tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin trong nước đọc nhanh 21-01-2016

  • Cập nhật : 21/01/2016

Vay 400 triệu USD để chống ngập ở TP.HCM

Thời gian thực hiện dự án mất sáu năm, khoảng 14.900 ha đất ở TP.HCM sẽ được bảo vệ - không bị ngập bởi các trận ngập lớn có tần suất 10 năm xảy ra một lần.

Thông tin trên được thể hiện trong quyết định phê duyệt danh mục Dự án “Quản lý rủi ro ngập nước khu vực TP.HCM” vừa được Chính phủ ban hành. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2016-2021.

 luu vuc tham luong - ben cat - rach nuoc len se duoc cai thien ve thoat nuoc va ve sinh moi truong. anh: tr.thanh

 Lưu vực Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên sẽ được cải thiện về thoát nước và vệ sinh môi trường. Ảnh: TR.THANH

Theo quyết định phê duyệt, dự án có tổng mức đầu tư lên đến 437 triệu USD. Trong đó, vốn vay từ Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (IBRD) thuộc Ngân hàng Thế giới (WB) là 400 triệu USD, vốn đối ứng từ phía Việt Nam là 37 triệu USD. Cơ quan chủ quản dự án là UBND TP.HCM.

Với mức đầu tư nói trên, mục tiêu chính của dự án là nâng cao năng lực quản lý, phòng chống ngập lụt và cải thiện môi trường, phối hợp với những công trình thuộc các quy hoạch liên quan để ngăn triều, tiêu thoát nước, giải quyết ngập cho vùng trung tâm TP.HCM… Như vậy, tính đến năm 2020, có khoảng 2 triệu người dân TP.HCM sẽ được tiếp cận các tiện ích vệ sinh môi trường từ dự án này.

voi muc dau tu 437 trieu usd, muc tieu cua du an se chong duoc cac tran ngap lon, co tan suat 10 nam mot lan. anh: m.thanh 

Với mức đầu tư 437 triệu USD, mục tiêu của dự án sẽ chống được các trận ngập lớn, có tần suất 10 năm một lần. Ảnh: M.THANH 

Được biết, một trong những lưu vực chính dự án nhắm đến là lưu vực Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên (dài 33 km, đi qua địa bàn nhiều quận, huyện như Gò Vấp, quận 12, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân). Đây là lưu vực đang bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi lượng nước thải sinh hoạt khổng lồ cùng với nước thải không qua xử lý của nhiều cơ sở sản xuất.

Về cơ chế tài chính, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, UBND TP.HCM sẽ vay lại toàn bộ khoản vốn vay của IBRD. Hiện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được giao nhiệm vụ chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan để hoàn tất các thủ tục đàm phán với WB.

Trong báo cáo cho Thủ tướng Chính phủ vào giữa năm 2015, UBND TP.HCM cho biết tính đến hết năm 2014, tổng dư nợ vay của TP để thực hiện các dự án chống ngập đã hơn 25.000 tỉ đồng. Dự kiến trong năm năm tới, bình quân mỗi năm TP phải bố trí khoảng 4.250 tỉ đồng để chi trả nợ gốc và lãi vay.


Làm thêm 100 km đường Hồ Chí Minh theo hình thức BT

lam them 100 km duong ho chi minh theo hinh thuc bt

Làm thêm 100 km đường Hồ Chí Minh theo hình thức BT


Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Cam Lộ - La Sơn đã được Quốc hội đồng ý triển khai theo hình thức BT tại Nghị quyết số 66/2013...

Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến chỉ đạo về việc đầu tư xây dựng dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Cam Lộ - La Sơn theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT).

Theo đó, Thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật và dự toán công trình, giám sát nghiệm thu công tác thi công xây lắp, chịu trách nhiệm giám sát chặt chẽ việc vay vốn, giải ngân và thực hiện dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Cam Lộ - La Sơn như đối với dự án sử dụng vốn nhà nước.

Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Cam Lộ - La Sơn đã được Quốc hội đồng ý triển khai theo hình thức BT tại Nghị quyết số 66/2013/QH13 ngày 29/11/2013. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ để thanh toán cho nhà đầu tư tại văn bản số 7208/VPCP ngày 15/10/2009.

Dự án xây dựng công trình đường Hồ Chí Minh đoạn Cam Lộ - Túy Loan (thuộc tuyến chính của đường Hồ Chí Minh), đã được Chính phủ chấp thuận đầu tư theo hình thức Hợp đồng BT. Đoạn Cam Lộ - Túy Loan được tách thành hai dự án thành phần gồm: Cam Lộ - La Sơn (dài hơn 103km) và La Sơn - Túy Loan (dài 83km).

Dự án thành phần đoạn Cam Lộ - La Sơn đi qua địa phận hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế. Điểm đầu dự án tại Cam Lộ, Km0-Km11+922 Quốc lộ 9, tỉnh Quảng Trị; điểm cuối tại La Sơn, nối vào Km4+500 Tỉnh lộ 14B, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Đoạn Cam Lộ - La Sơn là dự án giao thông có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế nói riêng và khu vực nói chung; sẽ nối thông với nhánh phía Đông đường Hồ Chí Minh, tăng cường củng cố quốc phòng an ninh và giải quyết an toàn giao thông trong các mùa mưa lũ.


Hơn 1.800 tỉ đồng mở rộng, nâng cấp quốc lộ 60

Dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 60 nối cầu Rạch Miễu và cầu Cổ Chiên với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỉ đồng theo hình thức BOT.

Bộ GTVT cho biết Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận chủ trương đầu tư dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 60 nối cầu Rạch Miễu và cầu Cổ Chiên với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỉ đồng theo hình thức BOT. Công trình này sẽ khởi công ngày 20-1 và dự kiến làm xong vào quý 4-2017.

Theo Bộ GTVT, sau khi công trình cầu Rạch Miễu và cầu Cổ Chiên hoàn thành đưa vào sử dụng thì hai tỉnh Bến Tre và Trà Vinh đã thoát khỏi cảnh “ốc đảo”, không còn phải lụy phà nữa. Mật độ xe cộ, đặc biệt là ôtô lưu thông từ TP.HCM về miền Tây qua quốc lộ 60 tăng rất nhanh.

Trong khi đó, đoạn đường từ cầu Rạch Miễu đến cầu Cổ Chiên (nằm trên địa bàn tỉnh Bến Tre) vốn chật hẹp nay càng bị quá tải, mất an toàn giao thông.

Trước tình hình này, chủ đầu tư công trình cầu Rạch Miễu là liên danh Công ty CP thương mại nước giải khát Khánh An và Công ty CP đầu tư cầu đường CII tiếp tục đứng ra đầu tư mở rộng, nâng cấp quốc lộ 60 bằng hình thức xã hội hóa. Theo đó, có bốn đoạn tuyến được mở rộng, nâng cấp với tổng chiều dài khoảng 22,4km.

Điểm đầu dự án là tại km3+343 cạnh chân cầu Rạch Miễu thuộc xã An Khánh, huyện Châu Thành (Bến Tre). Điểm cuối nối với đường dẫn vào cầu Cổ Chiên tại km41+347 thuộc xã Thành Thới A, huyện Mỏ Cày Nam (Bến Tre).

Theo thiết kế, đoạn thứ nhất nối cầu Rạch Miễu với TP Bến Tre dài hơn 4km có mặt đường rộng tới 21m. Riêng các đoạn còn lại nền đường rộng 12m, mặt đường rộng 7m.

Việc mở rộng, nâng cấp quốc lộ 60 có ý nghĩa rất quan trọng vì năm 2018 công trình cầu Đại Ngãi nối tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng sẽ hoàn thành. Khi đó mật độ xe cộ từ TP.HCM về miền Tây qua quốc lộ 60 sẽ tăng mạnh.


Nam Định sắp có nhà máy nhiệt điện 2 tỉ USD

Đây là dự án cung cấp nguồn điện cho tỉnh Nam Định và các địa phương khu vực phía Bắc.

Tổ hợp nhà đầu tư gồm Công ty TaekWang (Hàn Quốc) và Công ty Acwa Power sẽ triển khai xây dựng nhà máy nhiệt điện Nam Định 1 theo hình thức xây dựng – vận hành – chuyển giao (BOT). Nhà máy có công suất 1.200 MW với tổng vốn đầu tư khoảng 2 tỉ USD.

Thỏa thuận đầu tư dự án nhiệt điện Nam Định 1 nói trên vừa được Tổng cục Năng lượng thuộc Bộ Công Thương và tổ hợp nhà đầu tư TaekWang và Acwa Power ký kết hôm 18-1, tại Hà Nội.

Đây là dự án cung cấp nguồn điện cho tỉnh Nam Định và các địa phương khu vực phía Bắc. Nguồn than nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện này sẽ do Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam cung cấp.

mot du an nhiet dien o phia bac - anh: van nam

Một dự án nhiệt điện ở phía Bắc - Ảnh: Văn Nam

Hiện nay các bên liên quan gồm Tổng cục Năng lượng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam và chính quyền tỉnh Nam Định đang cùng nhà đầu tư hoàn thành các thủ tục để cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án để nhà đầu tư có thể triển khai vào giữa năm 2016.

Theo quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 (Quy hoạch điện 7), ngành điện sẽ tiếp tục phát triển thêm hàng loạt nhà máy nhiệt điện than có sử dụng nguồn than trong nước. Đến năm 2020 tổng công suất nhiệt điện đốt than sẽ tăng lên 36.000 MW và đến năm 2030 sẽ tăng lên 75.000 MW.

Nếu tính sơ bộ theo quy hoạch điện 7 thì từ năm 2015 đến năm 2030, cả nước sẽ có thêm gần 80 nhà máy nhiệt điện các loại được xây dựng và đưa vào vận hành tại các trung tâm nhiệt điện lớn như Duyên Hải, Long Phú, Sông Hậu, Vân Phong, Vĩnh Tân, Quảng Trị, Vũng Áng, Quảng Trạch, Nghi Sơn, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương...


Du khách ‘mất tích’ ở Hàn Quốc: Không ảnh hưởng tới xuất khẩu lao động

Ngày 20-1, ông Tống Hải Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH), cho biết sự việc 46 khách du lịch Việt Nam "mất tích" ở Hàn Quốc không ảnh hưởng tới việc đưa lao động Việt Nam sang Hàn Quốc.

Cũng theo ông Nam, hiện lực lượng chức năng Hàn Quốc đã bắt được 30 người, trong đó một số người khai ở lại các cơ sở làm việc chứ không nói là họ đang làm việc ở đó. Cơ quan chức năng hiện đang điều tra việc "mất tích" trên có tổ chức, có đường dây hay là rủ nhau "mất tích" tại Hàn Quốc hay không.

Liên quan đến tình trạng lao động bất hợp pháp tại Hàn Quốc, ông Nam cho biết năm 2015, Bộ LĐ-TB&XH với những nỗ lực của Chính phủ, tỉ lệ người lao động hết hạn hợp đồng cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc đã giảm đáng kể. Nếu như quý I-2015, tỉ lệ này là 47% thì đến hết quý III con số này đã giảm xuống 31,9%. Riêng trong 11 tháng đầu năm 2015, có 2.000 lao động bất hợp pháp của Việt Nam ở Hàn Quốc về nước.

Cũng theo ông Nam, hiện tỉ lệ lao động về nước vẫn thấp hơn so với kỳ vọng của Chính phủ hai nước, là đưa tỉ lệ lao động hết hạn hợp đồng cư trú và làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc xuống dưới 30%. 


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục