Tàu cá Quảng Ngãi lại bị Trung Quốc tấn công, cướp tài sản ở Hoàng Sa
Không khí ô nhiễm từ Trung Quốc tràn sang Việt Nam vào mùa đông
Việt Nam phản đối Trung Quốc xây hải đăng tại Trường Sa
Giảm mạnh lệ phí cấp thị thực cho người nước ngoài
Sẽ đề xuất bỏ hoàn toàn phí đường bộ với xe máy
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh chiều 26-05-2016
- Cập nhật : 26/05/2016
Doanh nghiệp Mỹ - Việt cùng có lợi nhờ TPP
Trao đổi tại Cuộc gặp gỡ doanh nghiệp Việt - Mỹ do Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam (Amcham) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức mới đây, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh nhận định, Hiệp định Đối tác xuyên thái bình dương (TPP) sẽ mang lại nhiều cơ hội hợp tác giữa Mỹ và Việt Nam trong thời gian tới.
Theo thứ trưởng Trần Quốc Khánh, khi Việt Nam trở thành thành viên của cộng đồng kinh tế ASEAN có nghĩa hàng hoá nếu được sản xuất tại Việt Nam sẽ được tiếp cận toàn bộ thị trường ASEAN. Và nếu có thể tiếp cận các thị trường lớn như Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU mà không có thuế nhập khẩu thì khi đó, Việt Nam sẽ có vị thế đặc biệt bởi nếu các nước khác đầu tư hàng hoá ở Việt Nam, họ sẽ được quyền tiếp cận thị trường 600 triệu dân mà không có thuế nhập khẩu. Việt Nam trở thành một điểm đến rất hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài.
Ông Trần Quốc Khánh cũng cho rằng, khi Việt Nam có thể tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và có chất lượng cao như TPP hay các Hiệp định thương mại tự do với liên linh châu Âu thì Việt Nam có thể cải thiện môi trường thể chế và môi trường kinh doanh.
"Trước đây, có nhiều ý kiến khác nhau về việc Việt Nam tham gia TPP vì tiêu chuẩn TPP rất cao. Tuy nhiên, Việt Nam cam kết chấp nhận các tiêu chuẩn cao của TPP còn có lý do quan trọng là bởi những tiêu chuẩn đó tương đồng chuẩn mực mà chúng tôi hướng đến. Đồng thời trong quá trình đàm phán chúng tôi cũng đã đưa ra những giải pháp khác nhau để vượt qua những tiêu chuẩn cao đó. Với sự ủng hộ, giúp đỡ của tất cả các thành viên tham gia đàm phán TPP thì Việt Nam sẽ đưa ra những cam kết mạnh dạn, chấp nhận những tiêu chuẩn cao của TPP”, Thứ trưởng chia sẻ.
Ông Trần Quốc Khánh dẫn chứng, đòi hỏi trong TPP là doanh nghiệp nhà nước phải minh bạch hơn, hiệu quả hơn, mua sắm Chính phủ công khai minh bạch, cuộc chiến chống tham nhũng tốt hơn để đời sống doanh nghiệp không gặp phải những yêu cầu trái khoáy từ cơ quan quản lý... Đó cũng là mong muốn của chính người dân, doanh nghiệp Việt Nam nên đoàn đàm phán đã chấp nhận cam kết như ở các chương trong TPP về doanh nghiệp nhà nước, về chống tham nhũng, về mua sắm Chính phủ…
Có thể nói rằng, TPP không chỉ đem lại lợi ích cho Việt Nam, nhất là với những mặt hàng như dệt may, giày dép, thủy sản xuất khẩu sang Mỹ mà còn mang lợi cho cả những mặt hàng của Mỹ nhập khẩu vào Việt Nam. Đó là cơ hội xuất nhập khẩu hàng hóa cho cả hai nước.
“Với việc đưa thuế nhập khẩu cho các loại như thịt bò, thịt lợn, thịt gà cũng như một số thực phẩm khác của Mỹ về 0%, đây là cam kết có ý nghĩa của Việt Nam với các nhà sản xuấ Mỹ và chung tôi hy vọng rằng sau khi hiệp định có hiệu lực hai bên sẽ cùng có lợi, các doanh nghiệp Việt nam sẽ xuất khẩu được vào Mỹ và các doanh nghiệp Mỹ sẽ tăng trưởng và mở rộng thị trường ở Việt Nam”.
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh kỳ vọng, khi Việt Nam kết nối với các thị trường lớn trên thế giới bằng Hiệp định thương mại tự do, chuỗi sản xuất của các tập đoàn lớn ở Mỹ sẽ tìm đến Việt Nam như một điểm sản xuất quan trọng của họ và từ đó Việt Nam sẽ trở thành một mắt xích quan trọng trong chuối đó.
Mỗi ngày Việt Nam có gần 580 trẻ em bị tai nạn thương tích
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) vừa tổ chức họp báo giới thiệu Tháng hành động vì trẻ em 2016 với chủ đề “Vì cuộc sống an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em”.
Theo báo cáo thống kê của Bộ LĐTB&XH, tai nạn, thương tích trẻ em là vấn đề mang tính toàn cầu. Mỗi năm, toàn thế giới có khoảng 900.000 trẻ em tử vong do tai nạn, thương tích, tương đương với gần 2.500 em tử vong mỗi ngày, mỗi giờ có hơn 100 trẻ em tử vong.
Tại Việt Nam, trong giai đoạn 2010 – 2014, theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, trung bình mỗi ngày có khoảng 580 trẻ em bị tai nạn, thương tích các loại như: tai nạn giao thông, đuối nước, ngã, điện giật, bỏng… Tai nạn, thương tích cũng là nguyên nhân hàng đầu gây nên khuyết tật cho trẻ em và có thể kéo dài suốt cuộc đời.
Theo bà Đào Hồng Lan Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH: trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em. Tuy nhiên, tình hình tai nạn, thương tích trẻ em ở nước ta vẫn còn rất cao so với các nước trong khu vực Đông Nam Á và cao gấp 8 lần các nước phát triển. Nguyên nhân bởi nhiều địa phương chưa thực sự coi trọng việc phòng ngừa tai nạn, thương tích cho trẻ em trong khi môi trường sống và môi trường xã hội tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn. Nhiều gia đình vẫn chưa nhận thức đầy đủ và chưa trang bị kỹ năng phòng ngừa tai nạn, thương tích cho trẻ em dẫn đến những trường hợp trẻ bị tử vong không đáng có.
Mặt khác, nhiều gia đình chưa nhận thức đầy đủ và trang bị kĩ năng phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ em dẫn đến những trường hợp bị tử vong không đáng có. Việc phổ cập dạy bơi, dạy kĩ năng an toàn dưới nước cho trẻ em ở một đất nước có bờ biển dài, nhiều sông, suối, kênh hồ là một trong những giải pháp cơ bản để giảm thiểu tai nạn đuối nước cho trẻ em.
Trong tháng hành động vì trẻ em 2016, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam sẽ triển khai những hoạt động thiết thực để giúp trẻ em ở khắp các vùng miền trên cả nước với tổng kinh phí dự kiến hơn 2,5 tỷ đồng với gần 5.000 trẻ em hưởng lợi.
Đặc biệt, tại lễ phát động “Tháng hành động vì trẻ em 2016”, dự kiến các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sẽ ủng hộ số tiền 10 tỷ đồng thông qua Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam.
Obama: Tôi trông cậy vào nữ cố vấn gốc Việt ở mọi chính sách
Tổng thống Obama giao lưu với các thành viên của Sáng kiến Thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á (YSEALI) tại thành phố Hồ Chí Minh sáng nay. Ảnh: Reuters
Sáng nay, trong ngày cuối cùng của chuyến công du Việt Nam, Tổng thống Mỹ Obama có cuộc gặp gỡ và giao lưu với gần 1.000 thanh niên Việt Nam là thành viên của Sáng kiến Thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á (YSEALI) tại thành phố Hồ Chí Minh.
Ngay từ đầu bài phát biểu mở màn, ông Obama đã bày tỏ niềm vui khi được trò chuyện với thế hệ trẻ bởi họ luôn dồi dào năng lượng và là những người đóng vai trò đưa khu vực lên tầm cao mới.
"Các bạn làm tôi tràn đầy hy vọng về ASEAN và tương lai của thế giới", ông nói.
Ông cho hay từ khi mới thành lập, YEASIL có 67.000 thành viên là các thủ lĩnh trẻ từ nhiều nước trên thế giới, trong đó hơn 13.000 thành viên là người Việt Nam. Nhiều người đã thể hiện được tài năng của mình và thúc đẩy cho sự phát triển của Việt Nam.
Tổng thống Mỹ dẫn ra ví dụ tiêu biểu là bà Elizabeth Phú, nữ cố vấn an ninh tại Nhà Trắng. Ông cho hay bà đã cùng cha mẹ vượt qua một hành trình đầy gian nan và nguy hiểm để đến Mỹ khi mới gần 4 tuổi nhưng sau này đạt được thành công phi thường.
"Chỉ với 20 USD trong túi, gia đình cô ấy bắt đầu xây dựng cuộc sống ở California. Cô ấy đã làm việc rất chăm chỉ và trở thành một trong các cố vấn hàng đầu về châu Á của tôi tại Nhà Trắng", ông nói. Xem thêm: Nữ cố vấn gốc Việt cho chính sách xoay trục của Obama
Bà Phú là một chuyên gia về an ninh quốc gia với 15 năm kinh nghiệm phục vụ tại Nhà Trắng và Bộ Quốc phòng Mỹ qua hai chính quyền của cựu tổng thống George W. Bush và Tổng thống Obama.
Bà từng tốt nghiệp hạng ưu chuyên ngành khoa học chính trị ở đại học California Berkeley, sau đó lấy bằng thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ Quốc tế Thái Bình Dương tại đại học California ở San Diego. Bà cũng từng tu nghiệp trong vòng một năm tại học viện quân sự cấp cao Dwight D. Eisenhower.
Trong gần 10 năm qua, bà là ủy viên Hội đồng An ninh Quốc gia tại Nhà Trắng, giám đốc các vấn đề an ninh Đông Nam Á, châu Đại Dương và Đông Á. Người phụ nữ gốc Việt này đóng vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ ông Obama định hình chính sách ở Đông Nam Á.
"Chúng tôi dựa vào cô ấy trong mọi chính sách", ông Obama khen ngợi người cố vấn của mình.
Nhờ những đóng góp trên, bà Phú đã nhiều lần được chính phủ Mỹ vinh danh và khen thưởng như huy chương dành cho cá nhân xuất sắc của Bộ Quốc phòng, giải thưởng cống hiến xuất sắc cho Hội đồng An ninh Quốc gia, giải thưởng ưu tú về kiểm soát tài sản nước ngoài.
Bà Phú chia sẻ trên trang Twitter cá nhân tuyên bố chung của Mỹ và Việt Nam hôm 23/5 và viết "Chúc mừng một tuyên bố chung mạnh mẽ, Hội đồng An ninh Quốc gia về châu Á! Nền tảng lớn để tiến tới sự hợp tác thực thụ". Ảnh: Twitter
Trong bài phát biểu trên, ông Obama cũng nhắc đến những người Việt trẻ khác có đóng góp tích cực cho xã hội. Ông nhấn mạnh rằng những tấm gương này cho thấy rằng "bằng sự nỗ lực và lạc quan, mọi thứ đều có thể".
Sau bài phát biểu ngắn, Tổng thống Obama dành thời gian trả lời nhiều câu hỏi của các bạn trẻ và không ít lần khiến họ vỗ tay hay cười ồ lên vì sự hóm hỉnh trong câu trả lời.
Hơn 12h buổi giao lưu kết thúc. Tổng thống Mỹ nán lại khoảng 10 phút để chụp ảnh và nói chuyện với các thành viên YSEALI trước khi lên xe ra sân bay sang Nhật Bản, kết thúc chuyến thăm Việt Nam 3 ngày.
Trao quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác cán bộ
Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ và Thành ủy TPHCM vừa tổ chức trao các quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác cán bộ.
Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ vừa tổ chức trao quyết định của Bộ Chính trị phân công đồng chí Sơn Minh Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc giữ chức vụ Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ.
Các đồng chí: Nguyễn Phong Quang, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng khóa X, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ; Võ Minh Chiến, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng khóa X, XI, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ nhận quyết định nghỉ hưu.
Trung tướng Trần Phi Hổ, nguyên Tư lệnh Quân khu 9 biệt phái làm Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ được Bộ Quốc phòng trao quyết định nghỉ hưu và thôi làm nhiệm vụ biệt phái.
Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư ghi nhận, đánh giá cao những cống hiến của các đồng chí: Nguyễn Phong Quang, Võ Minh Chiến và Trung tướng Trần Phi Hổ trong quá trình công tác; mong muốn các đồng chí với kinh nghiệm và năng lực của mình, tiếp tục đóng góp cho Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Đồng chí Sơn Minh Thắng là cán bộ trưởng thành từ cơ sở, đã đảm nhiệm cương vị lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Trà Vinh, tỉnh Sóc Trăng, là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn.
Được phân công làm Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Bộ Chính trị tin tưởng đồng chí sẽ tiếp tục phát huy năng lực, sở trường và kinh nghiệm công tác để cùng tập thể lãnh đạo và cán bộ, đảng viên, công chức Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn, đạt nhiều thành công mới trong thời gian tiếp theo.
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Sơn Minh Thắng cho biết rất vinh dự khi được Đảng, Nhà nước tin tưởng giao nhiệm vụ mới, đồng thời hứa sẽ quyết tâm cao cùng các địa phương, nhân dân trong vùng Tây Nam Bộ hoàn thành nhiệm vụ được giao, quan tâm chăm lo đời sống nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết trong nội bộ, trong vùng, trong nhân dân, bảo vệ an ninh chính trị vùng…
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng trao quyết định của Bộ Chính trị cho đồng chí Võ Thị Dung. Ảnh SGGP
Chiều 25/5, Thành ủy TPHCM đã công bố và trao quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Phó Bí thư Thành ủy TPHCM nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Theo đó, đồng chí Võ Thị Dung, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy TPHCM được chuẩn y Phó Bí thư Thành ủy TPHCM nhiệm kỳ 2015 – 2020. Đồng chí Võ Thị Dung được phân công phụ trách xây dựng cơ sở Đảng.
Như vậy, Thành ủy TPHCM có 4 Phó Bí thư gồm: Đồng chí Tất Thành Cang (Phó Bí thư Thường trực), đồng chí Nguyễn Thành Phong, đồng chí Nguyễn Thị Quyết Tâm và đồng chí Võ Thị Dung.
Cùng ngày, Thành ủy TPHCM đã công bố và trao quyết định của Ban Bí thư chỉ định Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ TPHCM nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Theo đó, đồng chí Lê Trương Hải Hiếu (SN 1981), Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND Quận 12, TPHCM được chỉ định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ TPHCM nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM cũng trao quyết định phân công đồng chí Nguyễn Hữu Hiệp, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Thành ủy giữ nhiệm vụ Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy TPHCM.
Phát hành trái phiếu ngoại tệ ở trong nước thì không chống đô la hóa được!
Bản thân việc cho phép cá nhân và tổ chức (thường trú) tại Việt Nam được mua trái phiếu bằng USD đã là một hành động “tiếp sức” cho nạn đô la hóa, ở cái nghĩa là USD được công nhận và sử dụng một cách chính thức tại Việt Nam, thay thế cho VND, dù chỉ là để mua trái phiếu.
Gần đây rộ lên kiến nghị xem xét lại chính sách hạ lãi suất tiền gửi USD xuống 0%. Chính sách này vốn là một trong những giải pháp của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nhằm giảm tình trạng “đô la hóa”. Nhiều người cho rằng chính sách này đã dẫn đến tình trạng một lượng ngoại tệ nhiều tỷ USD “nằm chết” trong két sắt của người dân, trong khi nền kinh tế đang thiếu vốn. Theo họ, đây là một sự lãng phí lớn nên Chính phủ cần phải tìm cách huy động sử dụng nguồn lực lớn này.
Có điều, nếu huy động và trả lãi cho số ngoại tệ này thì sẽ gây ra hiệu quả phụ là làm trầm trọng hóa tình trạng đô la hóa nền kinh tế Việt Nam. Bởi vậy, một vài chuyên gia đã đề xuất cách thức huy động nguồn vốn này bằng cách Chính phủ phát hành trái phiếu ngoại tệ ở thị trường trong nước. Còn để chống đô la hóa thì các chuyên gia này đề xuất Bộ Tài chính cam kết, khi đáo hạn vẫn thanh toán lãi bằng ngoại tệ nhưng quy đổi ra VND với tỷ giá tại thời điểm thanh toán. Như vậy, ngân sách huy động được nguồn ngoại tệ trong nước bằng cách này sẽ không ảnh hưởng gì tới việc chống đô la hóa và còn có thể giảm được lãi suất VND.
Đề xuất trên xuất phát từ sự hiểu sai về đô la hóa. Theo cách hiểu chính thống, đô la hóa là tình trạng một quốc gia chính thức hoặc không chính thức sử dụng bản tệ của một nước khác làm phương tiện giao dịch và thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ quốc gia. Khi ngoại tệ càng thay thế bản tệ trong các giao dịch thì nạn đô la hóa ở nước này càng trầm trọng, thậm chí đến mức cực điểm là ngoại tệ thay thế toàn bộ bản tệ, như với trường hợp ở một số nước có siêu lạm phát.
Trở lại với đề xuất huy động ngoại tệ (trong trường hợp này là USD) thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ ở thị trường trong nước nói trên. Bản thân việc cho phép cá nhân và tổ chức (thường trú) tại Việt Nam được mua trái phiếu bằng USD đã là một hành động “tiếp sức” cho nạn đô la hóa, ở cái nghĩa là USD được công nhận và sử dụng một cách chính thức tại Việt Nam, thay thế cho VND, dù chỉ là để mua trái phiếu.
Giả sử Chính phủ vẫn sẵn sàng chấp nhận tình trạng đô la hóa một phần bằng việc nhận về USD khi phát hành trái phiếu ngoại tệ, còn khi đáo hạn thì thanh toán tiền gốc và lãi cho số ngoại tệ này cho trái chủ bằng VND theo tỷ giá tại thời điểm đáo hạn. Liệu cách này có thật sự khả thi không?
Chắc chắn là phương thức huy động kiểu này chỉ có lợi cho Chính phủ nên sẽ chẳng thu hút được mấy sự quan tâm của nhà đầu tư. Đơn giản nhất là lý do ít người tin vào tỷ giá hối đoái chính thức được dùng làm tỷ giá tham chiếu để hoán đổi USD ra VND. Do hầu như luôn có sự chênh lệch lớn giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do, nên người nắm giữ USD luôn bị thiệt thòi lớn khi không may đến hạn thanh toán gốc và lãi trái phiếu này mà thị trường lại đang ở trong thời kỳ căng thẳng cung cầu USD làm VND bị mất giá mạnh nhưng tỷ giá chính thức lại bị “neo” cứng ở mức bất hợp lý như đã nhiều lần xảy ra trong quá khứ.
Như vậy, việc huy động được số USD “nằm chết” trong dân không thể xảy ra đồng thời với chống đô la hóa một cách hoàn hảo, và cho dù có chấp nhận bị đô la hóa một phần thì chắc chắn cũng khó huy động thành công được vì cách thức huy động nửa vời này sẽ đặt nhà đầu tư vào tình trạng phải đối mặt với rủi ro là tài sản của mình trước khi mua trái phiếu là con voi, đến khi đáo hạn thành con chuột.
Đó là chưa kể đến lý do nữa là nhà đầu tư khi đáo hạn, được Chính phủ thanh toán và nhận về toàn VND, nhưng sẽ không dễ dàng đổi ra được USD như trạng thái ban đầu vì không thể mua được lại số USD cần thiết từ hệ thống ngân hàng do những quy định chặt chẽ về quản lý ngoại hối. Nếu chạy ra thị trường tự do để mua thì, ngoài rủi ro tỷ giá, nhà đầu tư còn phải chịu thêm rủi ro bị tịch thu và xử phạt vì giao dịch này là trái pháp luật.
Ngoài ra, khi đáo hạn, thanh toán cho trái chủ tiền gốc và lãi USD bằng VND, thì hoặc Chính phủ phải huy động VND ở đâu đó để trả cho nhà đầu tư, hoặc Chính phủ phải bán USD (vay nợ thêm từ trong nước hay quốc tế) để lấy VND trả cho nhà đầu tư. Cả 2 cách này đều làm tăng đột biến cầu VND dẫn đến tăng áp lực lên lãi suất VND, chứ không phải là giảm đi như các chuyên gia nói trên lập luận.
Chưa hết, nếu Chính phủ dùng một phần USD huy động được ở trong nước cho chi tiêu trong nước thì Chính phủ phải chuyển đổi lượng USD này ra VND, cũng sẽ làm tăng áp lực lên lãi suất vì cầu VND đã tăng lên. Lúc đó, để ổn định lãi suất thì NHNN phải chạy theo bằng cách tung VND ra để mua số USD này về. Nhưng việc này lại làm gia tăng áp lực lên tỷ giá VND/USD. Hay nói cách khác, lãi suất không những không giảm mà tỷ giá sẽ thêm bất ổn từ hành động huy động USD của Chính phủ rồi chi tiêu (một phần) trong nước, và đây chính là biểu hiện, là hậu quả của nạn đô la hóa được tiếp sức một cách chính thức.(infonet)