“Sự cố như kiểu Formosa, chúng ta có thể gọi là thảm hoạ môi trường”
Palau đốt tàu cá Việt Nam đánh bắt trái phép
Hà Nội “soán ngôi” Hải Phòng trong thu hút FDI 5 tháng
URC đề xuất “quà” 1 triệu đồng cho cán bộ kiểm nghiệm?
Chi 6 tỷ đào tạo, về trả lương 4 triệu
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh sáng 27-05-2016
- Cập nhật : 27/05/2016
Ninh Thuận: Tan giấc mộng Thép Cà Ná, phá giấc mơ khu công nghiệp
Quyết định cuối cùng đã được đưa ra. Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, trong một văn bản được ký vào ngày 19/5/2016, đã chính thức thông báo việc đồng ý hủy bỏ chủ trương cho liên doanh giữa Công ty cổ phần Tập đoàn Phát triển năng lượng Đại Dương và Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng vật liệu nghiên cứu, lập dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Cà Ná.
Quyết định này được đưa ra dựa trên đề xuất của Sở Kế hoạch và Đầu tư Ninh Thuận và lý do là vì nhà đầu tư không hoàn chỉnh hồ sơ đăng ký theo đúng thời hạn yêu cầu.
Giấc mộng này trên thực tế được “nuôi” từ cách đây 8 năm, khi Dự án Liên hợp Thép Cà Ná được cấp chứng nhận đầu tư vào tháng 9/2008 và khởi công xây dựng 2 tháng sau đó. Dự án do liên doanh Lion Group (Malaysia) và Vinashin làm chủ đầu tư, với tổng vốn đăng ký 9,8 tỷ USD.
Vào thời điểm được cấp chứng nhận đầu tư, Liên hợp Thép Cà Ná là dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất tại Việt Nam. Dự án này, cũng vào thời điểm đó, đã được đặt rất nhiều kỳ vọng, với mục tiêu xây dựng và vận hành khu liên hợp thép với công nghệ lò cao, lò chuyển ôxy, lò tinh luyện, cán nóng và cán nguội. Trong kế hoạch đặt ra, giai đoạn I (2008 - 2011), Dự án sẽ hoàn thành tổ hợp nhà máy thép có công suất 4,5 triệu tấn thép cuộn cán nóng/năm.
Tuy nhiên, do khó khăn về tài chính do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, Dự án chậm triển khai và cuối cùng, Lion Group đã tuyên bố rút khỏi Dự án. Đầu năm 2011, Ninh Thuận đã rút chứng nhận đầu tư dự án này.
Sau khi Dự án Liên hợp Thép Cà Ná “phá sản”, Thủ tướng Chính phủ vào tháng 5/2011 đã chấp thuận về chủ trương để chuyển đổi Dự án thành Khu công nghiệp Cà Ná với quy mô 1.000 ha. Tới tháng 8/2011, UBND tỉnh Ninh Thuận cũng đã đồng ý chủ trương cho Công ty cổ phần Phát triển năng lượng Đại Dương là đại diện tổ hợp các nhà đầu tư lập Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Cà Ná.
Đầu tháng 12/2011, Ninh Thuận chính thức đồng ý về chủ trương để Công ty cổ phần Tập đoàn Phát triển năng lượng Đại Dương và Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng vật liệu nghiên cứu, lập dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Cà Ná.
Theo kế hoạch, Khu công nghiệp Cà Ná được định hướng xây dựng thành một khu công nghiệp tập trung, phát triển các nhóm ngành năng lượng mới và năng lượng tái tạo để tận dụng nguồn tài nguyên gió và nắng của khu vực. Ngoài ra, Khu công nghiệp Cà Ná cũng định hướng thu hút một số nhóm ngành khác như điện phân nhôm và các sản phẩm sau điện phân nhôm, nhóm ngành cơ khí chế tạo máy và một số ngành công nghệ cao...
Việc phát triển Khu công nghiệp Cà Ná dự kiến được chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn I có diện tích 500 ha; giai đoạn II 483,9 ha.
Tuy nhiên, cho tới thời điểm này, chưa có bất cứ thông tin tích cực nào về việc dự án này được khởi động. Tỉnh Ninh Thuận chính thức thu hồi chủ trương đầu tư Dự án.
Giấc mơ Cà Ná đã tan. Trách nhiệm của Ninh Thuận tới đây sẽ là phải làm sao tìm kiếm chủ đầu tư để “thế chân” vào mảnh đất gần 1.000 ha đó.(BĐT)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ bàn gì với Thủ tướng Nhật bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G7?
Nhận lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ thăm Nhật Bản và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) mở rộng tại Mie, Nhật Bản từ ngày 26-28/5. Cũng trong dịp này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng sẽ có cuộc hội đàm song phương với Thủ tướng Abe.
Chia sẻ với một số hãng thông tấn, báo chí lớn của Nhật Bản về chuyến thăm Nhật Bản đầu tiên của mình trên cương vị Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết sẽ cùng với Ngài Thủ tướng Shinzo Abe trao đổi về những định hướng lớn và các biện pháp cụ thể thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa 2 nước phát triển mạnh mẽ hơn nữa trên các lĩnh vực. Trong đó, trọng tâm là tăng cường sự tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư, ODA, công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, y tế, giáo dục đào tạo, khoa học, công nghệ…
Việt Nam khẳng định chủ trương nhất quán về chính sách đối ngoại với Nhật Bản. Tôi mong rằng, kết quả chuyến đi sẽ tạo động lực mạnh mẽ đưa quan hệ Việt Nam-Nhật Bản tiếp tục đi vào chiều sâu, hiệu quả, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Thủ tướng cho biết kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao cách đây 43 năm, quan hệ Việt Nam-Nhật Bản đã có những bước tiến dài, phát triển vượt bậc, toàn diện và sâu sắc.
Nhật Bản là đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2015 đạt trên 28 tỷ USD. Hiện có khoảng 2.000 doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, trong đó có sự hiện diện của hầu hết các tập đoàn hàng đầu Nhật Bản, với trên 3.000 dự án và tổng vốn đăng ký 39 tỷ USD. Hai nước đang cùng triển khai nhiều dự án quy mô lớn trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, năng lượng của Việt Nam. Hợp tác giáo dục, khoa học công nghệ, văn hóa và giao lưu nhân dân cũng hết sức sôi động. Năm 2015, gần 700.000 lượt người Nhật Bản đã đến thăm Việt Nam và gần 200.000 người Việt Nam đến Nhật Bản.
"Có thể nói, quan hệ Việt Nam-Nhật Bản đang ở trong giai đoạn phát triển tốt đẹp nhất từ trước tới nay.", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng khẳng định.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc quan hệ hợp tác như thế nào với Nhật Bản trong tương lai sẽ tiếp tục phát triển như thế nào, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết Việt Nam khẳng định đường lối, chính sách đối ngoại nhất quán với Nhật Bản. "Chúng tôi mong muốn tiếp tục tăng cường hợp tác, làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản vì lợi ích của nhân dân hai nước, đóng góp thiết thực vào củng cố hòa bình, hữu nghị và hợp tác trong khu vực." Thủ tướng Việt Nam cũng chỉ ra những hướng lớn sẽ tập trung trong quan hệ Việt - Nhật.
Một là, triển khai Kế hoạch hành động đối với 6 ngành công nghiệp trong Chiến lược Công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam-Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030, trong đó mong muốn Nhật Bản tích cực hợp tác phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam.
Hai là, thúc đẩy liên kết kinh tế thông qua tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thương mại, đầu tư để đạt mục tiêu đến năm 2020 tăng gấp đôi kim ngạch thương mại và đầu tư như đã nêu trong Tuyên bố chung năm 2014, triển khai hiệu quả Hiệp định Đối tác kinh tế song phương (VJEPA).
Việc Cộng đồng ASEAN thành lập vào năm 2015 cũng như việc Việt Nam và Nhật Bản cùng tham gia xây dựng các liên kết kinh tế khu vực như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) sẽ mở ra những cơ hội mới để doanh nghiệp 2 nước tăng cường hợp tác đầu tư kinh doanh. Việt Nam đánh giá cao và mong muốn các công ty Nhật Bản đẩy mạnh đầu tư, kinh doanh vào Việt Nam, trong đó có những hình thức mới như hợp tác đối tác công-tư (PPP).
