Tan nát gia đình vì bị chủ đầu tư lừa
Đề xuất đầu tư một số đoạn đường Hồ Chí Minh quy mô cao tốc
Hà Nội gỡ vướng GPMB, đẩy nhanh thi công đường Lê Trọng Tấn
Giáp Tết, CPI Hà Nội tăng mạnh mặc giá xăng dầu “lao dốc”
Phó phòng ngân hàng tự tử vì nợ 20 tỉ đồng
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh sáng 21-06-2016
- Cập nhật : 21/06/2016
Năm 2015 Bộ Giao thông vận tải tiết kiệm hơn 23.900 tỷ đồng
Theo báo cáo về tình hình thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) năm 2015, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, trong năm 2015 các cơ quan, đơn vị đã thực hiện tiết kiệm được 37.925 tỷ đồng, tăng 21.542 tỷ đồng (tăng 231% so với năm 2014), gồm: tiết kiệm trong quản lý, sử dụng NSNN là 9.292 tỷ đồng, tăng 788 tỷ đồng (tăng 110% so với năm 2014); tiết kiệm trong đầu tư xây dựng là 28.633 tỷ đồng (tăng 360% so với năm 2014).
Trong đó, có một số Bộ, địa phương có kết quả tiết kiệm cao như: Bộ Giao thông vận tải 23.932 tỷ đồng, Bộ Quốc phòng 1.519 tỷ đồng, Bộ Tài nguyên và Môi trường 600 tỷ đồng, Hà Nội 1.624 tỷ đồng; Đà Nẵng 570 tỷ đồng; Bình Dương 550 tỷ đồng.
Công tác kiểm soát chi của hệ thống Kho bạc Nhà nước được tăng cường, đảm bảo các khoản chi đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định. Năm 2015, hệ thống KBNN đã thực hiện kiểm soát chi ước đạt 776 nghìn tỷ đồng chi thường xuyên của NSNN, phát hiện trên 32 nghìn khoản chi chưa chấp hành đúng thủ tục, chế độ quy định, đã từ chối thanh toán 29 tỷ đồng; đồng thời qua công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư đã từ chối thanh toán 115 tỷ đồng do chủ đầu tư đề nghị thanh toán chưa đúng quy định.
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong mua sắm, sử dụng phương tiện đi lại và phương tiện, thiết bị làm việc, Chính phủ chỉ đạo các Bộ, cơ quan Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, kiểm soát chặt chẽ chi tiêu công liên quan đến mua sắm tài sản nhà nước (nhất là mua sắm xe ô tô công).
Theo đó, chỉ thực hiện mua sắm đối với xe ô tô chuyên dùng trong định mức được duyệt; không thực hiện mua xe ô tô phục vụ chức danh và xe ô tô phục vụ công tác chung (trừ mua xe cho đơn vị mới thành lập và do các nguyên nhân bất khả kháng dẫn đến không còn xe phục vụ công tác); tổ chức thực hiện thí điểm việc mua sắm hàng hóa được tập trung...
Theo Bộ Tài chính, năm 2015 đã thực hiện mua mới: 611 xe ô tô với tổng nguyên giá 603 tỷ đồng (khối Trung ương mua sắm 69 xe; khối địa phương mua sắm 542 xe), số lượng xe ô tô mua mới chủ yếu là để trang bị cho các cơ quan, đơn vị mới thành lập chưa có xe ô tô và thay thế số xe ô tô chuyên dùng đã hết thời hạn sử dụng; 775 tài sản khác có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản với tổng nguyên giá 1.962 tỷ đồng (khối trung ương mua sắm 388 tài sản; khối địa phương mua sắm 387 tài sản).
Đã thực hiện rà soát, sắp xếp, điều chuyển phương tiện, thiết bị làm việc từ nơi thừa sang nơi thiếu, những nơi sử dụng kém hiệu quả sang nơi sử dụng có hiệu quả hơn, nhằm hạn chế thất thoát, lãng phí và tiết kiệm chi phí mua sắm mới trong điều kiện ngân sách còn khó khăn (Năm 2015, đã điều chuyển 304 xe ô tô với tổng nguyên giá 197 tỷ đồng; điều chuyển 157 tài sản khác có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên với tổng nguyên giá 346 tỷ đồng)...
Trong năm 2016, theo Bộ Tài chính, sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác THTK, CLP trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội. Trong đó, tiếp tục thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng và các đề án cơ cấu ngành, lĩnh vực theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả. Thực hiện chống lãng phí trong sử dụng các nguồn lực của đất nước, tài nguyên thiên nhiên để góp phần đưa tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6,7% so với năm 2015, kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10% so với năm 2015, tỷ suất tiêu hao năng lượng trên một đơn vị GDP giảm 1,5% so với năm 2015.
Thêm 4 dự án bất động sản ven biển ở miền Trung
Dự án Khu đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc là khu đô thị kiểu mẫu với dân cư hiện hữu đông đúc, cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, môi trường cảnh quan trong lành...
Tại buổi ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược phát triển các dự án ven biển mới phía Nam TP. Đà Nẵng giữa Công ty CP Đất Xanh miền Trung và Tập đoàn Đất Quảng, ông Trần Ngọc Thành, Tổng giám đốc Công ty CP Đất Xanh miền Trung cho biết, hai đơn vị sẽ trở thành nhà hợp tác đầu tư và phát triển 4 dự án BĐS ven biển mới gồm: Dự án Khu đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc; Dự án khu phố chợ mở rộng; Dự án khu đô thị nghỉ dưỡng ven biển Điện Ngọc - Điện Dương và Dự án sinh thái Ngọc Vinh.
Trong đó, dự án Khu đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc là khu đô thị kiểu mẫu với dân cư hiện hữu đông đúc, cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, môi trường cảnh quan trong lành, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu sinh hoạt, học tập, vui chơi giải trí của dân cư trong khu đô thị.
Hệ thống giao thông tại dự án đã hoàn chỉnh với những trục đường rộng: 17,5m; 22,5m; 27m; 34m và 51m. Hạ tầng kỹ thuật, điện sinh hoạt, hệ thống thông tin đồng bộ, đạt tiêu chuẩn của một đô thị hiện đại, cao cấp.
Dự án khu phố chợ mở rộngcó quy mô 6,4 ha. Đây là dự án đã được Đất Xanh miền Trung hoàn thiện giai đoạn 1. Cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, mở rộng theo tiêu chuẩn phát triển đô thị mới, phù hợp với định hướng, quy hoạch đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc.
Dự án khu đô thị nghỉ dưỡng ven biển Điện Ngọc - Điện Dương có quy mô 61,41 ha, sở hữu vị trí đắc địa ngay cạnh bãi tắm biển Điện Dương, giáp sông Cổ Cò, Khu đô thị Green City và chuỗi Resort 5 sao The Empire, Resort Ocean Villas, sân Golf Montgomerie Links.
Tương tự, Dự án khu sinh thái Ngọc Vinh với quy mô 9 ha, được quy hoạch hiện đại, giáp hồ sinh thái hiện hữu,mở ra không gian sống xanh, yên bình, hoà quyện cùng thiên nhiên…
Theo ông Trần Ngọc Thái, Trưởng Ban Khai thác phân tích, Thẩm định, Đầu tư dự án (Công ty CP Đất Xanh miền Trung), 4 dự án trên đều có những thế mạnh, ưu điểm riêng. T
rong đó, dự án Khu đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc hay dự án khu phố chợ mở rộng mang giá trị và tiềm năng thương mại lớn, phù hợp để phát triển kinh doanh. Trong khi, khu đô thị nghỉ dưỡng Điện Ngọc - Điện Dương liền kề bãi biển cùng sông Cổ Cò là nơi nghỉ dưỡng ven biển lý tưởng nhất. Dự án sinh thái Ngọc Vinh mang đến không gian sống xanh…
Với sự đa dạng này, sẽ tạo nhiều cơ hội lựa chọn cho khách hàng và phát triển mạnh hơn nữa những đô thị vệ tinh kiểu mẫu xung quanh TP. Đà Nẵng.
Được biết, từ năm 2012 đến nay Công ty CP Đất Xanh miền Trung đã hợp tác cùng Tập đoàn Đất Quảng triển khai thành công nhiều dự án BĐS trên địa bàn TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Trong đó, có thể kể đến dự án khu đô thị Phố chợ Điện Ngọc, dự án Ngân Câu - Ngân Giang, dự án Green City. Đây là những dự án đã mang lại lợi nhuận cho khách hàng cũng như nhà đầu tư với mức tăng trưởng lên đến 30%.
Đối với 4 dự án BĐS ven biển mới được giới thiệu, ông Trần Ngọc Thành khẳng định, sự hợp tác chiến lược giữa Tập đoàn Đất Quảng, Đất Xanh miền Trung nhằm mục đích mở rộng thị trường cũng như phát triển mạnh hơn các dịch vụ thương mại và nghỉ dưỡng tại các dự án. Các sản phẩm hợp tác sẽ có chính sách giá ưu đãi tốt nhất trên thị trường.(TBNH)
Nhà máy giấy công suất khủng sắp đi vào hoạt động, doanh nghiệp thủy sản kêu cứu
Theo thông tin từ Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt nam, tháng 8/2016 tới đây nhà máy giấy Lee&Man Việt Nam sẽ chính thức đi vào hoạt động. Nhà máy này thuộc tập đoàn Lee&Man Paper Hongkong – Trung Quốc, quy mô lớn nhất Việt Nam, top 5 trên thế giới, đặt tại Cụm công nghiệp Nam sông Hậu (hạ nguồn sông Mekong).
Nếu đi vào hoạt động, mỗi năm dự kiến nhà máy này sẽ thải ra khoảng 28.500 tấn xút (NaOH) xuống sông hậu, đây là chất độc đứng hàng thứ hai sau cyanuya, thạch tín. Hiện khu vực này không có hệ thống xử lý nước thải trung tâm đảm bảo yêu cầu an toàn.
Theo Vasep, nhà máy này được đặt ở vùng trũng nhất khu vực nên rất khó rửa trôi một khối lượng xút lớn (để sản xuất 1 tấn giấy hoặc bột giấy cần 50kg xút làm chất tẩy). Vì vậy nếu lượng xút này đổ ra sông Hậu và biển thì sẽ hủy hoại nguồn lợi thủy sản ở sông và biển, đồng thời ảnh hưởng lớn tới việc nuôi trồng thủy sản ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Đây quả thực là một vấn đề đáng lo ngại cho vùng sản xuất thủy sản trọng điểm của cả nước – ĐBSCL, khu vực chiếm trên 70% diện tích thủy sản, 40% sản lượng nuôi trồng và 60% sản lượng XK của cả nước.
Cục Lâm nghiệp đã đề nghị Bộ NN và PTNT báo cáo với Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giải quyết vụ việc trên.
có những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến môi trường nuôi trồng thủy sản, hoạt động sản xuất XK thủy sản, VASEP đã gửi công văn tới Quốc hội và Chính phủ khẩn cấp chỉ đạo việc kiểm tra, rà soát công nghệ xử lý nước thải của Dự án xây dựng nhà máy giấy của Công ty TNHH Giấy Lee&ManViệt Nam và chỉ đạo, yêu cầu đầy đủ và đồng bộ hoạt động giám sát xả thải của nhà máy Lee&Man bao gồm cả đầu tư thiết bị, cơ chế giám sát và thực thi.
25 triệu USD cho bản thiết kế Dự án Nâng cấp mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất
Ngày 13 và 14/6, tại thành phố Reading, Vương quốc Anh, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn /(BSR)/ Ban quản lý Dự án Nâng cấp mở rộng Nhà máy Lọc hóa dầu Dung Quất (DQRE) và nhà thầu Amec Foster Wheeler Energy Limited (AFW) tổ chức họp Quý III để kiểm điểm tình hình thực hiện Hợp đồng Tư vấn lập thiết kế tổng thể (FEED) – Dự án Nâng cấp mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.
Tại cuộc họp các Bên đã tập trung giải quyết nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến vướng mắc về kỹ thuật, các giải pháp tối ưu hóa công nghệ v.v. Các vấn đề liên quan đến tiến độ thực hiện Hợp đồng FEED; Các biện pháp cần áp dụng nhằm đẩy nhanh hơn nữa tiến độ thực hiện Hợp đồng để đảm bảo tiến độ thực hiện chung của Dự án.
Đến thời điểm hiện tại, Chủ đầu tư cùng nhà thầu đã cơ bản hoàn thành việc đánh giá lựa chọn các nhà thầu bản quyền mới cho Dự án và các Bên đang trong qua trình triển khai họp khởi động cho các gói thầu này.
AFW đã hoàn thành khảo sát đáy biển và khảo sát địa vật lý biển sẽ bắt đầu từ 16/06/2016, đánh giá tác động môi trường cũng đang được tiến hành cùng với việc khảo sát phông môi trường lần 2. Ngoài ra, chủ đầu tư tiếp tục làm việc với Nhà thầu AFW để phấn đấu đạt được tiến độ triển khai ngắn hơn trên cơ sở các hợp đồng bản quyền mới được ký kết.
Được biết, lập Thiết kế tổng thể (FEED) là hạng mục công việc quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị triển khai Dự án, là tiền đề để các nhà thầu tiến hành thiết kế chi tiết, mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị, xây dựng Nhà máy sau này. Tổng giá trị Hợp đồng FEED khoảng 25 triệu USD, thời gian thực hiện trong vòng 15 tháng từ tháng 8/2015 đến tháng 11/2016 do Công ty AFW được lựa chọn thực hiện thông qua việc tổ chức đấu thầu quốc tế.
Công ty AFW là một trong những nhà thầu tư vấn thiết kế lớn hàng đầu trên thế giới, trụ sở đặt tại nước Anh và có chi nhánh, văn phòng đại diện tại hầu hết các quốc gia trên thế giới. AFW là Nhà thầu tư vấn lập thiết kế tổng thể FEED cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất trước đây.