tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh sáng 08-05-2016

  • Cập nhật : 08/05/2016

Hà Nội lọt “danh sách đen” của Bộ TNMTvề tình trạng ô nhiễm nặng

ho ngoc khanh - mot trong nhung ho bi o nhiem cua ha noi. anh: kh.v

Hồ Ngọc Khánh - Một trong những hồ bị ô nhiễm của Hà Nội. Ảnh: Kh.V

Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ trưởng Trần Hồng Hà, ngày 6.5.2016, Văn phòng Bộ Tài Nguyên và Môi trường (TNMT) đã ban hành văn bản số 1610 ngày 6.5.2016, yêu cầu Tổng cục Môi trường khẩn trương làm rõ một số điểm ô nhiễm nặng trên địa bàn TP.Hà Nội, tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Quảng Ngãi.

Trước đó, căn cứ phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng về tình hình ô nhiễm nặng tại một số địa phương, bao gồm các hiện tượng: Mùi hôi thối, nổi váng bọt tại hồ Ngọc Khánh (Hà Nội); xuất hiện cá chết, nước đổi màu, bốc mùi hôi thối trên sông Bưởi chảy qua xã Thạch Lâm - huyện Thạch Thành (Thanh Hóa); ô nhiễm nguồn nước ở Phước Thiện - xã Bình Hải - Bình Sơn (Quảng Ngãi), Bộ trưởng Trần Hồng Hà yêu cầu Tổng cục Môi trường trình lãnh đạo Bộ TNMT ký văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển, ven các sông lớn rà soát lập danh sách các cơ sở có nguồn thải lớn, kiểm tra báo cáo Bộ TNMT. Đề nghị UBND TP.Hà Nội kiểm tra, báo cáo tình hình ô nhiễm môi trường ở hồ Ngọc Khánh, làm rõ nguyên nhân báo cáo về bộ.

Đồng thời, Tổng cục Môi trường có văn bản đề nghị Sở TNMT tỉnh Quảng Ngãi kiểm tra, phân tích mẫu nước để công bố chất lượng nước; trường hợp ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân cần có giải pháp tìm kiếm nguồn nước để cung cấp nước sạch cho sinh hoạt đảm bảo ổn định đời sống cho nhân dân.

Tổng cục Môi trường triển khai thực hiện ngay các nhiệm vụ nêu trên, báo cáo Bộ trưởng Trần Hồng Hà kết quả thực hiện trong tháng 5.


Tăng lương tối thiểu: Cần tính hợp lý hơn tính chu kỳ

Trước áp lực cạnh tranh từ các nước thuộc cộng đồng kinh tế ASEAN, nhiều hiệp hội doanh nghiệp cho biết bên cạnh việc thua kém về công nghệ, nguồn vốn thì chất lượng của lực lượng lao động cũng là điều cần quan tâm. Việc tăng lương theo quy định tối thiểu hiện nay không chỉ không giúp các doanh nghiệp trong nước giữ chân người lao động mà còn tạo ra nhiều gánh nặng cho họ.

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc cho rằng, việc tăng lương hằng năm theo quy định của Nhà nước đang tạo ra những khoản phí theo luật bảo hiểm xã hội mới đang gây khó khăn cho doanh nghiệp. Trong khi năng suất lao động lại tăng không theo tương ứng.

Theo đánh giá tại cuộc thi tay nghề ASEAN vừa qua, năng suất lao động của người Việt bằng 1/5 Thái Lan, Malaysia và bằng 1/15 Singapore. Việc tăng lương tối thiểu ở mức quá cao sẽ không có lợi cho việc đạt được mục tiêu tạo ra được nhiều việc làm mới, đặc biệt ở các địa phương đang có nhiều doanh nghiệp sử dụng lao động nhiều như tỉnh Vĩnh Phúc.

hiep hoi doanh nghiep tinh vinh phuc kien nghi viec tang luong toi thieu nen duoc xay dung dua tren toc do tang nang suat lao dong hon la theo tinh chu ky nhu hien nay

Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc kiến nghị việc tăng lương tối thiểu nên được xây dựng dựa trên tốc độ tăng năng suất lao động hơn là theo tính chu kỳ như hiện nay

Bởi một mặt tăng lương sẽ khiến các doanh nghiệp không mặn mà trong việc đầu tư mới, tạo việc làm. Mặt khác, đối với các doanh nghiệp còn hoạt động ở tỉnh Vĩnh Phúc, có đến 70% không có lãi. Việc tăng lương tối thiểu không hợp lý sẽ đẩy các doanh nghiệp này vào bờ vực phá sản, tạo ra những quả bom gây bất ổn cho xã hội, thâm hụt ngân sách nhà nước.

Hiệp hội này kiến nghị việc tăng lương tối thiểu nên được xây dựng dựa trên tốc độ tăng năng suất lao động hơn là theo tính chu kỳ như hiện nay.

Theo đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hưng Yên, Nhà nước cần kiểm tra xây dựng lại mức sống tối thiểu để làm cơ sở định tiền lương tối thiểu cho người lao động. Thông báo lộ trình tăng lương tối thiểu (nếu có) để doanh nghiệp chủ động trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh.

Song Song đó là điều chỉnh tăng thời gian làm thêm giờ cho các doanh nghiệp (như Trung Quốc hiện nay là 600 giờ/năm, Nhật Bản là 720 giờ/năm) để tăng thu nhập từ đó cải thiện đời sống người lao động.

Thậm chí, theo hiệp hội doanh nghiệp tỉnh An Giang, cần thay đổi quy định trợ cấp thất nghiệp theo hướng doanh nghiệp bố trí được công việc mà người lao động tự ý xin nghỉ thì không được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Vì có tình trang nhiều lao động tham gia đủ 1 năm bảo hiểm thất nghiệp thì xin nghỉ việc để hưởng trợ cấp thất nghiệp 3 tháng rồi quay lại làm, gây biến động lớn về nguồn lực lao động cho doanh nghiệp.

Bên cạnh việc tăng lương tối thiểu thì mức đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động Việt Nam hiện nay cũng là điều nhiều doanh nghiệp ở các địa phương chuyên về may mặc, da giày, chế biến thủy hản sản ca cẩm nhiều nhất.

Với mức đóng 22%, cao hơn rất nhiều các nước trong khu vực như Thái Lan 5%, Malaysia 15%. Đây mức phí cần được kiến nghị giảm xuống để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước.


Lào chia sẻ thiệt hại hạn hán với Việt Nam

Nhân dân Lào anh em đã ủng hộ số tiền 257.000 USD cho đồng bào miền Nam Việt Nam để chia sẻ thiệt hại do hạn hán.

han han khien dong ruong o xa ninh loc, thi xa ninh hoa, tinh khanh hoa kho nut ne. anh: nguyen ly-ttxvn

Hạn hán khiến đồng ruộng ở xã Ninh Lộc, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh HÒa khô nứt nẻ. Ảnh: Nguyên Lý-TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại Lào, nhằm chia sẻ những thiệt hại do hạn hán gây ra tại các tỉnh miền Nam của Việt Nam, chiều 6/5, tại thủ đô Viêng Chăn, thay mặt Đảng, Chính phủ và nhân dân Lào, bà Sunthone Saychac, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng NDCM Lào đã trao số tiền 257.000 USD ủng hộ đồng bào miền Nam Việt Nam. 

Bà Sunthone Saychac cho biết đây là số tiền quyên góp được từ các cơ quan chính phủ, các tổ chức đoàn thể Lào nhằm giúp đỡ nhân dân các tỉnh miền Nam của Việt Nam gánh chịu tình trạng hạn hán. Bà Sunthone Saychac nhấn mạnh mặc dù không phải là số tiền lớn, nhưng là tấm lòng của Đảng, Nhà nước và nhân dân các dân tộc Lào gửi tới người anh em Việt Nam, chia sẻ những khó khăn cùng với nhân dân Việt Nam. 

Trước đó, Chính phủ Lào cũng đã quyết định xả nước từ các đập thủy điện trên các nhánh chính của dòng Mekong nhằm tăng lưu lượng nước, giúp giảm thiểu tình trạng hạn hán và xâm mặn tại các tỉnh miền Nam của Việt Nam, thể hiện tình đoàn kết đặc biệt, trước sau như một giữa hai Đảng, hai Chính phủ và nhân dân hai nước Lào và Việt Nam. 

Tiếp nhận số tiền ủng hộ, thay mặt Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Mạnh Hùng bày tỏ niềm xúc động và cảm ơn sâu sắc tới Đảng, Nhà nước và nhân dân các dân tộc Lào anh em. Mặc dù còn rất khó khăn nhưng Lào đã hết sức sẻ chia trước những thiệt hại do thiên tai hạn hán gây ra cho đồng bào các tỉnh miền Nam Việt Nam trong thời gian vừa qua. Đại sứ Nguyễn Mạnh Hùng cho biết sẽ chuyển số tiền trên tới người dân vùng hạn hán tại các tỉnh miền Nam của Việt Nam trong thời gian sớm nhất có thể.


Trung Quốc bị tố đổ hoá chất giết chết cá ở Trường Sa

Một nhóm thanh niên Philippines cáo buộc chính phủ Trung Quốc đầu độc khu vực rộng lớn ở Biển Đông để ngăn ngư dân Philippines và các ngư dân nước ngoài khai thác nguồn lợi.
hinh anh ca chet troi dat len dao o truong sa duoc phong trao kalayaan atin ito (kai) chup lai. anh: kai

Hình ảnh cá chết trôi dạt lên đảo ở Trường Sa được Phong trào Kalayaan Atin Ito (KAI) chụp lại. Ảnh: KAI

"Khi chúng tôi ở đó hồi năm ngoái, cư dân địa phương xác nhận với chúng tôi rằng các tàu Trung Quốc thường xuyên thải hoá chất để phá hoại san hô và sinh vật biển", trang Breibart hôm 5/5 dẫn Phong trào Kalayaan Atin Ito (KAI), một tổ chức của thanh niên Philippines, cho biết trên trang Facebook.

"Trung Quốc hung hăng phá hoại hoạt động kinh tế của cộng đồng dân cư địa phương tại Quần đảo Kalayaan (Quần đảo Trường Sa) để đuổi dân thường đi, cách ly các đảo. Một khi tất cả dân thường rời đi, hoạt động quân sự chiếm các đảo của Trung Quốc sẽ dễ dàng hơn", nhóm này cho hay và đăng ảnh họ cho là chụp cá chết trôi dạt lên đảo. 

Chính phủ Philippines và Trung Quốc đều chưa bình luận về cáo buộc và đây là lần đầu tiên tuyên bố này được công khai. Tuy nhiên, Manila từng cáo buộc Trung Quốc phá huỷ môi trường nghiêm trọng ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam. 

Hồi tháng 7/2015, Antonio Carpio, phó Chánh án Tòa án Tối cao Philippines, phát thông cáo cáo buộc Trung Quốc phá huỷ 17 đá gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam, khi xây đảo nhân tạo phi pháp ở đó. "Dù họ chiếm 7 đá, họ dùng các nguyên liệu lấp đầy từ 10 đá khác, vì vậy thực chất Trung Quốc phá hoại tổng cộng 17 đá", ông Carpio cáo buộc. 

Một nhóm khoảng 50 người biểu tình của KAI từng lên đảo Thị Tứ hồi tháng 12 năm ngoái. Đảo có diện tích lớn thứ nhì trong số hàng trăm đảo và bãi san hô ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Một số quốc gia khác trong tranh chấp Biển Đông cũng đòi chủ quyền đối với đảo Thị Tứ, gồm Trung Quốc, Philippines và Philippines đang kiểm soát đảo này.


Doanh nghiệp vận tải đang phải 'oằn mình' vì phí BOT

Nhiều dự án BOT như: Xa lộ Hà Nội, cầu Bình Triệu, cầu Yên Lệnh, cao tốc Nội Bài - Lào Cai, cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây… đã rút ngắn thời gian đi lại, tiết kiệm nhiên liệu, giảm chi phí khấu hao phương tiện, thay đổi cơ bản bộ mặt giao thông ở nước ta. Tuy nhiên, gần đây có một số dự án BOT đã cho thấy sự bất hợp lý và người dân đang phải “oằn mình”hứng chịu sự bất hợp lý này.

tram thu phi giao thong (anh minh hoa:manh phuong) 

Trạm thu phí giao thông (Ảnh minh họa:Mạnh Phương) 

Đến thời điểm hiện nay, nước ta có 71 dự án giao thông được thực hiện theo hình thức BOT, với số tiền lên tới vài trăm nghìn tỷ đồng. Nguồn vốn của những dự án này chủ yếu vay từ các ngân hàng thương mại và đang phải trả phần lãi vay cho các ngân hàng thương mại qua phí đường bộ BOT. Điều đáng nói là trong lúc kinh tế còn khó khăn thì hiện nay người dân phải trả phí cho việc đi lại là quá cao, bất hợp lý ngay từ thuế khi mua một chiếc xe nay lại đến lượt phí BOT.

Khi phí tăng kéo theo cước vận tải tăng và đương nhiên giá cả các loại hàng hóa đều tăng. Ông Nguyễn Tuấn Anh, doanh nghiệp vận tải Đức Anh ở Hải Phòng cho biết: Một năm doanh nghiệp này phải nộp khoảng 17 triệu phí bảo trì đường bộ, cộng với phí đã được tính trên một lít xăng dầu, nay đi đến đâu lại phải trả phí BOT nên doanh nghiệp vận tải hiện chỉ làm cầm chừng, đủ tiền trả lãi ngân hàng và nuôi lái xe. So với cách đây 5 năm, hiện giá cước tăng gấp đôi, tất cả các chí phí tăng rất nhiều ảnh hưởng cước vận tải, người dân phải chịu. Người làm vận thì phải có lãi, chỉ có lãi ít hay lãi nhiều. 

Từ 1/4, mức phí trên quốc lộ 5 tăng lên 50%; cao tốc Hà Nội - Hải Phòng tăng khoảng 25% so với trước. Lý do được chủ đầu tư đưa ra là tăng theo lộ trình phương án tài chính xây dựng đường. Việc điều chỉnh tăng phí là theo quy định tại Thông tư 159 của Bộ Tài chính.

Ông Ngô Đức Giang, Giám đốc Công ty vận tải Giang Nhi ở Gia Lâm, Hà Nội cho biết: Việc tăng giá phí quốc lộ 5 như một cú đánh mạnh vào các doanh nghiệp vận tải trong thời điểm hiện nay. Cạnh tranh trong vận tải hiện rất phức tạp, có quá nhiều phí qua các trạm BOT nên giá cước vận tải đương nhiên tăng và giá cả hàng hóa sẽ tăng theo. Doanh nghiệp mong điểu chỉnh thu phí đường bộ cho hợp lý nhất để hài hòa, chứ phí tăng thì cước sẽ rất cao.

Trước tình hình trên, Hiệp hội vận tải Việt Nam có văn bản kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ về việc giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp vận tải. Cụ thể, đề nghị xem xét lại giá phí, khoảng cách giữa các trạm BOT cho phù hợp, phải áp dụng công nghệ thu phí không dừng để tránh ùn tắc giao thông, đảm bảo tốc độ lưu thông.

Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Việt Nam cho biết: Việc tăng phí căn cứ vào chỉ số giá tiêu dùng CPI là chưa đủ, cần phải tính toán trên thu nhập bình quân GDP người dân và nhiều yếu tố khác. Nếu cho rằng ở nước ta mức phí trên đường cao tốc BOT là 2 nghìn đồng vẫn rẻ hơn các nước xung quanh khu vực nên phải tăng phí là hoàn toàn sai, vì thu nhập bình quân GDP đầu người ở nước ta thấp hơn tới hàng chục lần so với các nước quanh khu vực. Về việc tăng phí quốc lộ 5 mới đây, ông Nguyễn Văn Thanh kiến nghị: Đường 5 cũ người dân đã phải trả phí bảo trì đường bộ hàng năm rồi, nay vẫn phải trả phí mà còn tăng tới 50% là bất hợp lý.

“Chúng tôi kiến nghị Chính phủ sớm chấm dứt thu phí 2 trạm quốc lộ 5 cũ, chấm dứt các trạm thu phí đặt bất hợp lý như trạm Bắc Thăng Long- Nội Bài. Vì phải có ý kiến của Thủ tướng đó là giai đoạn trước còn bây giờ chính phủ cần xem xét lại tránh bức xúc cho doanh nghiệp.”- ông Thanh kiến nghị.

Những năm gần đây, khi lĩnh vực bất động sản trầm lắng cộng với lãi xuất ngân hàng thấp, nhiều doanh nghiệp bắt đầu nhòm ngó tới các dự án BOT. Do cơ chế chỉ cần thẩm định, không cần đấu thầu nên, xuất hiện những dự án không minh bạch, có dấu hiệu lợi ích nhóm. Các dự án này đều lợi dụng trên cốt đường cũ của nhà nước, chỉ cạp rộng thêm, thảm lại mặt đường và có một điểm chung dễ nhận biết từ các dự án này đó là đều cộng tất tần tật các loại vốn dự phòng( chiếm tới 1/3 cả tổng dự án) để tăng mức đầu tư, kéo dài thời gian thu phí.

Ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội cho biết: “Chủ trương BOT là đúng, tuy nhiên hiện nay xuất hiện nhiều bất hợp lý, như đường Pháp Vân- Cầu Giẽ chỉ nâng cấp, mở rộng lan can, thảm mặt đường chưa xong đã thu, vừa làm vừa thu là không đúng. Từ Hà Nội đi Thái Bình có 100 km mà có tới 4 trạm thu phí, không tính toán đến sức mua của người dân mà chỉ muốn bảo vệ lợi ích nhà đầu tư. Duy ý chí là làm bằng được thu bằng được gây hiệu ứng tiêu cực. BOT là tốt phải có kiểm soát từ khâu đầu, có đấu thầu kiểm soát của nhà nước, thậm chí quốc tế. Suất đầu tư hiện nay BOT chỉ giữa nhà nước và tư nhân nên chúng tôi không tin có sự minh bạch”.

Trong phiên họp Chính phủ vừa qua,Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh trong lúc kinh tế gặp nhiều khó khăn không được tăng thêm phí BOT. Tuy nhiên, nhiều dự án BOT đã kịp tăng phí từ ngày 1- 4. Doanh nghiệp vận tải mong muốn được giảm phí BOT thì trong Thông tư 159 Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ, hoàn vốn đầu tư xây dựng đường bộ chỉ có lộ trình tăng chứ không hề có lộ trình giảm!


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục