Nhu cầu tuyển dụng người biết tiếng Nhật tăng 40%
Tỷ lệ chậm, hủy chuyến bay năm 2015 giảm sâu so với năm 2014
Công an truy tìm chủ hụi bị tố quỵt nợ 26 tỷ
Dự án di dân ở Nghệ An chậm do thiếu... tiền
Mỗi năm, 12.000 người Việt mất cơ hội làm việc ở Hàn Quốc
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh chiều 28-05-2016
- Cập nhật : 28/05/2016
Ông Obama phát biểu với G7 về sự phát triển vượt bậc của Việt Nam
Tổng thống Mỹ Barack Obama trong cuộc tiếp xúc song phương với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng một lần nữa nhấn mạnh kết quả tuyệt vời chuyến thăm Việt Nam vừa qua.
Ngày 27/5, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã gặp gỡ, tiếp xúc song phương với nguyên thủ, lãnh đạo các nước bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng tại Nhật Bản, trong đó có Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Tổng thống Mỹ Barack Obama bày tỏ cảm ơn chân thành tới tình cảm và sự đón tiếp trọng thị, chu đáo mà nhân dân Việt Nam và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dành cho Tổng thống trong chuyến thăm Việt Nam vừa qua, cho rằng đây là chuyến thăm tuyệt vời và rất nhiều ấn tượng. Tổng thống Obama cho biết nhân dịp này sẽ phát biểu với các nước G7 về sự phát triển vượt bậc của Việt Nam.
Trước đó, Tổng thống Obama vừa có chuyến thăm Việt Nam từ ngày 22-25.5. Trong chuyến thăm, Việt Nam và Mỹ đã ký kết nhiều thoả thuận quan trọng. Tổng thống Obama cũng đã tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam.
Tại các cuộc gặp song phương, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao sự phát triển tốt đẹp của quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước và các tổ chức quốc tế, khẳng định chính phủ Việt Nam quyết tâm đưa quan hệ đi vào chiều sâu, thực chất, đặc biệt là hợp tác kinh tế; mong muốn các nước và các đối tác ủng hộ Việt Nam tăng cường vai trò và trách nhiệm tại các tổ chức quốc tế, tiếp tục phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn đa phương quan trọng ở khu vực và trên thế giới, trong đó có việc ủng hộ Việt Nam ứng cử vào Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021 và ứng cử vào vị trí Tổng giám đốc UNESCO nhiệm kỳ 2017-2021.
Về vấn đề Biển Đông, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh các nước đã có lập trường tích cực, ủng hộ Việt Nam và ASEAN trong giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không tại Biển Đông, góp phần duy trì hòa bình, ổn định cho thịnh vượng và phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Tại cuộc gặp với Tổng thống Pháp Francois Hollande, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh chuyến thăm Việt Nam sắp tới của Tổng thống, tin tưởng chuyến thăm sẽ tạo ra những xung lực mới cho quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp. Thủ tướng cảm ơn sự hỗ trợ hiệu quả của Pháp trong hợp tác phát triển với Việt Nam. Hai nhà lãnh đạo nhất trí có các biện pháp thúc đẩy kim ngạch thương mại song phương tăng gấp đôi trong thời gian tới, đồng thời tăng cường hợp tác chặt chẽ để triển khai có hiệu quả Thỏa thuận về biến đổi khí hậu COP 21.
Gặp gỡ Thủ tướng Canada Justin Trudeau, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Canada tiếp tục hỗ trợ phát triển cho Việt Nam thông qua ODA và ủng hộ Việt Nam được tiếp cận nguồn vốn IDA ưu đãi của World Bank sau 2017; hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam để nâng cao năng lực thực thi TPP; khuyến khích các doanh nghiệp Canada gia tăng đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chính thức mời Thủ tướng Ca-na-da dự Hội nghị APEC năm 2017 và thăm song phương Việt Nam vào thời gian sớm nhất. Thủ tướng Trudeau đã gửi lời cảm ơn và nhận lời.
Phát biểu tại cuộc hội kiến với Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker và Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn Ủy ban Châu Âu, Hội đồng châu Âu và các nước thành viên EU đã tích cực thúc đẩy hoàn tất tiến trình phê chuẩn Hiệp định khung Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA) với Việt Nam và đề nghị EU phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam triển khai Hiệp định này.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có các cuộc tiếp xúc song phương với Thủ tướng Đức Angela Merkel, Thủ tướng Anh David Cameron, Thủ tướng Italia Matteo Renzi và Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim.
Xử lý hàng giả hàng nhái vẫn theo kiểu “bấm ngọn tỉa cành”
Vấn nạn hàng giả, hàng nhái và vi phạm sở hữu trí tuệ đang gây ảnh hưởng xấu đến các nhà sản xuất, người tiêu dùng và cả nền kinh tế. Đặc biệt trong điều kiện kinh tế khó khăn, thu nhập chung của xã hội còn thấp thì nạn hàng giả, hàng nhái càng có điều kiện phát triển và lan rộng trên hầu như tất cả các ngành hàng.
Theo ông Nguyễn Đức Hiệp, Tổng công ty Thép Việt Nam, sản phẩm nhái thương hiệu được đặt sản xuất ở những cơ sở sản xuất kém chất lượng hoặc nhập khẩu từ nước ngoài với chất lượng thấp hơn, giá thành sản xuất thấp hơn. Sau đó cơ sở trong nước cố tình in nhãn mác thương hiệu các đơn vị thuộc Tổng công ty Thép, bán trà trộn ra thị trường với giá thấp hơn từ 20 - 30%.
“Tình trạng này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị. Doanh nghiệp bị giảm sản lượng tiêu thụ, giảm thị phần, ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp, gây nghi ngờ cho người tiêu dùng, thiệt hại về kinh tế về thương hiệu”, ông Hiệp cho biết.
Tương tự, đại diện Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao cũng bức xúc khi chia sẻ: Vấn nạn phân bón giả, phân bón nhái, phân bón kém chất lượng đang hoành hành dữ dội từ khắp các vùng, miền trên toàn quốc. Vấn nạn này không những ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người nông dân - những người mua và sử dụng phân bón, mà còn ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của các nhà sản xuất chân chính.
“Các cơ sở thường làm hình thức bao bì gần giống các sản phẩm của các Công ty có uy tín trên thị trường, từ màu sắc, kích thước, tên sản phẩm, thậm chí cả Logo với mục đích làm cho người nông dân mua sản phẩm nhầm tưởng đó là các sản phẩm của các Công ty có uy tín trên thị trường, sau đó đóng phân bón không đảm bảo chất lượng trong bao bì trên để thu lợi bất chính”, đại diện doanh nghiệp nói.
Nhận định về thực trạng hàng giả, hàng nhái và vi phạm sở hữu trí tuệ, Luật sư Nguyễn Anh Ngọc, Trưởng phòng Nhãn hiệu và Xử lý vi phạm, Công ty INVESTIP cho rằng, trên thị trường thì hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng nhiều và khó phân biệt, đặc biệt ở những nhóm hàng thuộc lĩnh vực công nghệ cao như thiết bị máy tính, thuốc chữa bệnh hay nhóm hàng hóa phục vụ tiêu dùng như quần áo, mỹ phẩm...
“Đáng lưu ý, hành vi vi phạm còn xuất hiện ở nhóm hàng hóa có khả năng gây hậu quả, ảnh hưởng đến, tính mạng, sức khỏe con người như thuốc bảo vệ thực vật, sắt thép xây dựng, thực phẩm, đồ uống....”, Luật sư Nguyễn Anh Ngọc cho biết.
Chế tài hành chính không đủ sức răn đe
Công tác đấu tranh chống hàng giả và thực thi quyền sở hữu trí tuệ những năm qua nhìn chung vẫn được duy trì và phát huy khá tốt, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra. Với phương thức và thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt, các đối tượng vi phạm ngày càng gây khó khăn lớn cho doanh nghiệp trong việc phát hiện, xác minh, theo dõi quy luật hoạt động, thu thập chứng cứ…
Trong khi đó, nhận thức của xã hội, thói quen tiêu dùng và tập quán sinh hoạt của cộng đồng còn nhiều hạn chế, tâm lý sính dùng đồ hàng hiệu giá rẻ là mảnh đất màu mỡ cho hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ tồn tại và phát triển.
Luật sư Nguyễn Anh Ngọc cho rằng, biện pháp xử lý hành chính hiện nay vẫn được các doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn và sử dụng chủ yếu tại Việt Nam, do các thủ tục tại Tòa án còn phức tạp, phiền hà với doanh nghiệp. “Chế tài hành chính hiện vẫn không đủ sức răn đe. Việc phát hiện và xử lý chủ yếu vẫn tập trung vào khâu lưu thông, bán lẻ hàng hóa vi phạm, dẫn đến hiệu quả đấu tranh chống hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ chưa triệt để”.
Đại diện Tổng công ty Thép Việt Nam, ông Nguyễn Đức Hiệp lại gợi ý đề xuất thành lập trong mỗi công ty một tổ chuyên chống hàng giả, để điều tra và tiếp nhận thông tin, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan để xử lý khi phát hiện ra đối tượng sản xuất, mua bán hàng giả.
Trước thực trạng hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ hết sức nhức nhối, với những thủ đoạn tinh vi, ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương nhận định, trong công tác quản lý cần phải hết sức quan tâm đến các văn bản quy phạm pháp luật. Hiện nay, một số còn bất cập, chồng chéo hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe.
Bên cạnh đó, sự phối kết hợp giữa các lực lượng điều tra, kiểm soát và xử lý vi phạm trong thời gian qua mặc dù đã có cố gắng nhưng còn có nhiều vấn đề cần khắc phục. Các doanh nghiệp cũng cần tiên quyết bảo vệ quyền lợi của chính mình, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng cũng như sự nghiêm minh của pháp luật, từ đó xác định quyết tâm và đầu tư cả về kinh phí và nguồn lực để công tác đấu tranh, phòng ngừa mang lại kết quả cao.
Cũng theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, một vấn đề khác cũng không kém phần quan trọng, đó là công tác thông tin, tuyên truyền, đấu tranh chống lại vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ cần phải được đẩy mạnh, trong đó có vai trò hết sức quan trọng của các cơ quan thông tấn báo chí. Nếu thiếu các cơ quan này sẽ không thể tạo ra hiệu quả công tác.(VOV)
Trung Quốc lần đầu điều máy bay không người lái ra đảo Phú Lâm
Ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc triển khai máy bay không người lái tàng hình ra đảo Phú Lâm. Nguồn: ISI
Ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc triển khai máy bay không người lái tàng hình ra đảo Phú Lâm. Nguồn: ISI
Hà Nội duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn
Hình ảnh lễ hạ thủy tàu Gepard mà Nga đóng cho Hải quân Việt Nam
Lễ Hạ thủy chiếc tàu thứ hai của cặp thứ nhì tàu khu trục lớp " Gepard 3.9", thiết kế cho Lực lượng Hải quân Việt Nam, được tổ chức tại Nhà máy Zelenodolsk mang tên A. M.Gorky, phòng báo chí của xí nghiệp thông báo.
Đây là chiếc tàu cuối của cặp tàu Gepard sẽ được giao cho Việt Nam cuối năm nay. Ảnh Sputnik/Maxim Bogovid