tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh 07-06-2016

  • Cập nhật : 07/06/2016

Bộ Tài chính yêu cầu VietinBank và BIDV phải trả cổ tức bằng tiền mặt: Cần sớm có sự tách bạch về chức năng

Câu chuyện Bộ Tài chính yêu cầu hai ngân hàng VietinBank và BIDV phải trả cổ tức bằng tiền mặt là câu chuyện đang được dư luận quan tâm.

Bởi vì vấn đề là cả hai ngân hàng này đã tiến hành cuộc họp đại hội đồng cổ đông từ tháng 4.2016, và đại hội đồng cổ đông đã biểu quyết.

Cụ thể, VietinBank không chia cổ tức cho năm 2015, còn BIDV biểu quyết chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 8,5%. Và tất nhiên đại hội đồng cổ đông là người có quyền quyết định cao nhất đối với mọi quyết sách của doanh nghiệp căn cứ theo Luật Doanh nghiệp.

Tuy nhiên, đầu tuần qua, Bộ Tài chính đã có văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo người đại diện phần vốn Nhà nước tại BIDV và VietinBank biểu quyết chia cổ tức năm tài chính 2015 bằng tiền mặt và nộp toàn bộ số cổ tức được chia cho phần vốn Nhà nước vào ngân sách.

Tuy nhiên, hiện cả hai ngân hàng VietinBank và BIDV đều muốn giữ nguyên phương án đã được Hội đồng cổ đông thông qua.

Theo đại diện của BIDV, việc giữ lại lợi nhuận, chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 8,5% là để đáp ứng việc tăng vốn tự có nhằm đáp ứng quy định về hệ số an toàn vốn của các ngân hàng, đồng thời chuẩn bị cho việc áp dụng các tiêu chí về Basel II mà Việt Nam phải thực hiện theo thông lệ quốc tế, hiện rất cấp bách. Việc giữ lại lợi nhuận để bổ sung vốn tự có là cần thiết.

Và với Vietinbank cũng có lý do tương tự khi lý giải việc không chia cổ tức trong năm 2015 nhằm bổ sung nguồn vốn tự có, nâng cao năng lực tài chính, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phù hợp với chiến lược phát triển của Vietinbank, đồng thời đảm bảo tuân thủ các giới hạn về an toàn vốn theo quy định của NHNN và thông lệ quốc tế. Lợi nhuận hợp nhất để lại năm 2015 của Vietinbank là trên 3.660 tỉ đồng.

Còn về phía NHNN, việc chấp thuận cho Vietinbank và BIDV giữ lại lợi nhuận là để hai ngân hàng này tăng vốn để Hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) (vốn tự có/tổng tài sản có rủi ro) không dưới 9 và nhận sáp nhập ngân hàng khác. Tuy nhiên, trước mắt NHNN sẽ gửi công văn xin ý kiến của Thủ tướng về việc này. Nếu Thủ tướng có chỉ thị yêu cầu NHNN thực hiện theo yêu cầu của Bộ Tài chính, NHNN sẽ chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước tại hai ngân hàng này yêu cầu Vietinbank và BIDV lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc chia cổ tức 2015 bằng tiền mặt, thay vì phải tổ chức lại Đại hội đồng cổ đông thường niên để biểu quyết.

Chính vì vậy theo quan điểm của một số chuyên gia tài chính thì nên chăng đã đến lúc cần có một sự điều chỉnh. Cụ thể là cần có một sự tách bạch rõ ràng vai trò của cơ quan chủ quản và cơ quan quản lý để có thể có một cơ chế quản lý mới, với khoảng trời riêng rộng hơn và thuận theo các nguyên lý của thị trường hơn.

Về dài hạn, đại diện các ngân hàng cũng đề xuất Chính phủ xem xét hạ tỷ lệ sở hữu Nhà nước xuống mức không thấp hơn 50% và bảo đảm quyền sở hữu chi phối của Nhà nước tại các ngân hàng. Có thể xem xét nới “room” cho nhà đầu tư nước ngoài để tạo điều kiện cho các ngân hàng có thể thu hút thêm các nguồn lực, tạo nền tảng vững chắc cho việc phát triển hoạt động kinh doanh, qua đó phát triển hệ thống ngân hàng thương mại, hệ thống tài chính và phát triển hệ thống kinh tế Việt Nam”.(LĐ)


Ngân sách Nhà nước có cơ hội thu về 4.600 tỷ đồng cổ tức từ VietinBank và BIDV

Theo tính toán của HSC, trong trường hợp BIDV và VietinBank chi trả cổ tức tiền mặt tương ứng ở mức 8,5% và 8%, ngân sách Nhà nước (NSNN) sẽ thu về khoảng 2.700 tỷ đồng từ BIDV và 1.900 tỷ đồng từ VietinBank.

Như đã đưa tin, Bộ Tài chính mới đây có văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bỏ phiếu lại đối với quyết định của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank).

Theo đó, Bộ Tài chính đề nghị NHNN với tư cách là người đại diện vốn ở 2 ngân hàng này tiến hành bỏ phiếu lại để quyết định chi trả cổ tức tiền mặt, thay vì cổ tức bằng cổ phiếu như đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) vừa qua đã quyết định.

Theo Bộ Tài chính, kiến nghị này phù hợp với các quy định hiện hành liên quan tới vấn đề quản lý ngân sách nhà nước, đặc biệt là việc thu hồi cổ tức tiền mặt từ các doanh nghiệp và ngân hàng có vốn nhà nước chi phối.

trong cac nam truoc, bidv va vietinbank thuong tra co tuc bang tien mat cho co dong

Trong các năm trước, BIDV và VietinBank thường trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông



Trong các năm trước, tất cả các ngân hàng TMCP nhà nước thường trả cổ tức bằng tiền mặt để phù hợp với yêu cầu của Bộ Tài chính.

NHNN hiện đang nắm giữ 95,28% vốn điều lệ của BIDV và 64,46% vốn điều lệ của VietinBank. Do đó, ý kiến của NHNN có tính chất quyết định chủ đạo trong các cuộc họp ĐHĐCĐ.

Tuy nhiên, với thực trạng tỷ lệ an toàn vốn (CAR) hiện đang rất thấp ở cả BIDV (9,01% đối với ngân hàng mẹ và 9,8% đối với hợp nhất) và VietinBank (khoảng 10%), ĐHĐCĐ (bao gồm cả đại diện vốn nhà nước) của hai ngân hàng này đã đồng ý với kiến nghị của Ban điều hành về phương án trả cổ tức bằng cổ phiếu để tăng tỷ lệ an toàn vốn.

Lo ngại về tỷ lệ an toàn vốn hiện đang rất thấp và được sự ủng hộ của NHNN, trong ĐHĐCĐ năm 2016, cổ đông của BIDV đã quyết định sẽ chi trả cổ tức bằng cổ phiếu ở mức 8,5% mệnh giá từ lợi nhuận năm 2015 (trước đó, kế hoạch là 10% cổ tức tiền mặt) để củng cố tỷ lệ an toàn vốn hiện đang rất thấp.

Trong khi đó, cổ đông của VietinBank đã quyết định sẽ không chi trả cổ tức năm 2015 do đang vướng thủ tục mua bán sáp nhập với ngân hàng PGBank. VietinBank trước đó cũng thường chi trả khoảng 10% cổ tức tiền mặt.

Theo như quy trình phù hợp, bất kỳ khoản chi trả cổ tức nào liên quan tới các ngân hàng TMCP có vốn Nhà nước cũng đều phải được phê duyệt bởi cả NHNN và Bộ Tài chính.

HSC đánh giá tổng số tiền cổ tức không hề nhỏ. Giả sử rằng BIDV và VietinBank sẽ chi trả cổ tức tiền mặt tương ứng ở mức 8,5% và 8%, NSNN sẽ thu về khoảng 2.700 tỷ đồng từ BIDV và 1.900 tỷ đồng từ VietinBank.

