Thủ tướng đồng ý xây sân bay Lai Châu
Làm rõ thông tin “nộp phí bôi trơn sổ đỏ” trước 16/5
Cả nước có 570.000 ha sắn
Yêu cầu thay thế nhà thầu tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông
18 năm trước, tập đoàn Formosa từng dính phải bê bối rác thải chết người ở Campuchia
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh sáng 25-04-2016
- Cập nhật : 25/04/2016
Mối lo an toàn thực phẩm từ chợ đầu mối
Theo thống kê, hiện chợ Phùng Khoang có 150 quầy hàng kinh doanh thịt gia súc, gia cầm với khối lượng trung bình 9 tấn/ngày.
Không chỉ phá hiện nhiều sai phạm tại chợ đầu mối Phùng Khoangm theo tìm hiểu của phóng viên tại nhiều chợ đầu mối khác của Hà Nội như Đền Lừ, phóng viên cũng thấy việc kinh doanh các sản phẩm thịt tại đây hầu hết không có dấu kiểm dịch của cơ quan y tế. Theo Ban Quản lý chợ Đền Lừ, hoạt động của chợ kéo dài từ 1-2 giờ sáng đến 12 giờ trưa hàng ngày.
Hiện trong chợ có khoảng 120 hộ kinh doanh thịt lợn, thịt gà với sản lượng trung bình từ 6-9 tấn/ngày. Mặc dù từ năm 2015, Ban Quản lý chợ đã triển khai cho các hộ kinh doanh ký cam kết kinh doanh sản phẩm an toàn, rõ nguồn gốc, song trên thực tế vẫn phát hiện các trường hợp vi phạm. Riêng trong năm 2015 đã có 3 hộ vi phạm bị buộc phải cắt hợp đồng kinh doanh tại chợ.
Trước thực trạng trên, thời gian tới, UBND TP Hà Nội yêu cầu các sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Phòng Cảnh sát môi trường- Công an thành phố tiếp tục chỉ đạo các lượng lượng thanh tra, kiểm tra tăng cường kiểm tra, kiểm soát về an toàn thực phẩm tại các chợ đầu mối và trên địa bàn thành phố và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
Trung Quốc ngang ngược nói 'Chiếm Trường Sa là thực hiện sứ mạng quốc tế'
Trung Quốc đã vô lý lại còn ngang ngược trong vấn đề Biển Đông. Trong ảnh là tàu chiến Trung Quốc tại công trình xây dựng trái phép trên đá Gạc Ma chiếm của Việt Nam - Ảnh: Trung Hiếu
Khởi công nút giao 8 làn xe ở cửa ngõ TP HCM
Sáng 24/4, Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Lê Văn Khoa đã nhấn nút khởi công nút giao thông Đại học Quốc gia TP HCM thuộc dự án mở rộng Xa lộ Hà Nội và quốc lộ 1A (đoạn từ ngã ba Trạm 2 cũ đến nút giao Tân Vạn).Theo Phó Chủ tịch UBND TP HCM Lê Văn Khoa, quy hoạch phát triển giao thông của thành phố đến năm 2020, Xa lộ Hà Nội là trục giao thông huyết mạch, cửa ngõ phía Đông Bắc nối TP HCM với các tỉnh miền Đông Nam Bộ, miền Trung và miền Bắc. Hiện, dọc 2 bên Xa lộ Hà Nội, thành phố đã và đang triển khai xây dựng nhiều công trình có quy mô lớn, quan trọng như: Khu Công nghệ cao, Đại học Quốc gia TP HCM...
"Vì vậy, việc mở rộng Xa lộ Hà Nội, trong đó nút giao thông tại vị trí cổng chính của Đại học Quốc gia TP HCM là công trình rất quan trọng trên tuyến Xa lộ Hà Nội - quốc lộ 1A góp phần cải thiện đáng kể tình trạng ùn tắc giao thông", ông Khoa nói và đề nghị các sở, ngành cần phối hợp chặt chẽ, giải quyết những vướng mắc thực hiện tốt các nhiệm vụ tiếp theo để dự án kịp tiến độ.Ông Lê Vũ Hoàng, Chủ tịch HĐQT CII (chủ đầu tư) cho biết, hiện Xa lộ Hà Nội đoạn từ cầu Sài Gòn đến cuối nút giao trạm 2, đã đưa vào khai thác. Đoạn còn lại từ nút giao Trạm 2 đến cầu Đồng Nai đang được CII thi công. Trong đó, nút giao tại vị trí cổng chính của Đại học Quốc gia TP HCM là công trình rất quan trọng trên tuyến Xa lộ Hà Nội và quốc lộ 1A. Khu vực này thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông do lượng xe ra vào Khu du lịch Suối Tiên và Đại học Quốc gia TP HCM rất lớn.
Theo thiết kế, nút giao thông Đại học Quốc gia TP HCM dài hơn 1,8 km, bắt đầu từ cổng khu du lịch Suối Tiên đến khu vực cây xăng Bình Thắng, nằm trên địa bàn quận 9, quận Thủ Đức (TP HCM) và thị xã Dĩ An (Bình Dương). Dự án gồm xây dựng làn chính (8 làn xe); 2 cầu vượt qua làn chính, mỗi cầu dài 61 m, rộng 17m, 4 làn xe (nối 2 đường song hành Xa lộ Hà Nội); 2 cầu vượt dành cho người đi bộ, mỗi cầu dài 110 m.
Ngoài ra, còn có 2 đường song hành 2 bên tuyến gồm 3 làn xe, cùng hệ thống thoát nước, cây xanh, chiếu sáng. Dự án do Công ty Cổ phần đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP HCM (CII) làm chủ đầu tư theo hình thức BOT (đầu tư - kinh doanh - chuyển giao) với tổng số vốn là 164 tỷ đồng.
Theo chủ đầu tư, do việc thi công trên trục đường chính nhưng đồng thời phải đảm bảo giao thông thông suốt trên tuyến khi dự án metro chưa hoàn thành nên dự kiến tiến độ thi công xây dựng phải mất khoảng 18 tháng.
Phan Thiết lắp hệ thống camera 9 tỉ đồng chống “quái xế”
Ông Huỳnh Ngọc Thanh, chánh văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh Bình Thuận cho biết đây là giải pháp hữu hiệu chống nạn thanh niên tụ tập đua xe tại TP Phan Thiết.
Thành phố du lịch Phan Thiết đã có đội CSGT nữ, nay sắp có thêm hệ thống camera giám sát - Ảnh: Ng.Nam
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Ngọc Hai đã có văn bản giao Sở Giao thông vận tải phối hợp với cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh, đầu tư hệ thống camera giám sát giao thông tại một số chốt trọng điểm của TP Phan Thiết.
Chủ đầu tư dự án trên là Ban an toàn giao thông tỉnh Bình Thuận cho hay đây là công trình lắp đặt hệ thống giám sát giao thông, phát hiện và xử phạt vi phạm trật tự an toàn giao thông tại TP Phan Thiết.
Theo đó sẽ có 3 điểm xử lý tốc độ trên đường Võ Văn Kiệt, Hùng Vương, Võ Nguyên Giáp và 3 điểm xử lý vượt đèn đỏ tại ngã tư các tuyến đường chính Trần Hưng Đạo, Thủ Khoa Huân, Tôn Đức Thắng.
Trung tâm xử lý của hệ thống camera này được đặt tại Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Thuận, kinh phí dự kiến 9 tỉ đồng trích từ nguồn thu phạt hành chính về trật tự an toàn giao thông hằng năm.
Ông Huỳnh Ngọc Thanh, chánh văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh Bình Thuận, cho biết qua hệ thống camera trên, các tài xế khi bị phát hiện vi phạm giao thông sẽ bị phạt nóng tại chỗ hoặc phạt nguội qua hình ảnh.
Đồng thời đây cũng là giải pháp hữu hiệu chống nạn thanh niên tụ tập đua xe tại TP Phan Thiết, giám sát tình hình an ninh trật tự trên các tuyến đường nhằm đảm bảo an toàn cho người dân và khách du lịch.
Trước đó tại TP Phan Thiết đã triển khai đội CSGT nữ tham gia điều tiết giao thông trên đường, nhằm tạo bộ mặt thân thiện cho thành phố du lịch biển này.
20 ha rừng phòng hộ bị chặt phá