Ba là, Việt Nam mong muốn Nhật Bản duy trì ODA ở mức cao, nhất là trong các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu và các vấn đề môi trường, nâng cao năng lực quản lý, hỗ trợ triển khai hiệu quả các dự án quy mô lớn, tái cơ cấu kinh tế và tăng trưởng bền vững. Chúng tôi hoan nghênh việc Nhật Bản triển khai Chương trình “đối tác cơ sở hạ tầng chất lượng” ở châu Á, một sáng kiến của Thủ tướng Shinzo Abe và mong muốn Việt Nam sẽ trở thành đối tác ưu tiên của Nhật Bản trong chương trình này.
Bốn là, tăng cường hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp và khoa học kỹ thuật. Đây là các lĩnh vực mà cả hai nước đều có nhu cầu và tiềm năng phát triển, tạo điều kiện chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển bền vững.
Năm là, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam - một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và đang phải đối mặt với tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng tại các tỉnh Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long.
Không phân biệt đối xử với các tổ chức mua bán nợ trong và ngoài nước
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì cuộc họp cho ý kiến dự thảo Nghị định về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ (Ảnh VGP)
Chiều ngày 25/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã chủ trì cuộc họp cho ý kiến dự thảo Nghị định về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ, doNgân hàng Nhà nước soạn thảo.
Sau khi nghe góp ý từ các bộ, ngành, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhận định, việc xây dựng Nghị định này là khó khăn khi Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trong đầu tư, kinh doanh mua bán nợ và đồng tình với việc dự thảo Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh dịch vụ mua bán nợ theo đúng tinh thần của Luật Đầu tư (sửa đổi).
Nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo, Phó Thủ tướng đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát lại các khái niệm về mua bán nợ, nhất là khái niệm kinh doanh mua bán nợ để tách bạch hoạt động mua nợ để bán với việc mua bán nợ để tái cấu trúc khoản nợ và doanh nghiệp; quy định khả thi về vốn điều lệ của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực mua bán, tư vấn và môi giới mua bán nợ, trách nhiệm điều hành hoạt động của sàn giao dịch nợ.
Phó Thủ tướng yêu cầu tinh thần xây dựng Nghị định này là không được trái với các quy định của Hiến pháp, bảo đảm quyền tự do kinh doanh, tuân thủ các quy định của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, đồng thời, không tạo ra phân biệt đối xử với các tổ chức kinh doanh mua bán nợ trong nước và nước ngoài trừ các quy định đặc thù như mua bán nợ bằng trái phiếu đặc biệt của VAMC.
“Một khi đã tham gia thị trường chung kinh doanh dịch vụ mua bán nợ này thì tất cả phải tuân thủ quy định, kể cả VAMC và Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC)”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính là cơ quan quản lý nhà nước về dịch vụ mua bán nợ; giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì việc sửa đổi Nghị định 155/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, trong đó có quy định xử phạt khi vi phạm kinh doanh dịch vụ mua bán nợ.
Luật Đầu tư (sửa đổi) quy định đầu tư kinh doanh dịch vụ mua bán nợ là một trong các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Hiện nay, cùng với 15 ngành nghề khác thì đầu tư kinh doanh dịch vụ mua bán nợ chưa được quy định về điều kiện kinh doanh. Việc xây dựng khung khổ pháp lý cho hoạt động này là cần thiết trong bối cảnh từ ngày 01/7 tới, Chính phủ công bố điều kiện kinh doanh đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tiếp Giám đốc ADB tại Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp ông Eric Sidgwick, Giám đốc Quốc gia Ngân hàngPhát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Tại buổi tiếp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định cá nhân ông Eric Sidgwick và Văn phòng ADB tại Việt Nam sẽ là cầu nối quan trọng để phát triển quan hệ Việt Nam-ADB và giúp Việt Nam là thành viên tích cực, có trách nhiệm tại ADB.
Thủ tướng bày tỏ tin tưởng với kinh nghiệm lâu năm làm việc cho các đối tác phát triển hàng đầu thế giới, ông Eric Sidgwick sẽ đóng góp thiết thực tư vấn giúp Chính phủ Việt Nam hoạch định và triển khai các chính sách phát triển mang tính bền vững.
Thủ tướng đánh giá cao ADB trong thời gian qua đã có những hỗ trợ Việt Nam bằng việc cung cấp nguồn tài chính, hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn chính sách.
Thủ tướng cũng bày tỏ cảm ơn sự ủng hộ của ADB đối với các chủ trương, chính sách lớn mà Chính phủ Việt Nam đã và đang triển khai.
Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức trong quản lý kinh tế và các bất lợi của biến đổi khí hậu khó lường, Chính phủ Việt Nam khẳng định quyết tâm sẽ thực hiện thành công các cải cách kinh tế nhằm thúc đẩy ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế.
Thủ tướng nêu rõ Chính phủ Việt Nam ủng hộ Chiến lược tổng thể của ADB đến năm 2030 nhằm tiếp tục hỗ trợ các nước thành viên giải quyết vấn đề nghèo đói, phát triển không đồng đều, biến đổi khí hậu và thúc đẩy lĩnh vực tư nhân.
Việt Nam luôn ủng hộ ADB tiếp tục cải cách về quy trình hoạt động, tổ chức nhân sự để tăng cường hiệu suất, hiệu quả hoạt động của ADB trong thời gian tới.
Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng luôn coi trọng việc xây dựng và thực hiện Chiến lược Đối tác quốc gia (CPS) Việt Nam 2016-2020 của ADB và Việt Nam.
Thủ tướng cũng đánh giá cao ADB tổ chức kỷ niệm 50 năm thành lập và 20 năm thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam, coi đây là sự kiện quan trọng để ADB và Việt Nam nhìn lại các hoạt động và nâng cao vai trò trong khu vực.
Thủ tướng nêu rõ sẵn sàng đón tiếp Chủ tịch ADB trở lại thăm Việt Nam, coi đây là sự kiện quan trọng trong quan hệ hai bên.
Giám đốc quốc gia ADB Eric Sidgwick bày tỏ vui mừng vì ADB nói chung và cá nhân ông nói riêng được đóng góp sức mình hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế-xã hội.
Ông Eric Sidgwick nhấn mạnh thời gian qua Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế đánh giá rất cao trong việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô bền vững, hợp lý, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức. Điều này thể hiện năng lực của Chính phủ Việt Nam.
ADB đang ngày càng nỗ lực tốt hơn, nhanh hơn và mạnh hơn, sẵn sàng chia sẻ những bài học kinh nghiệm trong quá trình phát triển, hỗ trợ Việt Nam vượt qua thách thức trong thời gian tới, nhất là trên các lĩnh vực như phát triển cơ sở hạ tầng, ứng phó biến đổi khí hậu, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển khu vực tư nhân, tư vấn chính sách kinh tế vĩ mô.
Thủ tướng phê duyệt Hiệp định vay vốn Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt nội dung Hiệp định vay vốn ODA Nhật Bản giữa Chính phủ Việt Nam và cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam (JICA) và cơ chế tài chính của khoản vay cho Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình và đường dây truyền tải (khoản vay lần 4).
Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Lãnh đạo Bộ Tài chính thay mặt Chính phủ Việt Nam ký kết Hiệp định vay trên với phía Nhật Bản. Bộ Ngoại giao thực hiện các thủ tục đối ngoại cần thiết cho việc ký kết Hiệp định vay.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thực hiện nghiêm các nghĩa vụ của Bên vay nợ liên quan đến trách nhiệm của cơ quan thực hiện dự án được quy định tại Hiệp định vay; các cam kết về đảm bảo hiệu quả dự án và khả năng trả nợ bao gồm cả ưu tiên bố trí đủ nguồn trả nợ cho dự án trong những năm đầu hoạt động chưa có lãi và thu xếp đầy đủ kịp thời vốn đối ứng để thực hiện dự án đúng tiến độ.
Bộ Công Thương chịu trách nhiệm kiểm soát trị giá vốn vay tính đến khoản vay lần 4 nằm trong mức vốn vay nước ngoài được phê duyệt; chỉ đạo EVN giám sát chặt chẽ và thực hiện Dự án đúng quy định, có hiệu quả, quản lý chặt về chi phí, sản lượng và tiến độ dự án. Trong trường hợp phát sinh rủi ro ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư, kịp thời thông báo cho Bộ Tài chính và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Đối với các dự án tiếp theo, Bộ Tài chính có đánh giá tổng thể từ kết quả sản xuất kinh doanh của EVN đối với các cam kết của EVN về việc bù những khoản thiếu hụt trong thời gian đầu tư các dự án từ nguồn vốn tự có, đảm bảo hiệu quả và khả năng trả nợ.