòng Nhóm Đông Nam Á (SEAVG) của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).
Tại buổi tiếp, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng chào mừng bà Pornvipa lần đầu đến thăm và làm việc với NHNN trên cương vị là Phó Giám đốc điều hành SEAVG của IMF.
Đồng thời bày tỏ mong muốn bà Pornvipa sẽ phát huy tiếp vai trò đại diện cho khối các nước Đông Nam Á tại IMF nói riêng, hỗ trợ tốt cho các quốc gia trong việc tăng cường tiếng nói, hiện diện và đẩy mạnh quan hệ hợp tác đa phương của Nhóm trong khuôn khổ hoạt động của IMF và các diễn đàn liên quan.
Phó Thống đốc đánh giá cao hoạt động của Văn phòng Nhóm trong thời gian qua, đặc biệt là trong khuôn khổ Nhóm công tác các nước Đông Nam Á (SEAVG Working Group). Mới đây, đã phê duyệt báo cáo thứ nhất của Nhóm công tác về sứ mệnh, tầm nhìn và các nguyên tắc xây dựng Kế hoạch hành động trung hạn, trong đó có các biện pháp tăng cường hiệu quả của Văn phòng Nhóm và nguyên tắc xây dựng Kế hoạch luân chuyển thời gian tới.
Phó Thống đốc bày tỏ mong muốn Văn phòng Nhóm sẽ tích cực hỗ trợ Việt Nam trong việc huy động hỗ trợ kỹ thuật của IMF cho các chương trình cải cách đã và đang triển khai, đặc biệt là việc áp dụng các chuẩn mực cao về thống kê, quản lý dự trữ ngoại hối, tăng cường hiệu quả chính sách tiền tệ …
Trao đổi về việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Văn phòng Nhóm, Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng chia sẻ, Nhóm Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam là các nền kinh tế đang phát triển và có triển vọng tăng trưởng khá tốt trong bối cảnh kinh tế thế giới đang có nhiều biến động và triển vọng tăng trưởng toàn cầu đang khó khăn.
Vì vậy, đây là thời điểm chín muồi và cần thiết để Văn phòng Nhóm có chiến lược, biện pháp và hành động cụ thể nhằm nâng cao vị thế, tiếng nói của Nhóm trong tổ chức của IMF, phù hợp với năng lực và triển vọng phát triển của các nước trong Nhóm.
Cảm ơn Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đã dành thời gian tiếp, bà Pornvipa đồng tình với những chia sẻ của Phó Thống đốc tại buổi tiếp, đồng thời đánh giá cao những đóng góp của Việt Nam cho hoạt động của Văn phòng Nhóm thời gian qua, đặc biệt, NHNN đã cử nhiều cán bộ có kỹ năng, kinh nghiệm, chuyên môn cao tham gia các hoạt động của Nhóm.
Bà Pornvipa cũng chúc mừng những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời đánh giá cao tính hiệu quả của những quyết sách mà Chính phủ Việt Nam và NHNN đưa ra trong thời gian qua, qua đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội.
3 kịch bản chống ngập mùa mưa 2016 ở thủ đô
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, mùa mưa bão năm 2016 mưa sẽ tập trung theo vùng và trong thời gian ngắn; sẽ có nhiều cơn bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam, trong đó có Hà Nội.
Ngoài ra, theo Công ty Thoát nước Hà Nội, biến đổi khí hậu đã và tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến việc thoát nước, lượng mưa trung bình năm và lượng mưa trong các tháng cao điểm mùa mưa 2016 có xu hướng tăng 5-10%.
Theo ông Võ Tiến Hùng, Giám đốc Công ty Thoát nước Hà Nội, qua theo dõi những năm qua, với những trận mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn dưới 40 phút sẽ gây quá tải cho hệ thống thoát nước thành phố. Cụ thể, mưa có lưu lượng từ 50 đến 100 mm trong 2 giờ, ở 12 quận nội thành vẫn còn 16 điểm ngập úng, trong đó có các tuyến phố: Lý Thường Kiệt, Phan Bội Châu, Liễu Giai, Đội Cấn, Minh Khai, Trường Chinh, Giáp Bát…
Lý giải về 16 điểm ngập úng, ông Hùng cho rằng, thành phố hiện vẫn còn tình trạng tập kết rác trên các rãnh vỉa, miệng ga thu, thoát nước. Khi mưa, các túi rác sẽ theo dòng chảy làm giảm khả năng tiêu thoát nước. Đặc biệt, toàn thành phố còn 17 công trình thi công làm ảnh hưởng đến dòng chảy trên các tuyến sông, kênh mương khi mưa lớn.
Với tình huống mưa lớn, đường ngập, Công ty Thoát nước Hà Nội huy động 100% quân số để túc trực tại các điểm tiêu thoát nước, cảnh báo cho người dân. Ảnh: Phương Sơn
Đối phó với mùa mưa sắp tới, Công ty Thoát nước Hà Nội đã đưa ra 3 kịch bản để giảm thiểu tình trạng ngập lụt ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Cụ thể, trong tình huống 1 khi mưa vừa trên 50 mm trong 2 giờ, Công ty Thoát nước Hà Nội sẽ huy động lực lượng ứng trực tại các vị trí có địa hình trũng, kiểm tra địa bàn, kịp thời giải quyết các điểm úng ngập mới phát sinh, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo khả năng thoát nước... Ngành sẽ thường xuyên thông tắc, bơm hút nước, tăng nhanh thời gian thoát nước tại khu vực cục bộ có địa hình trũng.
Trong tình huống 2 mưa to (50 đến 100 mm trong 2 giờ), trạm bơm Yên Sở sẽ được vận hành tối đa công suất, khi nước tại đập Thanh Liệt bắtđầu chảy vào khu vực nội đô thì sẽ đóng đập. Ngành sẽ vận hành các cửa đập điều tiết để khai thác khả năng điều hòa nước của các hồ; đặt các tổ bơm di động tăng khả năng thoát nước cho khu vực trũng; sử dụng phương tiện cơ giới thông tắc, bơm hút nước, giảm thiểu thời gian úng ngập...
Tình huống 3 mưa rất to (trên 100 mm trong 2 giờ), công ty sẽ huy động 100% cán bộ công nhân viên ứng trực, thực hiện vệ sinh, thu dọn tấm chắn, vật cản trên miệng ghi thu, hàm ếch. Ngoài ra, các trạm bơm sẽ được vận hành tối đa, đóng cống Cầu Đìa trên sông Đăm (kênh T1 hệ thống thủy nông Đan Hoài), cống Cầu Sa trên sông Cầu Ngà (kênh T2 hệ thống thủy nông Đan Hoài) để ngăn nước vùng đồng huyện Đan Phượng và vùng đồng phía bắc huyện Hoài Đức chảy về sông Nhuệ.
Ngoài ra, UBND thành phố sẽ đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo vận hành trạm bơm Yên Lệnh hỗ trợ tiêu sông Nhuệ.
Để đối phó với tình trạng úng ngập trong mùa mưa 2016, Công ty Thoát nước Hà Nội chuẩn bị 112 xe hút, téc; 2 xe bơm di động 1.800 m3/h; 25 máy bơm chìm 100-150 m3/h; 13 máy phát điện 5-30 KVA; 1 tổ xe bơm di động 1.000 m3/h, 8 tổ máy bơm di động 200-300 m3/h; hơn 120 ôtô chuyên dùng, máy xúc, xe tải cẩu..., và các trạm bơm cục bộ hiện có để bơm nước chống úng ngập cục bộ tại một số điểm trũng trên trục đường chính nhằm giải tỏa ùn tắc giao thông khi xảy ra mưa lớn.Chuẩn bị hàng trăm thẻ ATM giả từ Trung Quốc vào Việt Nam rút tiền
Ngày 21/4, Công an quận Ba Đình (Hà Nội) đã bàn giao hai người Trung Quốc cho Phòng cảnh sát hình sự (PC45) – Công an Hà Nội để mở rộng điều tra vụ rút trộm hơn 62 triệu đồng từ ATM.
Theo đó, cảnh sát đã phát hiện và tiến hành bắt quả tang hai người khi đang thực hiện hành vi rút trộm tiền từ cây ATM của một ngân hàng nằm trên đường Láng Hạ (Đống Đa, Hà Nội).
Tại thời điểm bị bắt giữ, nhóm người này đã rút trộm được hơn 62 triệu đồng. Khám xét trong người, lực lượng Công an phát hiện 146 thẻ ATM giả đã được tích hợp số liệu thông tin khách hàng của các ngân hàng và mã bảo mật của thẻ.
Tại cơ quan điều tra, kết quả xác minh bước đầu cho thấy, hai người Trung Quốc tên là Tạ Phong và Hồ Lễ Quốc, nhập cảnh vào Việt Nam qua của khẩu Lào Cai cùng một người đàn ông khác (hiện đang bỏ trốn). Khi nhập cảnh vào Việt Nam, Phong và Quốc đã mang theo gần 200 phôi thẻ ATM giả chuẩn bị sẵn từ Trung Quốc.
Thủ đoạn sử dụng để rút trộm tiền trong cây ATM là đánh cắp các thông tin, dữ liệu từ thẻ thật của các ngân hàng, sau đó sẽ đưa những dữ liệu này vào máy tính xử lý để tích hợp vào phôi thẻ AMT giả và thực hiện hành vi rút trộm tiền.
Theo Công an quận Ba Đình, đây là thủ đoạn mới, rất tinh vi của nhóm tội phạm người nước ngoài. Hiện hồ sơ vụ việc đã được chuyển lên Phòng Cảnh sát hình sự để phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm công nghệ cao (Công an TP Hà Nội) mở rộng điều tra vụ án
Tỉnh nào “có duyên” với siêu dự án tỷ USD của Singapore?