Xét xử vụ án gây thất thoát gần 2500 tỉ đồng ở Agribank Nam Hà Nội
Trà Dr.Thanh có cặn: Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vào cuộc
Chủ tịch Quốc hội Việt Nam sẽ thăm Trung Quốc từ 23 - 27/12/2015
Việt Nam đứng thứ 7 trên toàn cầu về thiệt hại do biến đổi khí hậu
Nâng cấp sân bay Nà Sản - Sơn La
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh trưa 26-05-2016
- Cập nhật : 26/05/2016
Những dịch bệnh nguy hiểm có thể xuất hiện trong dịp hè
Để chủ động phòng chống dịch bệnh nguy hiểm phát sinh trong mùa Hè, phóng viên Báo Hải quan đã có cuộc trao đổi với ông Trương Đình Bắc (ảnh)- Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng- Bộ Y tế.
Thưa ông, trong mùa Hè này, những loại dịch bệnh nào đe dọa tấn công người dân?
Hiện nay do thực phẩm không an toàn, thiếu nước sạch; điều kiện thời tiết, khí hậu, nhiệt độ diễn biến bất thường, nóng ẩm mưa nhiều khiến muỗi và véc tơ truyền bệnh phát sinh, phát triển dẫn đến gia tăng nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm.
Dự báo thời gian tới nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm sẽ xuất hiện như cúm, tiêu chảy, tay chân miệng, sốt xuất huyết, thủy đậu, adenovirut (vi rút gây ra nhiễm khuẩn hô hấp), đau mắt đỏ, bệnh Rubella, bệnh lỵ trực tràng, bệnh lỵ amip... Ngoài ra theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới tại Hà Nội, từ tháng 1-2007 đến tháng 5-2016, đã ghi nhận 70 quốc gia và vùng lãnh thổ có sự lưu hành hoặc có sự lây truyền vi rút zika, trong đó có 57 quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp tục có sự lây truyền của vi rút zika do muỗi truyền bệnh.
Các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới và Việt Nam đều dự đoán vi rút zika vẫn tiếp tục lan truyền mở rộng trong thời gian tới. Do vậy với vi rút zika, Việt Nam vẫn hết sức cảnh giác và thận trọng. Đó còn chưa kể, hiện Việt Nam đang phải đối diện với nguy cơ dịch sốt vàng từ châu Phi xâm nhập bởi hiện chúng ta có lượng lớn lao động từ châu Phi trở về và việc đi lại giao thương giữa khách du lịch.
Vậy từ nay đến cuối năm 2016, vấn đề gì là trọng điểm đối với công tác phòng chống dịch, thưa ông?
Trước hết, về phía cơ quan quản lý, phòng chống dịch phải chủ động, kịp thời, kiên quyết để đạt được hiệu quả cao. Chủ động là thể hiện dự phòng một cách tích cực, không chờ dịch xảy ra rồi mới chống.
Đồng thời, phải giám sát phát hiện ca bệnh sớm để tổ chức bao vây dập dịch một cách nhanh gọn không để dịch lây lan. Ngoài ra phải giám sát ngay tại cửa khẩu kể cả khi dịch chưa xâm nhập vào nước ta. Trong thời điểm hiện nay, dịch bệnh có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ngay cả với các quốc gia phát triển. Vấn đề là chúng ta nắm bắt được thông tin, giám sát phát hiện sớm, đáp ứng nhanh, kiên quyết, kịp thời, hiệu quả để phòng tránh dịch bệnh lây lan.
Với người dân, để phòng chống những dịch bệnh nguy hiểm xâm nhập trong mùa Hè, cần thực hiện ăn chín, uống sôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, uống đủ nước và tăng cường dinh dưỡng, tăng cường ăn hoa quả để đảm bảo đủ vitamin nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể.
Bên cạnh đó, tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối... Người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng; loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai... Khi phát hiện người bệnh có biểu hiện mắc bệnh truyền nhiễm, cần đưa đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị, không tự ý điều trị tại nhà.
Ngoài ra, người dân không nên để nhiệt độ điều hòa trong phòng quá thấp, không nên bật quạt mạnh thổi gió trực tiếp vào người. Với gia đình có trẻ nhỏ, nên đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ, không chờ đợi vắc xin dịch vụ; khi có biểu hiện mắc bệnh truyền nhiễm cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị; không tự ý điều trị tại nhà...
Hà Nội công khai các doanh nghiệp nợ thuế quá hạn 90 ngày
Cụ thể, theo danh sách nợ thuế mà Cục Hải quan TP Hà Nội công bố, có rất nhiềudoanh nghiệp có số thuế nợ lên đến hàng chục tỷ đồng. Đứng đầu là Công ty TNHH Công nghiệp và Thương mại Toàn Thắng với số tiền nợ thuế gần 21 tỷ đồng; tiếp đến là Công ty CP XNK tổng hợp và chuyển giao công nghệ Việt Nam và Công ty TNHH thương mại tổng hợp Hương Thành còn nợ thuế trên 7 tỷ đồng; Công ty CP XNK tổng hợp và chuyển giao công nghệ Việt Nam;...
