tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin trong nước đọc nhanh tối 29-01-2016

  • Cập nhật : 29/01/2016

Chai nước có ruồi: Nguyên thẩm phán tòa Tối cao sẽ bào chữa cho bị cáo Minh

Đầu giờ chiều ngày 28-1, LS Phạm Công Hùng (nguyên thẩm phán TAND Tối cao) đã nhận lời tham gia bào chữa miễn phí cho bị cáo Võ Văn Minh tại phiên tòa phúc thẩm sắp tới.

Luật sư Phạm Công Hùng đã tiếp nhận đơn của cha của bị cáo Minh (ông Võ Văn Kỹ). Luật sư cho biết, trước hoàn cảnh khó khăn và sự nhiệt tình của những người trong gia đình bị cáo Minh, ông sẽ hỗ trợ bị cáo hết mình trên cơ sở hoàn toàn miễn phí.

Trước mắt ông sẽ cùng với hai luật sư đã bào chữa cho bị cáo tại phiên sơ thẩm (LS Nguyễn Tấn Thi và Phạm Hoài Nam) tiếp tục nghiên cứu hồ sơ để bàn phương án bào chữa tốt nhất. “Đây là vụ án hình sự đầu tiên mà tôi sẽ tham gia tranh tụng tại phiên tòa sau khi chuyển sang làm nghề luật sư”, ông Phạm Công Hùng nói.

ls pham cong hung (trai) nhan don yeu cau ls cua cha bi cao minh

LS Phạm Công Hùng (trái) nhận đơn yêu cầu LS của cha bị cáo Minh

nguoi nha bi cao minh chup hinh voi ls pham cong hung (phai) va ls pham hoai nam (giua) (anh: t.tung)

Người nhà bị cáo Minh chụp hình với LS Phạm Công Hùng (phải) và LS Phạm Hoài Nam (giữa) (ảnh: T.TÙNG)

Trước đó ngày 18-12-2015, TAND tỉnh Tiền Giang đã xử sơ thẩm tuyên phạt bị cáo Võ Văn Minh bảy năm tù giam về tội cưỡng đoạt tài sản (cáo trạng truy tố theo khoản 4 Điều 135, BLHS, có mức hình phạt từ 12 đến 20 năm tù). Sau đó, bị cáo đã có đơn kháng cáo kêu oan gửi TAND Cấp cao tại TP.HCM, hiện chưa có lịch xét xử phúc thẩm.

Trong đơn kháng cáo, bị cáo Minh cho rằng mình chỉ giao dịch dân sự với Công ty TNHH MTV Tân Hiệp Phát chứ không có hành vi đe dọa cưỡng đoạt tài sản như tòa sơ thẩm đã kết tội. Cũng sau phiên xử sơ thẩm LS Phạm Hoài Nam đã nhận cháu bé con bị cáo Minh làm con nuôi...

Như đã đưa tin, theo hồ sơ, khoảng 15 giờ 30 ngày 27-1-2015, tại một quán cà phê thuộc huyện Cái Bè (Tiền Giang), các trinh sát Phòng CSĐT tội phạm về TTXH (PC45) Công an tỉnh Tiền Giang đã bắt quả tang Võ Văn Minh, bán quán cơm tại huyện Cái Bè, đang nhận 500 triệu đồng của Công ty TNHH TM&DV Tân Hiệp Phát. Tại cơ quan điều tra, Minh khai cuối tháng 12-2014, lúc đem chai nước ngọt hiệu Number One để bán cho khách, Minh phát hiện bên trong chai có con ruồi nên đã gọi điện thoại báo công ty này.

Minh yêu cầu công ty Tân Hiệp Phát phải đưa cho Minh 1 tỉ đồng, nếu không sẽ phát tờ rơi, cung cấp thông tin cho báo chí đăng. Sau nhiều lần thương lượng, công ty đã đồng ý đưa Minh số tiền là 500 triệu đồng, đồng thời trình báo vụ việc cho công an. Khi Minh đang nhận tiền thì bị bắt quả tang.


Nguyên Giám đốc chi nhánh VFC chiếm đoạt hơn 47 tỷ đồng

Ngày 27/1, Viện KSND Tối cao ra cáo trạng truy tố bị can Lưu Trung Hiếu (SN 1982), nguyên Giám đốc và Dương Anh Tứ (SN 1983), nguyên Phó phòng Tín dụng, Cty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy chi nhánh TPHCM (VFC TPHCM) về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Theo cáo trạng, từ tháng 8/2012 – 8/2013, bị can Hiếu và Tứ đã lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao, chỉ đạo cán bộ cấp dưới lập hồ sơvay vốn, bỏ qua quy trình thẩm định, phê duyệt và giải ngân cho 8 Cty bên ngoài Tổng Cty Công nghiệp tàu thủy vay vốn trái quy định pháp luật 39,1 tỷ đồng.

Cơ quan chức năng xác định, thực tế 8 Cty nêu trên không có nhu cầu vay vốn, giám đốc các Cty này đều là bạn bè, người thân của Hiếu và Tứ, được 2 bị can này “dựng lên” nhằm hợp thức hóa hồ sơ vay vốn rồi chiếm dụng vốn nhà nước, sử dụng vào mục đích kinh doanh cá nhân. Sau khi các doanh nghiệp được VFC TPHCM giải ngân, bị can Hiếu và Tứ đã rút tiền ra sử dụng đầu tư vào dự án nạo vét thông luồng sông Đồng Nai, kinh doanh dầu nhớt, kinh doanh hàng tiêu dùng... Trong đó, Hiếu đã sử dụng khoản tiền hơn 35,2 tỷ đồng, Tứ sử dụng khoản tiền 3,9 tỷ đồng. Cơ quan tố tụng xác định, 2 bị can đã chiếm đoạt hơn 47 tỷ đồng của VFC TPHCM.


Tăng trưởng GDP năm 2016 có thể đạt 6,82%

tang truong gdp nam 2016 co the dat 6,82%

Tăng trưởng GDP năm 2016 có thể đạt 6,82%


Việc cải cách có thể đi vào thực chất hơn và những cơ hội từ các hiệp định thương mại sẽ thể giúp GDP Việt Nam đạt mức 6,82% trong năm 2016.

Đó là nhận định được ThS. Nguyễn Anh Dương – Phó Trưởng ban Kinh tế vĩ mô, Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế trung ương (Ciem) đưa ra trong Hội thảo Báo cáo Kinh tế vĩ mô quý IV và năm 2015. Đây là mức cao hơn so với chỉ tiêu mà Quốc hội đề ra là 6,7%.

Tăng trưởng kinh tế đã phục hồi rõ nét khi tăng dần qua các quý và cao hơn so với cùng kỳ 2014, mặc dù còn thấp hơn giai đoạn 1990 – 2010.

Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế chưa làm tăng áp lực lạm phát khi kinh tế chưa thực sự thoát khỏi sự suy giảm và động lực tăng trưởng chưa đủ.

Dẫn chứng, khu vực công nghiệp xây dựng tiếp tục tăng trưởng nhanh nhất song đà phục hồi của công nghiệp chậm lại trong quý IV khi chỉ số PMI thấp trong các tháng 9 – 11. Nông lâm ngư nghiệp cũng tăng trưởng không ổn định và ngành dịch vụ thì thiếu chuyển biến rõ nét.

Xuất khẩu cũng đã không đạt được mục tiêu đề ra khi chỉ tăng 7,9%. Theo ông Dương, mức tăng trưởng xuất khẩu tính theo USD nên cần lưu ý là việc USD lên giá mạnh trong các năm 2014 – 2015.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Ciem cho rằng nhìn bề ngoài các chỉ số kinh tế đều tốt lên nhưng nhìn sâu vào các chỉ tiêu thì lại chưa rõ ràng.

“Nhìn xâu chuỗi các chỉ tiêu như thu chi ngân sách, cách quản lý ngân sách, nợ công, bội chi ngân sách và cách thức bù đắp nợ, tỷ giá, năng lực cạnh tranh thì lại thấy đang rất lung túng về khả năng điều hành kết hợp với nhau” – Viện trưởng Viện Ciem đánh giá.

Tăng trưởng tín dụng mặc dù đạt trên 18% song vấn đề đặt ra là vẫn chưa giảm được lãi suất cho vay và phải dành một phần thanh khoản cho Trái phiếu Chính phủ. Trong khi đó, tình hình tài khóa căng thẳng hơn trong năm 2015, dẫn tới loay hoay tìm nguồn chi ngân sách và đầu tư phát triển.

Những vấn đề đáng lo ngại của kinh tế năm 2015 được chỉ ra: đó là việc phát hành trái phiếu chính phủ tăng mạnh và xem đây là thành tích.

Nguồn lực từ cổ phần hóa không dùng để tái đầu tư mà dùng để hỗ trợ cho chi ngân sách Nhà nước; khả năng và kế hoạch trả nợ chưa rõ ràng và khu vực tư nhân bị chèn lấn.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Ciem thì việc thực hiện cải cách có thể được thực hiện thực chất hơn từ nửa cuối năm 2016; đầu tư sẽ gia tăng; những cơ hội từ hội nhập kinh tế mang lại cũng sẽ giúp cho GDP Việt Nam năm 2016 có thể dạt mức cao hơn mục tiêu đề ra với 6,82%.

Mặc dù vậy, vẫn còn những bất định từ môi trường chính sách trong nước như chất lượng cải cách, áp lực tỷ giá và lãi suất trong nước; áp lực từ phát hành trái phiếu chính phủ đói với lãi suất và tín dụng cho doanh nghiệp; rủi ro lạm phát…

Do đó, Ciem cho rằng cần tiếp tục đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô một cách thực chất. Trong đó, cần giảm thâm hụt ngân sách, đảm bảo kỷ luật chi, ổn định lạm phát vẫn là ưu tiên cao nhất.

Đồng thời, cần chuẩn bị cho việc thực hiện các hiệp định FTA đã và đang sắp ký kết, tận dụng tốt các cơ hội. Trong đó là sự chuẩn bị về thể chế, tích lũy nguồn lực và năng lực cho doanh nghiệp và cải cách trong nước là điều kiện tiên quyết.

Ngoài ra, cần nâng cao môi trường kinh doanh trên cơ sở tăng cường thực thi Nghị quyết 19; tiến tới xây dựng văn hóa về cạnh tranh bình đẳng; giảm chèn lấn khu vực công với khu vực tư nhân dựa trên xây dựng nền tảng pháp lý và thực thi về quyền tự do kinh doanh.


Bán lẻ hàng hóa vẫn sôi động mặc CPI… “không nhúc nhích”

ban le hang hoa van soi dong mac cpi… “khong nhuc nhich”

Bán lẻ hàng hóa vẫn sôi động mặc CPI… “không nhúc nhích”


Mặc dù CPI “không nhúc nhích” do bị giá xăng dầu “kìm chân”, song hoạt động bán lẻ hàng hóa tháng giáp Tết vẫn hết sức sôi động.

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục thống kê, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1/2016 ước tính đạt 297,7 nghìn tỷ đồng, tăng 3,5% so với tháng trước và tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2015 (loại trừ yếu tố giá tăng 11%).

Xét theo ngành hàng, doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 1/2016 đạt 226,6 nghìn tỷ đồng (chiếm 76,1% tổng mức), tăng 4,1% so với tháng trước và tăng 12% so với cùng kỳ năm 2015.

Trong đó, hàng may mặc tăng 12,9%; lương thực thực phẩm  tăng 11,5%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 15,1%; phương tiện đi lại  tăng 10,7%; vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống trong tháng ước tính đạt 35,1 nghìn tỷ đồng (chiếm 11,8% tổng mức), tăng 2,6% so với tháng trước và tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu các hoạt động dịch vụ khác đạt 33,8 nghìn tỷ đồng (chiếm 11,4%), tăng 12,1% so với cùng kỳ năm 2014.

Theo nhận định của Tổng cục Thống kê, tháng 1 là thời điểm giáp Tết Nguyên đán nên nhu cầu mua sắm hàng hoá và tiêu dùng của người dân tăng lên. Các doanh nghiệp chủ động khai thác nguồn hàng, đẩy mạnh thu mua, tạm trữ hàng hóa, nguyên liệunhằm đảm bảo nhu cầu tiêu dùng dịp Tết Bính Thân.

Bên cạnh đó, các cấp, các ngành tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống đầu cơ, đồng thời thực hiện các chính sách bình ổn giá một số mặt hàng thiết yếu nhằm ổn định giá cả thị trường trong dịp Tết.

Trước đó, báo cáo về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Tổng cục Thống kê cho hay, trong tháng này, CPI cả nước không đổi so với tháng trước và chỉ tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2015.

Như vậy, mặc dù là tháng giáp Tết, nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao nhưng CPI cả nước tháng này không thay đổi so với tháng trước do giá xăng dầu “kìm chân”.

Trong khi đó, lạm phát cơ bản tháng 1/2016 so với cùng kỳ năm trước vẫn tăng 1,72%; cao hơn mức 0,8% của lạm phát chung do mặt bằng giá các mặt hàng tính lạm phát chung (thuộc nhóm được loại trừ) thấp hơn so với cùng kỳ năm trước.


Sản xuất công nghiệp tăng 5,9% so với cùng kỳ

san xuat cong nghiep tang 5,9% so voi cung ky

Sản xuất công nghiệp tăng 5,9% so với cùng kỳ


Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 1/2016 ước tính tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 8,2%, đóng góp 5,8 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất, phân phối điện tăng 13,2%, đóng góp 0,9 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước và xử lý nước thải, rác thải tăng 9,7%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; ngành khai khoáng giảm 4,2%, làm giảm 0,9 điểm phần trăm mức tăng chung.

Một số ngành có chỉ số sản xuất trong tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất xe có động cơ tăng 15,9%; sản xuất đồ uống tăng 15%; sản xuất kim loại tăng 14,1%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 13,3%; sản xuất và phân phối điện tăng 13,2%; dệt tăng 12,1%. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu tháng 1/2016 ước tính tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Ô tô tăng 39,9%; ti vi tăng 26,2%; thép thanh, thép góc tăng 21,3%; thức ăn cho gia súc tăng 18,4%; sữa tươi tăng 18,1%...

Một số địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 1/2016 tăng cao so với cùng kỳ năm trước gồm: Quảng Nam tăng 59%; Thái Nguyên tăng 20,6%; Hải Phòng tăng 15,7%; Hà Nội tăng 14,4%...

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 12/2015 tăng 8,5% so với tháng trước và tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2015, chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 12,4% so với năm 2014, trong đó các ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao là sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 46,2%; sản xuất xe có động cơ tăng 25,7%; sản xuất kim loại tăng 21,1%.

Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 1/1/2016 tăng 9,2% so với cùng thời điểm năm 2015, trong đó một số ngành có chỉ số tồn kho tăng thấp hơn mức tăng chung hoặc giảm: Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 1,8%; sản xuất kim loại giảm 0,7%; sản xuất hóa chất và các sản phẩm hóa chất giảm 8,6%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế giảm 11,9%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy giảm 17,3%; sản xuất thuốc lá giảm 59,1%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 62%.

Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao hơn nhiều so với mức tăng chung: Sản xuất đồ uống tăng 95,7%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 89,5%...

Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 1/1/2016 tăng 5,8% so với cùng thời điểm năm trước. Lao động của các doanh nghiệp công nghiệp tăng mạnh ở một số địa phương như: Thái Nguyên tăng 36%; Vĩnh Phúc tăng 15,7%; Quảng Nam tăng 12,8%...


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục