“Ở Đức không có chuyện mỗi năm tăng giá điện, giá nước một lần để bù lỗ, bắt người dân phải chịu. Không kinh doanh có lãi thì tự động đóng cửa để doanh nghiệp khác làm”.
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh trưa 22-06-2016
- Cập nhật : 22/06/2016
Trung Quốc tăng khai thác du lịch trái phép ra Hoàng Sa
Báo Strait Times (Singapore) ngày 21-6 cho biết tập đoàn vận tải tàu biển COSCO thuộc chính phủ Trung Quốc có kế hoạch khai thác dịch vụ đưa du khách ra quần đảo Hoàng Sa trái phép từ tháng 7.
Tuyến du lịch này sẽ bắt đầu từ TP Tam Á (tỉnh đảo Hải Nam) đến quần đảo Hoàng Sa.
Trước COSCO, công ty vận tải đường biển Hải Nam đã mở dịch vụ đưa khách từ Tam Á và Hoàng Sa trái phép hai năm nay.
Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. (Ảnh: AFP)
Theo Strait Times, đây là một phần kế hoạch của Trung Quốc biến các đảo ở biển Đông trở thành các địa điểm du lịch để củng cố tuyên bố chủ quyền ở biển Đông.
Thời gian gần đây Trung Quốc có rất nhiều hoạt động trên biển Đông nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền. Chẳng hạn cải tạo đảo, đá, thay đổi hiện trạng, xây dựng đường băng quân sự ở Trường Sa, triển khai tên lửa và máy bay chiến đấu ra Hoàng Sa.
Theo Strait Times, hiện Trung Quốc đang có ý định tăng cường cải tạo thêm các đảo, đá mà mình kiểm soát trái phép ở Hoàng Sa. Hồi tháng 5, một quan chức tỉnh Hải Nam tên Tiểu Kiệt cho biết chính quyền Hải Nam muốn biến Hoàng Sa trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn như quần đảo Maldives.
Việt Nam lập cơ quan đại diện phi chính thức tại New Caledonia
Buổi lễ sáng nay tại Hà Nội diễn ra sau khi Chính phủ Việt Nam cho phép thành lập cơ quan đại diện không chính thống tại New Caledonia, lãnh thổ thuộc Pháp ở Nam Thái Bình Dương, từ cuối tháng 4, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh ký quyết định bổ nhiệm ông Dinh, có tên tiếng Việt là Đinh Ngọc Riệm, giữa tháng trước.
Theo Thứ trưởng Nam, với hơn 4.000 người, cộng đồng người Việt tại New Caledonia tương đối lớn, do đó cần có một cơ quan đại diện thực hiện các công việc về pháp lý, lãnh sự, hộ tịch và bảo hộ công dân. Hiện Việt Nam chưa thể lập một cơ quan đại diện ngoại giao chính thống nhưng có một hệ thống ủy quyền cho một công dân có đủ phẩm chất để thay thay mặt chính phủ thực hiện các công tác lãnh sự, bảo đảm lợi ích của cộng đồng ở nước ngoài.
Ông Nam bày tỏ hy vọng khi nhận chức danh này, ông Riệm sẽ tăng cường hơn nữa việc xây dựng tình đoàn kết trong cộng đồng, gìn giữ và quảng bá tiếng Việt cho các thế hệ sinh ra ở New Caledonia. Thứ trưởng mong ông Riệm sẽ là cầu nối để các chính sách của Việt Nam đến với người Việt ở đây, góp phần giúp cộng đồng ngày càng phát triển và bà con cảm thấy mình là bộ phận không thể tách rời như chính sách của Nhà nước nêu ra.
Khi nhận quyết định, ông Riệm cho hay việc được bổ nhiệm làm lãnh sự danh dự là niềm tự hào của cá nhân ông cũng như của mọi người ở New Caledonia.
"Tôi xin hứa sẽ nỗ lực hết mình để làm tròn bổn phận, thắt chặt hơn sự kết nối của cộng đồng với bà con trong nước", ông Riệm nói.
Bộ Ngoại giao Việt Nam đánh giá ông Riệm là người có nhiều đóng góp trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đồng thời có nhiều thành tích trong cộng đồng người Việt tại New Caledonia. Với vai trò quan trọng trong Hội ái hữu tại khu vực này, ông Riệm cũng góp phần củng cố mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với New Caledonia nói riêng và với Pháp nói chung.
Ông Riệm là công dân gốc Việt thứ hai được Nhà nước ủy quyền giao chức danh lãnh sự danh dự, người đầu tiên là ở Slovakia. Trước khi có cơ quan đại điện không chính thống tại New Calidonia, các thủ tục liên quan đến lãnh sự của người Việt ở đây do Đại sứ quán Việt Nam tại Australia (Canberra) và Tổng lãnh sự quán ở Sydney thực hiện.
Việc chính thức lập văn phòng cơ quan đại diện ngoại giao không chính thống tại New Caledonia này sẽ do ông Riệm xúc tiến.
500 người Việt ở Ba Lan phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền ở Biển Đông
BBC đưa tin cuộc biểu tình diễn ra hôm 19/6, khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang có chuyến công du Ba Lan. Chuyến thăm diễn ra trong 3 ngày 19, 20 và 21/6, với trọng tâm là vấn đề kinh tế.
Góp mặt trong cuộc biểu tình chủ yếu là những người Việt sinh sống tại Warsaw và các vùng phụ cận. Họ làm ăn, buôn bán trong các khu trung tâm thương mại và không ít người trong số đó có mối quan hệ bạn hàng thân thiết với những kiều dân Trung Quốc ở đây.
Trong ba giờ, đoàn biểu tình đã hô vang các khẩu hiệu như "Hoàng Sa - Việt Nam, "Trường Sa - Việt Nam", "Trả lại đảo cho chúng tôi", "Tự do hàng hải ở Biển Đông", "Chấm dứt gây hấn", "Hòa bình cho Biển Đông"... bằng 4 thứ tiếng là Việt Nam, Ba Lan, tiếng Anh và tiếng Hoa.Đoàn biểu tình cũng dành một phút mặc niệm cho những ngư dân và người lính Việt Nam hy sinh để bảo vệ biển đảo của Tổ quốc.
Đây là lần thứ ba cộng đồng người Việt ở Ba Lan tổ chức biểu tình trước đại sứ quán Trung Quốc. Năm 2014, hơn 4.000 người từng tham gia phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan HD981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Khác với hai lần trước, cuộc biểu tình lần này diễn ra ở cổng phụ, bên hông tòa đại sứ. Vào gần cuối cuộc biểu tình, theo đề nghị của nhóm tổ chức, cảnh sát cho phép họ di chuyển ra cổng chính.
Nhiều đài truyền hình của Ba Lan đã có mặt tại hiện trường, trong đó kênh TVN24 truyền hình trực tiếp sự kiện trong vài phút.
Tổng lãnh sự Mỹ tại TP.HCM được đề cử làm đại sứ tại Lào
Hiện tại, bà Rena đang là Tổng lãnh sự Mỹ tại Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM.
Nếu trở thành đại sứ Mỹ tại Lào, bà Rena được mong đợi sẽ tiếp tục nỗ lực vì quyền con người tại Lào.
Hơn thế, bà Rena sẽ đóng vai trò giám sát việc gỡ bỏ bom mìn chưa nổ trong chiến tranh trên đất Lào, cũng như những chương trình hỗ trợ phát triển tại quốc gia này. Theo đó, bà Rena sẽ nỗ lực đưa các sáng kiến về dinh dưỡng và giáo dục của Mỹ đến với người dân Lào. Có thể nói bà Rena sẽ đóng vai trò quan trọng trong công tác chuẩn bị cho chuyến viếng thăm Lào của ông Obama vào tháng 9 tới.
Bà Rena là một nhà ngoại giao có trên 20 năm kinh nghiệm, đặc biệt là trong các vấn đề liên quan đến Vương quốc Anh, Mexico, Colombia và Jordan.
Nữ Tổng lãnh sự tại TP.HCM sở hữu bằng cử nhân tại ĐH Northwestern và lấy bằng tiến sĩ luật tại ĐH Luật Dedman thuộc ĐH Southern Methodist.