Trong 77 doanh nghiệp nợ thuế, doanh nghiệp có số tiền nợ thuế thấp nhất là Công ty TNHH Thương mại và Phát triển Tân việt Á châu với số nợ hơn 135.000 đồng; tiếp đến là Công ty CP tư vấn và thiết bị công nghiệp với số nợ hơn 1 triệu đồng...
Cục Hải quan TP Hà Nội cho biết, các doanh nghiệp trong danh sách công bố nợ thuế lần này thuộc diện nợ thuế quá hạn quá 90 ngày.
Trước đó, vào hồi đầu năm 2016, Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (TPHCM) cũng đã công bố danh sách sách 64 doanh nghiệp nợ thuế chây ỳ nhiều năm liền, với tổng số nợ gần 3,4 tỷ đồng.
BIDV đề xuất giải pháp thúc đẩy hợp tác du lịch, nông nghiệp với Nhật Bản
Tại buổi làm việc với ông Furuta Hajime, Thống đốc tỉnh Gifu (Nhật Bản), Chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà cho biết, Việt Nam luôn coi Nhật Bản là đối tác kinh tế, thương mại quan trọng.
Hiện Nhật Bản không chỉ là nhà đầu tư và nhà tài trợ vốn ODA hàng đầu của Việt Nam mà khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam cũng đang tăng trưởng rất đều đặn, đứng thứ ba về lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Đặc biệt, số lượng người Việt Nam đi du lịch Nhật Bản cũng tăng nhanh chóng.
Thời gian qua, với sự hỗ trợ của BIDV, tỉnh Nghệ An, tỉnh Quảng Bình, tỉnh Bình Định, các doanh nghiệp Việt Nam và chính quyền tỉnh Gifu (Nhật Bản) tổ chức thành công “Diễn đàn thúc đẩy đầu tư, kết nối du lịch giữa Gifu và các địa phương Việt Nam”. Đặc biệt, tại Diễn đàn, đại diện lãnh đạo tỉnh Nghệ An và tỉnh Gifu đã ký kết một số thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực du lịch, nông nghiệp, đào tạo nghề,... Sau diễn đàn, BIDV và các địa phương đã lựa chọn và gửi cho phía Nhật Bản danh mục 153 dự án kêu gọi đầu tư trong các lĩnh vực: du lịch, đào tạo nghề, chế tạo cơ khí, công nghệ mới, công nghệ cao, ứng dụng công nghiệp hóa hiện đại hóa trong nông nghiệp…
Từ đó đến tỉnh, tỉnh đã tổ chức 4 đoàn sang công tác tại Việt Nam. Đến nay, đã có một số dự án hợp tác giữa hai bên cũng đã được triển khai.
Từ những nghiên cứu trên, BIDV mong muốn phối hợp với các địa phương, tổ chức, doanh nghiệp, ngân hàng Nhật Bản để hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao và du lịch. Đồng thời tiếp tục phát huy vai trò là ngân hàng hàng đầu, là cầu nối để Nhật Bản tài trợ vốn ODA cho Việt Nam.
Ông Trần Bắc Hà cho biết thêm, BIDV dự kiến dành khoảng 750.000 USD trong giai đoạn 2016-2020 hỗ trợ quảng bá, makerting, kết nối cộng đồng doanh nghiệp hai nước.
Đại diện phía Nhật Bản, Thống đốc tỉnh Gifu cho biết, các địa phương của Nhật Bản luôn coi ASEAN là đối tác chiến lược của mình. Việt Nam luôn ở vị trí trung tâm trong hợp tác của Nhật Bản với ASEAN. Do đó, tỉnh Gifu luôn mong muốn phát triển hợp tác với các đối tác, doanh nghiệp, ngân hàng của Việt Nam.
Về vấn đề phát triển nông nghiệp, Thống đốc tỉnh Gifu cho rằng, kỹ năng sản xuất của Việt Nam không hẳn là kém, nhưng vấn đề chính nằm ở các khâu tiếp theo, đó là gia công chế biến và vận chuyển nông sản để bảo đảm sản phẩm cuối cùng đạt chất lượng. Vấn đề này Việt Nam cần đầu tư và phát triển mạnh hơn nữa.
Với mong muốn từ cả hai bên, ông Phan Đức Tú, Tổng Giám đốc BIDV đưa ra ba đề xuất thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế thương mại đầu tư Việt Nam – Nhật Bản. Thứ nhất, tổ chức nhiều hơn nữa các cuộc xúc tiến đầu tư, thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản. Thứ hai, đối với tỉnh GIFU, BIDV đề nghị tỉnh tiếp tục hỗ trợ đào tạo với các tỉnh miền trung về nông nghiệp, du lịch, công nghiệp phụ trợ, xúc tiến đầu tư công nghệ cao. Thứ ba, thúc đẩy kết nối ngân hàng Việt Nam – Nhật Bản.
Bộ Tài chính đặt ra 70 nhóm giải pháp cải cách trong 2016-2017
Bộ Tài chính đang khẩn trương xây dựng Kế hoạch hành động cho toàn ngành Tài chính thực hiện Nghị quyết 19/2016/NQ-CP về các nhiệm vụ giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh 2016 - 2017, trong đó đặc biệt chú trọng đến các giải pháp cải cách trong lĩnh vực thuế, hải quan.
Rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa qua biên giới tối đa 10 ngày với hàng xuất khẩu và 12 ngày với hàng nhập khẩu. Ảnh: H.V.
Ông Ngô Hữu Lợi, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài chính cho biết: Ngay sau khi Nghị quyết 19 được ban hành, lãnh đạo Bộ Tài chính đã chỉ đạo khẩn trương, chủ động nghiên cứu, dự thảo Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính với các nhiệm vụ, giải pháp và sản phẩm đầu ra cụ thể, gắn với tiến độ thực hiện và phân công trách nhiệm rõ ràng.
Thực hiện chỉ đạo và yêu cầu của lãnh đạo Bộ, căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ theo lĩnh vực quản lý của Bộ Tài chính được giao, dự thảo Kế hoạch đã được cụ thể hóa thành hơn 30 nhóm nhiệm vụ với khoảng hơn 70 nhóm giải pháp chính và được phân công chi tiết cho các đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp gắn với tiến độ hoàn thành.
Theo ông Lợi, trong các giải pháp đặt ra, việc tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế và hải quan được đặt lên hàng đầu.
Nội dung cơ bản của dự thảo liên quan đến hoạt động trong lĩnh vực thuế và hải quan, bao gồm: Đạt trung bình của nhóm nước ASEAN 4 về cải cách hành chính thuế; rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa qua biên giới tối đa 10 ngày đối với hàng hóa xuất khẩu và 12 ngày đối với hàng hóa nhập khẩu; bãi bỏ các thủ tục hành chính không còn phù hợp, bảo đảm hàng năm cắt giảm tối thiểu 10% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính; giảm thiểu giấy tờ, rút ngắn thời gian, giảm chi phí thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu,...
Mục tiêu đến năm 2020, thời gian nộp thuế tối đa là 110 giờ/năm; thời gian thông quan hàng hóa qua biên giới dưới 36 giờ đối với hàng hóa xuất khẩu, 41 giờ đối với hàng hóa nhập khẩu.
Với các nội dung cụ thể như vậy, Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính sẽ tạo cơ sở thuận lợi cho các đơn vị xây dựng kế hoạch của mình và cụ thể thành chương trình công tác của đơn vị.
Cấp tín dụng 2.000 tỷ đồng cho Nhiệt điện Vũng Áng 1
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) vừa ký hợp đồng cấp tín dụng trị giá 2.000 tỷ đồng với Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power).
Hợp đồng tín dụng trị giá 2.000 tỷ đồng giai đoạn vận hành Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 vừa được ký kết. Ảnh minh họa: Internet.
Thực hiện chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050, Thủ tướng chính phủ đã giao nhiệm vụ cho ba tập đoàn trụ cột là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) cùng tham gia lĩnh vực sản xuất điện năng.
Để triển khai nhiệm vụ trên, trong những năm qua, PVN đã xây dựng định hướng đến năm 2025 phấn đấu trở thành nhà sản xuất điện đứng thứ hai sau EVN và là nhà sản xuất điện khí lớn nhất của cả nước. Trọng trách này được đặt lên vai những người dầu khí làm điện ở PV Power, đơn vị duy nhất của PVN hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp điện.
Để thu xếp nguồn vốn thực hiện, quản lý và vận hành các dự án, công trình điện, ngày 14-4-2016, Hội đồng Thành viên PV Power đã ban hành Nghị quyết số 43/NQ-ĐLDK- HĐTV về việc lựa chọn Ngân hàng tài trợ vốn nhận chuyển giao các dự án điện. Theo đó, PVPower chấp thuận lựa chọn PVcomBank thu xếp vốn 2.000 tỷ đồng và VietcomBank thu xếp vốn 2.000 tỷ đồng.
Trên tinh thần đó, ngày 23-5-2016, tại Hà Nội, PVcomBank đã ký hợp đồng cấp tín dụng trị giá 2.000 tỷ đồng giai đoạn vận hành Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 với với PVPower.
Được biết, PVcomBank đã tham gia tư vấn thu xếp vốn cho rất nhiều dự án lớn của Tập đoàn Dầu khí, trong đó có các dự án điện của PVPower, với tổng giá trị cam kết là 2,7 tỉ USD.