Cả BIDV và VietinBank đang cố gắng để tăng thêm vốn và theo HSC, việc phát hành cổ tức cổ phiếu là một quãng nghỉ phù hợp để 2 ngân hàng có thêm thời gian thu xếp vốn. Nếu kế hoạch đó không thực hiện được, 2 ngân hàng sẽ phải chi trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông nói chung chứ không phải chỉ riêng cho cổ đông Nhà nước.

HSC tính toán, việc trả cổ tức tiền mặt sẽ làm suy giảm tỷ lệ an toàn vốn của mỗi ngân hàng từ 0,3% đến 0,4%. Do đó, việc tăng thêm vốn cấp 1 sẽ trở thành một vấn đề thực sự cấp bách nếu các ngân hàng muốn duy trì mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm nay.

HSC phân tích, cổ tức tiền mặt sẽ được chào đón trong ngắn hạn bởi các nhà đầu tư nhưng lại dẫn đến các hậu quả trong trung dài hạn như (1) nhu cầu cấp bách của việc tăng vốn và từ đó là rủi ro pha loãng, (2) tốc độ tăng trưởng tín dụng sẽ bị chậm lại và kết quả nửa cuối năm khiêm tốn sẽ không tác động tích cực tới giá cổ phiếu của 2 ngân hàng trong vài tháng tới.

Trong một diễn biến mới đây, Phó Thống đốc NHNN, bà Nguyễn Thị Hồng cho biết, sau khi nhận kiến nghị của Bộ Tài chính, các đơn vị chức năng của NHNN đang xem xét đánh giá mặt thuận lợi của việc chuyển cổ tức vào NSNN và khó khăn của các tổ chức tín dụng để đề xuất chính sách thực hiện, phù hợp với đề án tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng đã được Chính phủ thông qua và báo cáo Chính phủ về vấn đề này.(DT)


Chuẩn bị thu thuế chuyển nhượng Big C Việt Nam

Ngành thuế khẳng định có cơ sở pháp lý vững chắc để thu được thuế chuyển nhượng của thương vụ mua bán đình đám Big C Việt Nam.

Nguồn tin của TBKTSG Online từ Tổng Cục thuế cho biết, đến thời điểm này, cơ quan thuế vẫn chưa nhận được thông tin chính thức từ các bên liên quan trong vụ chuyển nhượng hệ thống Big C Việt Nam. Tuy nhiên, cơ quan thuế đã chuẩn bị sẵn sàng để vào cuộc nhằm thu thuế chuyển nhượng của thương vụ này.

Nguồn tin cho chiết, việc hai tập đoàn Casino (sở hữu chuỗi Big C Việt Nam) và Central Group (bên vừa mua lại Big C Việt Nam) phải liên hệ với các cơ quan chức năng thông báo về thương vụ chuyển nhượng vừa qua là bắt buộc theo luật, không chỉ luật Việt Nam mà là thông lệ quốc tế. Khi đó, cơ quan thuế sẽ chính thức có cơ sở để vào cuộc, nhằm mục tiêu thu thuế chuyển nhượng.

“Hai bên đang cân nhắc câu chữ, thông tin công bố với cơ quan chức năng. Thông cáo họ phát hành lâu nay mà báo chí đưa chưa phải là căn cứ pháp lý”, nguồn tin cho biết.

 

nganh thue co co so phap ly vung chac de thu duoc thue chuyen nhuong big c.

Ngành thuế có cơ sở pháp lý vững chắc để thu được thuế chuyển nhượng Big C.

 

Cũng theo nguồn tin này, sau khi có thông tin chính thức, cơ quan thuế sẽ vào cuộc và sẽ sớm có kết quả cuối cùng về việc thu thuế chuyển nhượng. Vị này cũng tái khẳng định, ngành thuế có cơ sở pháp lý vững chắc để thu được thuế.

Trước đó, như đã đưa tin, cuộc mua bán hệ thống siêu thị Big C Việt Nam đã đi đến hồi kết. Theo đó, Nguyễn Kim Group và Central Group - Tập đoàn bán lẻ đến từ Thái Lan đã bỏ ra tổng cộng 920 triệu Euro, tương đương 1,05 tỷ USD, xấp xỉ khoảng 23.300 tỷ đồng để trở thành người thắng cuộc trong thương vụ này.

Được biết, Central Group cùng với Nguyễn Kim Group sẽ tiếp tục thực hiện chiến lược của Big C Việt Nam, đặc biệt là liên quan đến việc tìm nguồn cung ứng hàng hóa sản xuất tại Việt Nam cho các cửa hàng Big C. Tuy nhiên chi tiết về việc tham gia của Nguyễn Kim Group cũng như tỷ lệ tham gia góp vốn vào thương vụ này chưa được hai bên công bố.

Ngay sau khi thương vụ kết thúc, nhiều câu hỏi đặt ra là có hay không thu được thuế từ thương vụ chuyển nhượng Big C Việt Nam bởi thương vụ chuyển nhượng Big C do hai đối tác nước ngoài thực hiện và thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam khiến cơ sở pháp lý cho việc thu thuế của Việt Nam rất yếu.

Theo đó, đơn vị quản lý Big C Việt Nam được Casino Group thành lập tại Hồng Kông. Trong khi đó, đối tác chuyển nhượng Central Group nằm tại Thái Lan.

Trả lời thắc mắc này với báo giới, ông Nguyễn Đầu - Phó Chánh thanh tra Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) cho biết, Big C Việt Nam được Casino Group thành lập tại Hong Kong (Trung Quốc), còn đối tác chuyển nhượng là Tập đoàn Central Group đến từ Thái Lan. Dù trụ sở chính của hai đơn vị trên đều nằm ngoài lãnh thổ của Việt Nam nhưng hệ thống Big C hiện nay có phát sinh thu nhập từ Việt Nam, do vậy phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

"Thương vụ này phải kê khai nộp thuế theo quy định của luật thuế thu nhập doanh nghiệp mà cụ thể là Thông tư 78 năm 2014: Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, các dự án đều phải kê khai nộp thuế với thuế suất 22%; từ ngày 1/1/2016 là 20%" ông Nguyễn Đầu cho biết.

Bên cạnh đó, một cơ sở pháp lý khác được Tổng cục Thuế đưa ra đó là Thông tư 203 của Bộ Tài chính về tránh đánh thuế 2 lần, quy định doanh nghiệp có trụ sở tại nước ngoài không phải đóng thuế hoặc thấp hơn 10% phải chịu thuế tại nơi phát sinh thu nhập. Do đó, Big C Việt Nam sẽ phải chịu thuế chuyển nhượng tại Việt Nam do Hong Kong (Trung Quốc) nơi đóng trụ sở chính - không thu thuế.

Như vậy, với giá trị chuyển nhượng lên tới 23.300 tỷ đồng của hệ thống Big C Việt Nam, số tiền thuế mà Việt Nam thu được có thể lên tới hơn 4.600 tỷ đồng.


"Có dấu hiệu kinh doanh theo kiểu đa cấp trong bất động sản"

Đó là cảnh báo của ông Trần Bá Dương, Chủ tịch công ty Đại Quang Minh trong buổi làm việc giữa ông Đinh La Thăng, Bí thư Thành ủy và UBND TP.HCM với Hiệp hội Bất động sản ngày 6.6.

ong tran ba duong canh bao thi truong bat dong san xuat hien tinh trang nhieu cong ty kinh doanh theo kieu ban hang da cap.

Ông Trần Bá Dương cảnh báo thị trường bất động sản xuất hiện tình trạng nhiều công ty kinh doanh theo kiểu bán hàng đa cấp.

Ông Dương cho rằng Thành phố cần xem xét lại cách quản lý việc bán hàng của những doanh nghiệp bất động sản, nếu thấy có dấu hiệu không lành mạnh thì đưa ra cảnh báo cho người dân biết.

“Thực tế hiện nay trên thị trường bất động sản có nhiều công ty kinh doanh theo kiểu bán hàng đa cấp, cam kết lợi nhuận theo từng năm. Trong khi đó người dân thấy có lợi thì nhào vào mua thôi chứ không hề nắm thông tin”, ông Dương nêu và cảnh báo.

Ngoài ra ông Dương cũng đề nghị có cách làm hợp lý vì hiện nay những cơ quan quản lý kiểm soát rất chặt hợp đồng bán, hợp đồng góp vốn; còn hợp đồng cho vay thì không kiểm soát. Tách bạch giữa căn hộ để ở và căn hộ làm việc, vì hiện nay có nhiều dự án lẫn lộn vấn đề này gây khó khăn trong công tác quản lý.

Cũng tại buổi làm việc, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã nêu những khó khăn liên quan đến thủ tục hành chính trong việc thẩm định giá đất, tiền sử dụng đất… “Hiện nay việc giao thẩm định giá đất cho 2 sở là Sở Tài nguyên Môi trường và Sở Tài chính thực hiện dẫn đến tình trạng kéo dài thời gian, hiệp hội đề nghị giao về một đầu mối như trước”, ông Châu nêu.

Trong phần kết luận, ông Đinh La Thăng hoan nghênh ý kiến đề xuất của Hiệp hội Bất động sản và cho rằng đó là thể hiện trách nhiệm của hiệp hội đối với sự phát triển của thành phố. Các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp bất động sản nói riêng đang đứng trước thách thức lớn trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới còn nhiều khó khăn.

buoi lam viec giua bi thu thanh uy, ubnd tp.hcm voi hiep hoi bat dong san.

Buổi làm việc giữa Bí thư Thành ủy, UBND TP.HCM với Hiệp hội Bất động sản.

“Thành phố ghi nhận những đóng góp của các doanh nghiệp bất động sản vào sự phát triển của thành phố. Thành phố cam kết luôn luôn đồng hành với sự phát triển của các doanh nghiệp. Sự thành công của doanh nghiệp sẽ thúc đẩy thành phố phát triển. Vì vậy thành phố sẽ cố gắp tạo môi tường kinh doanh tốt nhất để thị trường bất động sản không phát triển nóng quá và cũng không trầm lắng”.

Người đứng đầu Thành ủy TP.HCM cũng đề nghị các doanh nghiệp tiếp tục tăng cường năng lực, nghiên cứu kỹ thị trường, nghiên cứu các chương trình phát triển của thành phố. Những chương trình TP.HCM đang thực hiện là cơ hội rất lớn cho doanh nghiệp.

Liên quan đến việc xử lý 474 chung cư cũ, ông Thăng đề nghị có chế đặc thù để xử lý. “Cả thành phố có 474 chung cư cũ, mà với cơ chế như hiện nay trong 5 năm tới sở Xây dựng chỉ dám đưa vào kế hoạch xử lý 24 cái. Làm như vậy thì quá chậm, chung cư sẽ xuống cấp và sập hết”, ông Thăng nói.

Bí thư Thăng cũng đề nghị tất cả các sở, ngành, quận, huyện phải tập chung cải cách hành chính. Giúp doanh nghiệp là giúp chính mình, từng sở ngành một phải nêu kế hoạch cải cách hành chính rõ ràng, chi tiết. “Đến cuối tháng 6 anh Khoa (Lê Văn Khoa, Phó chủ tịch UBND-PV) phải có báo cáo gửi cho Hiệp hội Bất động sản biết những kiến nghị nào giải quyết được, cái nào phải trình lên bộ, Chính phủ, quan điểm chung của lãnh đạo thành phố là lắng nghe và thay đổi”, ông Thăng chỉ đạo.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục