Dự án thi công đúng tiến độ, niềm tin của người mua nhà Hà Tĩnh được phục hồi.
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh 29-05-2016
- Cập nhật : 29/05/2016
“Sự cố như kiểu Formosa, chúng ta có thể gọi là thảm hoạ môi trường”
Tại cuộc hội thảo Thương mại tự do: Dịch chuyển đầu tư và các vấn đề môi trường ở Việt Nam diễn ra vào hôm qua (27/5), ông Bái cho biết, những tiêu chuẩn công nghệ đặc biệt tiêu chuẩn rác thải đang là thách thức lớn đối với bảo vệ môi trường của Việt Nam.
“Những tiêu chuẩn của Việt Nam, nếu như trước đây quá dễ dãi để trải thảm đỏ cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam đang để lại những lo lắng rất lớn về môi trường và xã hội. Trước xu hướng đầu tư ngày càng tự do vào Việt Nam, cơ chế thị trường chúng ta có quyền lựa chọn những nhà đầu tư ngoài thoả mãn lợi ích kinh tế cần đảm bảo khía cạnh môi trường, xã hội”, ông Bái nói.
Dẫn chứng trường hợp nhà máy thép Formosa (Hà Tĩnh), ông Bái cho biết, việc cho phép Formosa xả thải 11.000m3 một ngày đêm, trong khi công suất dự tính ban đầu là 43.000m3 là rất lớn, đe doạ môi trường là hiện hữu.
Cũng theo ông Bái trong làn sóng đầu tư vừa qua chúng ta nhìn nhận chưa hết khả năng tiếp nhận ô nhiễm và chất thải, ở nhiều khu vực đã chạm đến mức trần.
Về vấn đề đạo đức môi trường của nhà đầu tư, theo ông Bái hiện vẫn chỉ có mức độ, khi chúng ta nhận chuyển giao công nghệ, làm chủ công nghệ không tốt hệ quả chất thải công nghệ nhiều, rủi ro về mặt môi trường rất lớn. “Vũng Áng, Formosa chúng ta có thể gọi đó là thảm hoạ môi trường”, ông Bái cho hay.
“Dù Formosa có cải tiến công nghệ tốt hơn nhưng thảm hoạ môi trường xuất phát từ rủi ro môi trường, xuất phát từ việc chưa làm chủ công nghệ trong một thời điểm nào đấy”, ông Bái cho biết thêm.
Cũng theo ông, quá trình đánh giá môi trường vừa qua kém nên đã tiếp nhận những dự án đầu tư với rủi ro môi trường lớn, để cải thiện theo ông cần đánh giá tác động môi trường và quá trình xây dựng.
Việc đánh giá môi trường chiến lược theo ông là đánh giá rất quan trọng nhưng hiện nay chưa nhận định được hết tầm quan trọng và năng lực đánh giá còn hạn chế, nguồn lực hạn chế nên hệ quả để lại những tác động, thách thức ở liên vùng hoặc vùng nóng chưa giải quyết được.
“Vấn đề Vũng Áng là vấn đề phụ thuộc vào đánh giá liên vùng nhưng trong khoảng thời gian dài chúng ta đã coi nhẹ điều này. Khi đàm phán đầu tư, vấn đề liên quan đến trách nhiệm nhà đầu tư với môi trường cần được quan tâm hơn trong khi Việt Nam chưa chú trọng lắm”, ông Bái nhấn mạnh.
Ngoài ra, ông Bái cũng cho biết, nhận thức về vấn đề môi trường trong việc xây dựng luật còn khá hạn chế, hệ thống quan trắc kém…
Nhận xét chung về ngành thép ở Việt Nam, ông Bái cho biết “sự cố Formosa” về cơ bản bắt nguồn từ công nghệ quặng sắt được nghiền ra thành bột cùng với than, trộn với than cốc đốt trong lò cao, phương pháp này tiêu thụ nhiều than và sinh ra xỉ (than), khí dioxdide carbon và bụi, phát thải nhiều chất độc hại ra môi trường… và hệ thống xử lý nước thải chưa đảm bảo.
Liên quan đến việc xác định nguyên nhân cá chết hàng loạt tại ven biển các tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế, mớit đây Chủ tịch Hội nghề các Việt Nam đã có công văn đề nghị Chính phủ và các bộ ngành đẩy nhanh tiến độ xác định nguyên nhân.
Theo lãnh đạo Hội nghề cá, càng kéo dài tiến độ xác định nguyên nhân thì chất độc trong trầm tích ở đáy biển sẽ bị pha loãng dần. Các mẫu cá ở thời điểm đầu tháng 4/2016 được lưu tại phòng kiểm nghiệm đã hết hạn và sẽ được tiêu hủy, khiến việc truy tìm nguyên nhân chính xác khó khăn hơn rất nhiều.
Palau đốt tàu cá Việt Nam đánh bắt trái phép
Ngày 27/5, lực lượng chức năng Palau đã đốt một tàu cá Việt Nam bị phát hiện đánh bắt thủy hải sản trái phép trong vùng biển nước này.
Tổng thống Remengesau nhấn mạnh Palau sẽ không “nương tay” với các hành vi đánh bắt trộm nào tại đảo quốc này. Hồi tháng 6 năm ngoái, Palau đã đốt 4 tàu cá của Việt Nam. Dự kiến, Palau sẽ đốt thêm nhiều tàu đánh bắt bất hợp pháp khác theo chính sách cứng rắn của nước này.
Tổng thống Remengesau cũng công bố kế hoạch tăng cường bổ sung các tàu tuần tra, giám sát trên không và vệ tinh theo dõi với công nghệ tiên tiến.
Palau là quốc đảo nằm ở phía Tây Thái Bình Dương, gần Philippines và Indonesia, với dân số khoảng 21.000 người. Nước này đã thiết lập một khu bảo tồn sinh vật biển rộng 500.000 km2, trở thành một trong những khu lớn nhất trên thế giới, bao trùm vùng biển sinh sống của 1.300 loài cá và 700 loài san hô.
Hà Nội “soán ngôi” Hải Phòng trong thu hút FDI 5 tháng
Theo báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội 5 tháng đầu năm của Tổng cục Thống kê, Hà Nội là địa phương thu hút nhiều vốn FDI đăng ký mới nhất tại 1,86 tỷ USD, soán vị trí thứ nhất của Hải Phòng.
Luxembourg vượt Singapore giữ vị trí nhà đầu tư FDI vào Việt Nam lớn thứ hai với 1,25 tỷ USD, xếp sau Hàn Quốc tại vị trí đầu bảng.
Công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài nhất.
URC đề xuất “quà” 1 triệu đồng cho cán bộ kiểm nghiệm?
Quản lý nhãn hàng URC Nguyễn Phước Quý Trường thừa nhận nhân viên URC có đề xuất "quà" cho cán bộ NIFC.
Liên quan đến nghi án "hối lộ 1 tỷ" của URC cho cán bộ Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia (NIFC), đại diện đơn vị này đã lên tiếng.
Cụ thể, trao đổi với Tuổi trẻ, Quản lý nhãn hàng URC Nguyễn Phước Quý Trường khẳng định email trong nghi án trên đã bị chỉnh sửa.
Vị này nói email nguyên gốc có nội dung nhân viên URC khi chuẩn bị đi gặp đại diện của NIFC đã đề xuất công ty chi 1 triệu đồng và một số chai C2 làm "quà". Tuy nhiên, khi bức thư được tung lên mạng thì lại thành con số 1 tỷ. Tức là từ 1M thành 1B (1Million và 1Billion - 1 triệu và 1 tỷ).
Đáng chú ý là theo nguồn tin trên thì đại diện của URC không giải thích về thông tin "gửi quà" nhằm "làm đẹp kết quả kiểm nghiệm" như nội dung email được cho là giả mạo.
Phía Viện Kiểm nghiệm cũng đã bác bỏ việc nhận quà 1 tỷ đồng như trong email phát tán trên mạng.
Liên quan đến vụ việc nói trên, một lãnh đọa Cục An ninh Văn hóa Thông tin truyền thông (A87) đã xác nhận đơn vị đang vào cuộc làm rõ thông tin phát tán trên mạng về nghi án hối lộ nêu trên.
Ngoài ra, ngày 20/5, Thanh tra Bộ Y tế đã quyết định dừng lưu thông và thu hồi các lô C2, Rồng đỏ của URC gồm: Lô Trà xanh hương chanh C2, NSX 04/02/2016 - HSD 04/02/2017.
Lô nước tăng lực hương dâu hiệu Rồng đỏ, NSX 19/02/2016 - HSD 19/11/2016 và nước tăng lực hương dâu hiệu Rồng đỏ, NSX 10/11/2015 - HSD 10/08/2016.
Sau đó, URC tiếp tục thông báo ngừng lưu thông và thu hồi 2 lô gồm: Lô nước C2, NSX 11/1/2016 - HSD 11/1/2017 và lô Rồng đỏ, NSX 14/1/2016 - HSD 14/1/2017.
Chi 6 tỷ đào tạo, về trả lương 4 triệu
Học viên Trung tâm Vệ tinh Quốc gia thử nghiệm vệ tinh MicroDragon tại Học viện kỹ thuật Kyushu (Nguồn VNSC)
“Lắp ráp vệ tinh hàng trăm triệu đô nhưng lương có mấy triệu đồng, vẫn lo tiền thuê nhà, tiền chi phí sinh hoạt thì làm sao tâm huyết được”.
PGS.TS Phạm Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Vệ tinh Quốc gia
Theo PGS.TS Phạm Anh Tuấn, Trung tâm Vệ tinh Quốc gia (VNSC) đã cử 35 cán bộ trẻ sang học thạc sỹ công nghệ vũ trụ tại 5 trường đại học hàng đầu của Nhật Bản với bốn đợt, mỗi đợt 2 năm. Để có thể tham gia khóa học này, các ứng viên phải trải qua quá trình xét tuyển ngặt nghèo thực hiện bởi hội đồng chuyên gia của Nhật Bản và Việt Nam.
Chi phí cho mỗi cán bộ trẻ tham gia khóa đào tạo này là hơn 250 nghìn USD một người (gần 6 tỷ đồng). Chi phí này gồm tiền học phí, sinh hoạt phí (như đào tạo một thạc sỹ bình thường theo tiêu chuẩn nhà nước), chi phí nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, lắp ráp và thử nghiệm một vệ tinh Micro nặng 50kg, kích thước 50x50x50cm để các học viên có thể thực hành thiết kế, lắp ráp, chế tạo.
Trong số 35 cán bộ được cử đi, 11 học viên đã về nước và đang làm việc tại Trung tâm Vệ tinh Quốc gia. Trong số đó, chỉ 6 người có biên chế nhà nước, trả lương theo hệ số lương nhà nước (khoảng 3 đến 5 triệu đồng một tháng cho một kỹ sư ra trường từ 1 đến 5 năm). Số lượng còn lại phải nhận lương từ nguồn hỗ trợ của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, ngân sách các đề tài khoa học của Trung tâm Vệ tinh Quốc gia.
Mặc dù, Trung tâm Vệ tinh Quốc gia đã cố gắng đảm bảo cho các cán bộ này được nhận lương cao hơn mức lương cơ bản theo quy định của nhà nước, tuy nhiên so với yêu cầu của ngành công nghệ cao và mũi nhọn như công nghệ vũ trụ, mức đãi ngộ đó còn chưa tương xứng ngay cả đối với một số đơn vị trong nước và có sự chênh lệch lớn so với các cơ sở công nghệ vũ trụ ở khu vực Đông Nam Á. “Khó khăn lớn nhất trong phát triển công nghệ vũ trụ hiện nay là đội ngũ nhân lực có được nuôi dưỡng để đảm bảo yên tâm công tác không? Lắp ráp vệ tinh hàng trăm triệu đô nhưng lương có mấy triệu đồng, vẫn lo tiền thuê nhà, tiền chi phí sinh hoạt thì làm sao tâm huyết được”, PGS Phạm Anh Tuấn nói.
Lo chảy máu chất xám
Theo PGS Phạm Anh Tuấn, Công nghệ Vũ trụ (CNVT) được đánh giá là “biểu tượng sức mạnh công nghệ và khả năng cạnh tranh công nghệ cao” của mỗi quốc gia trên thế giới. Do đó, chế độ đãi ngộ với nhân lực chất lượng cao của ngành này cần phải quan tâm hơn nữa, nhất là khi chúng ta sắp có cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại hàng đầu Đông Nam Á (đang xây dựng tại KCN cao Hòa Lạc, dự kiến khánh thành vào 2018). “Nhà nước cũng đã có những cơ chế đặc thù cho ngành năng lượng nguyên tử, Viện Công nghệ tiên tiến Việt Nam – Hàn Quốc và các trường đại học quốc tế ở Việt Nam như Đại học Việt – Đức, Đại học Việt - Pháp. Tôi đề xuất VNSC ít nhất cũng được hưởng cơ chế đặc thù tương tự với các đơn vị trên”, ông Tuấn nói.
Theo ông Tuấn, đào tạo một kỹ sư, thạc sỹ về công nghệ vũ trụ tốn kém nhiều thời gian và chi phí bởi vì họ được đào tạo cả về lý thuyết lẫn thực hành. Nguồn nhân lực chất lượng cao này là nhu cầu của không chỉ ngành công nghệ vũ trụ mà còn của các ngành công nghệ cao khác như công nghệ ô tô, công nghệ điện tử. Do đó, việc chảy máu chất xám rất dễ xảy ra do các ngành khác đãi ngộ cao hơn và không mất chi phí đào tạo nhân lực.
Ngành KHCN chưa có phụ cấp công việc
Theo TS Nguyễn Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, trong các ngạch công chức, viên chức ở nước ta, chỉ duy nhất ngành KHCN chưa có phụ cấp, hỗ trợ ngoài mức lương cơ bản. Mức lương này thấp hơn rất nhiều so với các nước cùng trình độ trong khu vực.