tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin trong nước đọc nhanh tối 21-01-2016

  • Cập nhật : 21/01/2016

TP.HCM sẽ có thêm 35.000-40.000 tỉ đồng từ vốn nhà nước

tp.hcm se co them 35.000-40.000 ti dong tu von nha nuoc

TP.HCM sẽ có thêm 35.000-40.000 tỉ đồng từ vốn nhà nước


Nguồn tiền này có được từ chủ trương đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn TP.HCM, sẽ chuyển giao về HFIC làm chủ sở hữu các doanh nghiệp nhà nước thành phố...

Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp TP.HCM, cho biết dự kiến 5 năm tới, Công ty Đầu tư tài chính Nhà nước TP.HCM (HFIC) sẽ tiếp nhận khoảng 35.000-40.000 tỉ đồng từ vốn nhà nước tại các doanh nghiệp.

Nguồn tài chính nói trên dự kiến sẽ có giá trị tăng thêm sau khi xác định lại giá trị doanh nghiệp và đấu giá cổ phần cho cổ đông đại chúng,nhà đầu tư chiến lược.

Chính vì vậy, Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp TP.HCM, cho rằng việc nhanh chóng xây dựng cơ chế sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư phục vụ mục tiêu, nhiệm vụ phát triển thành phố, “là vô cùng cần thiết”.

Năm 2015, TP.HCM đã phê duyệt phương án và cổ phần hóa xong 21 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố theo đúng lộ trình.


Lương doanh nghiệp Nhà nước cao hơn DN tư nhân tới 41%

luong doanh nghiep nha nuoc cao hon dn tu nhan toi 41%

Lương doanh nghiệp Nhà nước cao hơn DN tư nhân tới 41%


Với mức lương trung bình đạt 7,04 triệu đồng/người/tháng, khối doanh nghiệp Nhà nước đang dẫn đầu về tiền lương năm 2015...

Theo số liệu mới công bố của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong năm 2015, mức lương bình quân của người lao động ước đạt 5,53 triệu đồng/người/tháng; tăng khoảng 8% so với năm 2014.

Trong đó, vị trí quán quân vẫn thuộc về khối doanh nghiệp Nhà nước với mức lương trung bình đạt 7,04 triệu đồng/người/tháng, tăng 8% so với năm trước. Tiếp theo là khối doanh nghiệp tư nhân đạt 4,99 triệu đồng/người/tháng; tăng 6% và doanh nghiệp FDI ước đạt 5,47 triệu đồng/người/tháng; tăng 9%.

Như vậy, lương khối doanh nghiệp Nhà nước năm 2015 đang cao hơn khối doanh nghiệp tư nhân khoảng 41% và cao hơi khối doanh nghiệp FDI khoảng 29%.

Trao đổi với chúng tôi về mức chênh lệch tiền lương giữa các khối doanh nghiệp, một số chuyên gia trong ngành đều có chung nhận định, mặc dù khối doanh nghiệp FDI tạo ra doanh thu và lợi nhuận lớn hơn nhưng do sử dụng nhiều lao động phổ thông nên mặt bằng lương trung bình thấp hơn.

Trước đó, bà Nguyễn Thị Lan Hương, Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội từng chia sẻ với báo chí rằng, từ trước tới nay, thu nhập trong doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp FDI luôn cao nhất, thậm chí trong những năm gần đây, thu nhập trong doanh nghiệp Nhà nước còn vượt cả FDI. Điều này là do các doanh nghiệp Nhà nước thường có quy mô lớn.

“Trong nền kinh tế của chúng ta, 97% là doanh nghiệp vừa và nhỏ, gần 3% còn lại tập trung nhiều vào doanh nghiệp Nhà nước. Và theo nguyên tắc khu vực kinh tế quy mô thì tiền lương phải cao hơn, dù chúng ta vẫn cho rằng doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kém hiệu quả hơn” - bà Hương cho biết.

Xét theo ngành nghề, mức lương của ngành thương mại, dịch vụ cao nhất đạt 6,32 triệu đồng/người/tháng - tăng 8,8%. Tiếp đó là ngành nông, lâm, ngư nghiệp đạt 4,45 triệu đồng/người/tháng, tăng 3%. Ngành công nghiệp, xây dựng ước đạt 5,34 triệu đồng/người/tháng, tăng 11% so với năm ngoái.

Đáng chú ý, các ngành có dệt may, da giày do số lượng đơn hàng ổn định và tăng nên tiền lương của người lao động có mức tăng khá.

Cụ thể, mức lương của người lao động ngành dệt may đạt 4,54 triệu đồng - tăng 7,5%; mức lương ngành da giày đạt 4,5 triệu đồng - tăng 8,9%,  chế biến thủy sản đạt 4,97 triệu đồng - tăng 4,9%; gỗ 5,23 triệu đồng, tăng 4,9-8,9% so với năm trước.

Theo lý giải của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong năm 2015 do tình hình sản xuất, kinh doanh thuận lợi, doanh nghiệp có điều kiện để quan tâm và chăm lo tốt hơn đến người lao động nên mức lương tăng cao hơn.

Trong khi đó, bà Tống Thị Minh, Vụ trưởng Vụ Tiền lương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, năm 2015, các ngành nghề như cao su, dầu khí... có doanh thu, lợi nhuận sụt giảm mạnh do ảnh hưởng của giá thế giới. Do đó, tiền lương của người lao động cũng bị ảnh hưởng.

Đặc biệt, ngành cao su với khoảng 120.000 lao động, tiền lương năm 2015 giảm 4-5% so với năm 2014. Một số doanh nghiệp thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam, do chịu tác động trực tiếp bởi giá dầu nên tiền lương giảm bình quân 3-5% so với năm trước.

Bên cạnh đó, báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng cho biết, năng suất lao động theo giá hiện hành năm 2015 ước đạt 79,3 triệu đồng, tương đương khoảng 3.657 USD/lao động. Tính theo giá so sánh năm 2010, năng suất lao động toàn nền kinh tế năm 2015 ước tăng 6,4% so với năm 2014.


TPHCM trên đường phát triển: Phát huy vai trò "đầu tàu"

tphcm tren duong phat trien: phat huy vai tro "dau tau"

TPHCM trên đường phát triển: Phát huy vai trò "đầu tàu"


Trong bối cảnh đất nước đang hội nhập ngày càng sâu rộng, với vai trò và vị trí đầu tàu trong nhiều lĩnh vực của đất nước, Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang có nhiều nỗ lực "vì cả nước, cùng cả nước," phát huy tinh thần không ngừng đổi mới để phát triển bền vững và hội nhập quốc tế thành công.

Nhìn nhận đúng thực tế

Qua 30 năm đổi mới, kinh tế thành phố đã từng bước thể hiện vai trò dẫn đầu. Điều này được minh chứng qua những con số ấn tượng như đóng góp thu ngân sách của thành phố vào ngân sách cả nước năm sau cao hơn năm trước.

Cụ thể, năm 2011 đóng góp vào ngân sách của thành phố chiếm 27,7%, năm 2014 chiếm 30%, tăng gấp 2 lần so với giai đoạn 2006-2010. GDP bình quân đầu người của thành phố tăng 12%/năm, đến năm 2015 đạt 5.538 USD/người.

Vai trò, vị trí của thành phố về kinh tế đối với cả nước ngày càng khẳng định, tỷ trọng kinh tế thành phố trong nền kinh tế đất nước ngày càng cao, từ 18,3% năm 2011 tăng lên 21,5% năm 2014.

Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện, thành phố cũng thực hiện nhiều chính sách thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào các ngành, lĩnh vực phù hợp quy hoạch phát triển, chú trọng công nghệ cao và các ngành công nghiệp trọng yếu.

Tính đến hết năm 2015, trên địa bàn thành phố có 5.765 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư kể cả cấp mới và tăng vốn hơn 40,5 tỷ USD. Tỷ trọng kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài năm 2011 chiếm 23% và ước tính năm 2015 chiếm 24,5%.

Theo ông Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, chỉ đạo Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, những kết quả trên đã góp phần khẳng định thành tựu chung của thành phố trong 30 năm đổi mới, một chặng đường rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển của thành phố, đánh dấu sự trưởng thành, đóng góp tích cực vào quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, các thế hệ lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh luôn quán triệt tinh thần "nhìn thẳng vào sự thật," không tự hài lòng với kết quả đạt được nhằm tìm ra những giải pháp, hướng đi phù hợp nhất để phát triển bền vững.

Tại Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X vừa qua (tháng 10/2015), thành phố đã thẳng thắn nhìn nhận đất nước hội nhập quốc tế sâu rộng hơn, trong đó hội nhập kinh tế là trung tâm, đặc biệt là quá trình thực hiện các cam kết trong Cộng đồng ASEAN, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với các nước và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP); vấn đề biến đổi khí hậu, nước biển dâng... sẽ là sức ép rất lớn cả về năng lực cạnh tranh và ổn định chính trị trên địa bàn, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội của thành phố.

Với gần 10 năm là người đứng đầu Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, ông Lê Hoàng Quân, nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, đã chỉ rõ những hạn chế, tồn tại của nền kinh tế thành phố lớn nhất cả nước này, đó là tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng; chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế còn chậm.

Chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh, hội nhập quốc tế chưa cao; tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ có giá trị gia tăng cao còn thấp; quy mô, tỷ trọng của khu vực kinh tế tập thể còn nhỏ, kết quả kết hợp phát triển với các địa phương còn hạn chế... Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu; kết cấu hạ tầng vẫn còn tình trạng quá tải, cản trở tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân.

Dưới góc nhìn của một chuyên gia kinh tế, tiến sỹ Trần Du Lịch cho rằng, ba vấn đề lớn đang đặt ra cho bài toán phát triển của thành phố là cơ cấu kinh tế, kết cấu hạ tầng đô thị và hành chính công cần có sự đột phá.

Về lĩnh vực kinh tế, sự tồn tại lớn nhất của Thành phố Hồ Chí Minh là cơ cấu kinh tế thiếu cạnh tranh đang đối diện với thách thức trong quá trình hội nhập khu vực và thế giới. Thách thức về quản lý đô thị lớn nhất của Thành phố Hồ Chí Minh là sự bất cập giữa trình độ phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội với tốc độ tăng trưởng kinh tế và yêu cầu cải thiện dân sinh.

Phát triển bền vững, vươn tầm khu vực

Đánh giá được lợi thế cùng những hạn chế của mình, Thành phố Hồ Chí Minh đã có những chương trình, giải pháp cụ thể nhằm thực hiện mục tiêu “Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình; có vai trò động lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; sớm trở thành một trong những trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học-công nghệ của khu vực Đông Nam Á.”

Đại hội lần thứ X của Đảng bộ thành phố đã xác định phát triển kinh tế nhanh, bền vững, đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển kinh tế tri thức và tăng trưởng xanh, nâng cao chất lượng tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh; khoa học-công nghệ, tri thức, nguồn nhân lực chất lượng cao và thông tin phải là động lực, yếu tố đầu vào, tạo ra giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ.

Cụ thể hơn, thành phố phát triển nhanh dịch vụ, nhất là các ngành có hàm lượng tri thức, giá trị gia tăng cao, các ngành công nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp công nghệ cao; tiếp tục tập trung nâng cao tỷ trọng 9 ngành dịch vụ chủ yếu.

Tiếp tục tập trung phát triển 4 ngành công nghiệp trọng yếu trên cơ sở xác định chiến lược phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ gắn với doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ; xác định sản phẩm chủ lực để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, cung ứng cho công nghiệp chủ lực trong nước và xuất khẩu, các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn… tạo môi trường thuận lợi và bình đẳng cho sự phát triển của các thành phần kinh tế.

Bên cạnh đó, thành phố cũng tập trung phát triển đồng bộ và quản lý hiệu quả 5 thị trường chính yếu gồm thị trường hàng hóa, thị trường tài chính, thị trường khoa học-công nghệ, thị trường bất động sản, thị trường lao động.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế mạnh mẽ hiện nay, với vai trò là cửa ngõ quốc tế quan trọng của đất nước, Thành phố Hồ Chí Minh đã có những cách làm, định hướng cụ thể.

Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho biết thành phố chủ động, tích cực, khẩn trương tuyên truyền sâu rộng và triển khai các giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng ASEAN, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), các hiệp định tự do thương mại (FTA) song phương, đa phương.

Điều chỉnh bổ sung các quy định, cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền của Ủy ban Nhân dân thành phố để phù hợp với các cam kết của Việt Nam với các nước; ban hành các chính sách mới nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường; đẩy mạnh các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ về vốn, mặt bằng, hỗ trợ đổi mới công nghệ...

Thành phố tiếp tục nghiên cứu, đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, quy định pháp luật để đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư, tạo vốn, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước từ nhiều thành phần kinh tế; khuyến nghị nhà đầu tư tham gia đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bằng hình thức hợp tác công tư (PPP).

Bên cạnh đó, thành phố triển khai các giải pháp đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo; nâng cao chất lượng công tác đào tạo đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, đặc biệt là các nghề tự do di chuyển lao động trong khu vực ASEAN như nha khoa, điều dưỡng, kỹ thuật, xây dựng, kế toán, kiến trúc sư, du lịch...

Bước vào giai đoạn mới, với những thuận lợi đan xen không ít khó khăn, thử thách, ông Võ Văn Thưởng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định Đảng bộ và chính quyền thành phố quyết tâm đổi mới, bám sát thực tiễn, trọng dân, dựa vào dân, phát huy sức dân để chăm lo cho dân; huy động sức mạnh tổng hợp; phấn đấu bền bỉ, đưa thành phố tiếp tục phát triển./.


Đẩy mạnh phát triển hạ tầng GTVT vùng Tây Bắc

day manh phat trien ha tang gtvt vung tay bac

Đẩy mạnh phát triển hạ tầng GTVT vùng Tây Bắc


Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, xây dựng cơ chế đặc thù huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vận tải vùng Tây Bắc.

Để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải Vùng Tây Bắc giai đoạn 2016 - 2020, Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương cần hoàn thiện thể chế pháp luật trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, kể cả hình thức xã hội hóa đầu tư, cho thuê, khai thác, nhượng quyền khai thác có thời hạn hạ tầng, nâng cao chất lượng công trình giao thông.

Bộ Giao thông vận tải, UBND các tỉnh trong Vùng chủ động rà soát, cập nhật, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch; lập danh mục các công trình gắn liền với quy hoạch giao thông vận tải và kế hoạch đầu tư trung hạn, lựa chọn thứ tự ưu tiên để triển khai thực hiện.

Xây dựng hoàn thiện các cơ chế, chính sách đặc thù để tiếp tục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, trong đó tập trung hoàn thiện hệ thống đường trục ngang kết nối các đường cao tốc; mở rộng hoặc nối dài các đường cao tốc theo kế hoạch để tạo thuận lợi hơn nữa đối với giao thông trong Vùng.

Đồng thời chú trọng phát triển mạng lưới giao thông đường thủy nội địa và các cảng, bến đồng bộ theo quy hoạch. Nghiên cứu đầu tư xây dựng sân bay Lai Châu, Lào Cai, Nà Sản... theo quy hoạch nhằm khai thác hiệu quả các phương thức vận tải trong Vùng.

Phó Thủ tướng giao Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Bắc tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính nghiên cứu, đề xuất giải pháp đẩy mạnh thu hút các nguồn vốn để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, có chính sách ưu tiên bố trí vốn ODA cho Vùng.

Phát triển phương tiện giao thông phù hợp vùng Tây Bắc

Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương rà soát và có chính sách hợp lý phát triển số lượng, chủng loại phương tiện giao thông phù hợp với mục tiêu sử dụng, điều kiện địa lý của vùng Tây Bắc.

Triển khai thực hiện quy hoạch mạng lưới tuyến đường ô tô liên tỉnh, liên huyện; quy hoạch bến xe... để đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của nhân dân và nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải. Nghiên cứu, xây dựng cơ chế đặc thù huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vận tải vùng Tây Bắc.

Các địa phương trong Vùng cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh dịch vụ vận tải một cách bình đẳng, minh bạch; quan tâm đến công tác đền bù giải phóng mặt bằng các dự án giao thông, bảo đảm hành lang an toàn giao thông đường bộ; tăng cường công tác đảm bảo an toàn giao thông đường bộ và kiểm soát tải trọng xe; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông.

Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp kiềm chế tai nạn giao thông; tiếp tục giảm cả 3 tiêu chí từ 5% - 10%/năm trong 5 năm tới, phấn đấu không để xảy ra các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng trong Vùng.

* Trong những năm qua, Nhà nước đã dành nguồn lực đáng kể để đầu tư cho hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông trong Vùng; đồng thời với sự tiến bộ về đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư kết hợp áp dụng công nghệ mới, cách làm sáng tạo trong triển khai xây dựng đã góp phần đạt được những thành tựu đáng kể về đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông vùng Tây Bắc; đã xây dựng, nâng cấp, sửa chữa được 1.916 km đường bộ, 296 km đường sắt, 115 km đường thủy nội địa.

Tổng khối lượng vận tải toàn Vùng đạt trên 404 triệu lượt khách và 506 triệu tấn hàng hóa, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 5,56%/năm đối với vận tải hành khách và 10,1%/năm đối với vận tải hàng hoá.

Sự phát triển nhanh của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đã giúp cho việc vận tải hành khách, hàng hóa trong Vùng được thông suốt, nhanh chóng, góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống nhân dân của các tỉnh vùng Tây Bắc nói riêng và cả nước nói chung.

Bên cạnh những kết quả đạt được trong 5 năm qua, giao thông vận tải vùng Tây Bắc vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục, đó là: Tổng mức đầu tư còn thấp, đặc biệt là nguồn vốn ODA; liên kết vùng còn yếu, nhiều xã chưa có đường ô tô, hệ thống đường liên huyện còn nhiều hạn chế; phương thức giao thông đường thủy chưa đáp ứng yêu cầu, thiếu hệ thống bến, cảng; tình trạng xe chở hàng quá tải trọng gây mất an toàn giao thông còn diễn biến phức tạp, tai nạn giao thông tuy có giảm những vẫn ở mức cao, còn xảy ra một số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.


Mức lương 2015 tại Việt Nam tăng 8% so với 2014

Lương bình quân năm 2015 của người lao động ước đạt 5,53 triệu đồng/người/tháng...

Tại buổi họp báo chiều ngày 19/1/2016, bà Tống Thị Minh, Vụ trưởng Vụ Lao động tiền lương (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, mức lương năm 2015 trung bình tăng khoảng 8% so với năm 2014.

Doanh nghiệp Nhà nước cao nhất

Lương bình quân năm 2015 của người lao động ước đạt 5,53 triệu đồng/người/tháng. Nếu xếp theo khối doanh nghiệp, thì doanh nghiệp Nhà nước có mức lương cao nhất, đạt 7,04 triệu đồng/tháng, tăng 8%. 

Tiếp đó là doanh nghiệp tư nhân đạt 4,99 triệu đồng/tháng - tăng 6%. Doanh nghiệp FDI ước đạt 5,47 triệu đồng/tháng - tăng 9%.

Tính theo từng ngành nghề, thì mức tăng lương của ngành thương mại, dịch vụ cao nhất đạt 6,32 triệu đồng/người/tháng - tăng 8,8%. 

Tiếp đó, ngành nông, lâm, ngư nghiệp đạt 4,45 triệu đồng/người/tháng, tăng 3%. Công nghiệp, xây dựng ước đạt 5,34 triệu đồng/người/tháng, tăng 11%. 

Đáng chú ý, các ngành có dệt may, da giày do số lượng đơn hàng ổn định và tăng, nên tiền lương của người lao động có mức tăng khá. 

Cụ thể, mức lương của người lao động ngành dệt may đạt 4,54 triệu đồng - tăng 7,5%; mức lương ngành da giày đạt 4,5 triệu đồng - tăng 8,9%,  chế biến thủy sản đạt 4,97 triệu đồng - tăng 4,9%.

Lương chưa hẳn đi cùng năng suất 

Một số ngành nghề khác như cao su, dầu khí... mặc dù năng suất lao động tính theo sản lượng vẫn tăng, song do ảnh hưởng tình hình giá cả thị trường thế giới làm cho doanh thu, lợi nhuận đều sụt giảm mạnh, nên tiền lương của người lao động cũng bị ảnh hưởng. 

Theo bà Minh, không chỉ ở Việt Nam mà hầu hết các doanh nghiệp thuộc ngành này trên thế giới đều vừa phải cắt giảm lao động, vừa cắt giảm tiền lương. 

Tuy nhiên, ở Việt Nam, các doanh nghiệp này chỉ cắt giảm một phần tiền lương của người lao động và chủ động giảm các chi phí khác để ổn định lao động. 

“Một số doanh nghiệp chịu tác động trực tiếp bởi giá dầu, thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có năng suất lao động theo sản lượng khai thác tăng 7%, nhưng do giá giảm mạnh nên tiền lương giảm bình quân 3 - 5% so với năm trước”, bà Minh nói.

Đưa ra đánh giá chung về tình hình tiền lương năm 2015 và tiền thưởng Tết năm 2016, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khẳng định đều tăng hơn so với năm 2015. Điều này hợp lý bởi GDP bình quân đầu người năm 2015 ước tính đạt 45,7 triệu đồng, tương đương 2.109 USD, tăng 57 USD so với năm 2014. 

Đặc biệt, quý 4/2015, số doanh nghiệp có khối lượng sản xuất ổn định và tăng chiếm hơn 79%; gần 80% số doanh nghiệp có số đơn đặt hàng và đơn hàng xuất khẩu ổn định hoặc cao hơn quý trước đó. 

Bên cạnh đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2015 tăng 0,63% so với năm 2014, là mức thấp nhất trong 14 năm trở lại đây và thấp hơn nhiều so với mục tiêu CPI tăng 5%. Năng suất lao động xã hội theo giá hiện hành ước đạt 79,3 triệu đồng/lao động (tương đương khoảng 3.657 USD/lao động). 

Tính theo giá so sánh năm 2010, năng suất lao động toàn nền kinh tế năm 2015 ước tăng 6,4% so với năm 2014.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục