Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên còn cao
Hiệp hội BĐS Việt Nam kiến nghị dừng quy định chung cư phải có 3 tầng hầm
Chính thức tăng lương cho cán bộ công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Bồi đắp đảo nhân tạo quy mô lớn đang đe dọa hòa bình, ổn định
Hội nghề cá đề nghị sớm công bố nguyên nhân cá chết hàng loạt ở miền Trung
Báo Nga bình luận về chuyến thăm Việt Nam của ông Obama
- Cập nhật : 26/05/2016
(tin kinh te)
Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Barack Obama thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế. Báo “Độc lập” của Nga có bài viết cho rằng qua chuyến đi này, Tổng thống Obama muốn biến đưa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên một tầm cao mới.
Theo tờ báo, mục đích chuyến thăm lần này của ông Obama rất lớn, đó là kéo Việt Nam đứng về phía Mỹ trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc đang căng thẳng liên quan đến vấn đề Biển Đông.
Tờ báo của Nga cũng đặt vấn đề sự ấm lên trong quan hệ Việt-Mỹ sẽ ảnh hưởng như thế nào tới Nga. Việt Nam là đối tác chiến lược đáng tin cậy và lâu dài của Nga. Chuyến thăm gần đây của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc một lần nữa khẳng định điều này.
Tuy nhiên, hiện nay, kim ngạch thương mại Nga-Việt kém xa so với kim ngạch thương mại giữa Mỹ và Việt Nam hay giữa Trung Quốc với Việt Nam.
Nhà nghiên cứu hàng đầu của Viện nghiên cứu Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga Grigory Lokshin cho tờ Độc lập biết, năm 2015 kim ngạch thương mại 2 chiều (không bao gồm hợp tác quốc phòng) giữa Việt Nam và Liên bang Nga đat 3,9 tỷ USD, tăng 4% so với trước. Gần 75% vũ khí và thiết bị quân sự của Việt Nam do Nga và Liên Xô cũ sản xuất. Trong năm 2015 lượng trang bị vũ khí Nga cung cấp cho Việt Nam đạt 714 triệu USD.
Theo tờ báo, Nga có mối quan hệ chặt chẽ với cả Trung Quốc và Việt Nam nên tránh bình luận trực tiếp về xung đột giữa hai nước. Dù muốn hay không Moscow vẫn phải giữ thế cân bằng. Tuy nhiên, việc xuất hiện một đối thủ cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu vũ khí vào Việt Nam chắc hẳn sẽ khiến Nga để ý.
Trong một diễn biến liên quan, hãng Tass bình luận về việc Tổng thống Obama tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Phát biểu trong một cuộc họp báo tại Hà Nội, Tổng thống Obama tuyên bố, Washington đã thông qua quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Hoa Kỳ từng nới lỏng một phần lệnh cấm xuất khẩu vũ khí cho Việt Nam vào năm 2014 và cho phép cung cấp một số loại thiết bị quân sự nhất định cho Việt Nam. Tuy nhiên, phía Việt Nam yêu cầu Washington bãi bỏ hoàn toàn các biện pháp trừng phạt này để chứng tỏ độ tin cậy giữa hai nước đã phục hồi hoàn toàn.
“Tôi muốn tuyên bố về việc xóa bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán các loại vũ khí cho Việt Nam được duy trì trong 50 năm qua. Quyết định này không liên quan tới Trung Quốc hay bất kỳ nhân tố nào khác, mà chỉ thể hiện mong muốn hoàn tất tiến trình bình thường hóa quan hệ lâu dài với Việt Nam của Mỹ” – ông Obama nói và khẳng định, Washington sẽ cung cấp những hỗ trợ cần thiết cho Hà Nội để Việt Nam có thể nhận được những loại vũ khí hiện đại nhất cho công cuộc bảo vệ đất nước.
Việt Nam đứng vị trí thứ tám trong bảng xếp hạng các quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. Theo một số nguồn tin, trong vòng 5 năm qua lượng vũ khí nhập khẩu của VN đã tăng 700% so với nửa đầu những năm 2000.
Theo số liệu chính thức được công bố trong “Sách trắng” của chính phủ Việt Nam về an ninh và quốc phòng, chi ngân sách hàng năm cho quốc phòng của Hà Nội là khoảng 1,5 tỷ USD (chiếm 1,8% GDP cả nước). Chính phủ VN cũng không loại trừ việc tăng khoản chi ngân sách cho quốc phòng, đặc biệt là cho nhiệm vụ hiện đại hóa các lực lượng vũ trang trong trường hợp tình hình kinh tế trong nước phát triển thuận lợi hơn.
Việc mua vũ khí của Nga
Đối tác chính của Việt Nam trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự trong nhiều thập kỷ qua là LB Nga. Trong những năm qua hai bên đã ký một loạt các hợp đồng cung cấp những loại vũ khí hiện đại nhất của Nga cho Việt Nam với tổng trị giá lên tới hơn 4,5 tỷ USD. Đáng kể nhất trong số đó là việc Việt Nam mua một lô máy bay chiến đấu đa chức năng Su-30MK2 của Nga với giá trị hợp đồng ước tính khoảng 1 tỷ USD và thỏa thuận cung cấp cho Việt Nam 6 tàu ngầm lớp Warszawianka thuộc đề án 636.1 với trị giá hơn 2 tỷ USD. Tới nay lực lượng Hải quân Việt Nam đã nhận được 5 chiếc tàu ngầm loại này, chiếc cuối cùng dự kiến sẽ được bàn giao trong năm nay.
Việt Nam là một trong những khách hàng lớn nhất của Nga trong lĩnh vực xuất khẩu vũ khí. Ngoài máy bay chiến đấu và tàu ngầm, Việt Nam còn mua của Nga một loạt sản phẩm quốc phòng khác như tàu khu trục Gepard 3.9 do nhà máy đóng tàu Zelenodolsk của Nga sản xuất và các tàu tên lửa thuộc dự án 1241.8 Lightning của Nga.
Theo hợp đồng mua bán tàu tên lửa dự án 1241.8 Lightning giữa Nga và Việt Nam, 2 chiếc Lightning do Trung tâm Thiết kế hải quân Almaz (tại St. Petersburg, Nga) thiết kế sẽ được đóng tại Nga, còn 10 chiếc loại này sẽ được đóng tại Việt Nam theo giấy phép của Nga. Việc thực hiện đóng tàu tại Việt Nam bắt đầu từ năm 2010.
Trả lời phỏng vấn hãng tin TASS, phó Giám đốc Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật - Quân sự của LB Nga - ông Anatoly Punchuk nhận định, việc Hoa Kỳ gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu vũ khí của Nga cho Việt Nam. "Quan hệ của chúng tôi (Nga) với Việt Nam mang tính chiến lược và sự phát triển mạnh hơn nữa mối quan hệ với Nga phụ thuộc vào giới lãnh đạo Việt Nam. Tôi cho rằng, điều đó (Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam) sẽ không ảnh hưởng đến việc Nga bán vũ khí cho Việt Nam”.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây của TASS với Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Trần Đại Quang, nhà lãnh đạo này khẳng định, hợp tác kỹ thuật quân sự là hướng đi chính trong quan hệ hợp tác Việt Nam – LB Nga. Trong khuôn khổ này Nga và Việt Nam sẽ phối hợp hoạt động trên cơ sở 2 bên cùng có lợi. “Tôi cho rằng thời gian tới 2 bên cần phải tăng cường hợp tác kỹ thuật quân sự nhiều hơn nữa. Việc phát triển hợp tác trong lĩnh vực bảo trì, hiện đại hóa công nghệ và thiết bị quân sự cũng cần thiết. Đồng thời Moscow và Hà Nội nên đưa quan hệ đối tác trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự lên mức độ cao hơn – từ quan hệ mua-bán chuyển sang chuyển giao công nghệ, rồi thành lập các liên doanh để thực hiện bảo dưỡng và hiện đại hóa các loại vũ khí, thiết bị quân sự” – ông Trần Đại Quang nói.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ báo "Độc lập, hãng Tass" của Nga.
(lược dịch)