Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp song phương lãnh đạo Thái Lan, Indonesia
Bộ đội Biên phòng Kiên Giang nhận tàu tuần tra hiện đại
TP Tân An, Long An lắp camera giám sát cán bộ tiếp dân
Hà Nội lập đoàn kiểm tra công vụ đột xuất
Bà chủ khách sạn căng băng rôn diễu phố bêu tên cán bộ
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh 07-05-2016
- Cập nhật : 07/05/2016
Chủ tịch Đà Nẵng yêu cầu lắp thiết bị giám sát xả thải tất cả nhà máy xử lý nước thải
Việc chỉ đạo bao gồm tất cả nhà máy xử lý nước thải phải lắp đặt ngay hệ thống quan trắc tự động, giám sát việc xả thải, tránh trường hợp đổ thẳng ra biển. “Khẩn trương thực hiện lắp đặt thiết bị giám sát nguồn nước thải tại các nhà máy, trạm xử lý nước thải, dù tốn tiền tỷ cũng phải làm”, ông Thơ nói thêm.
Tại hội nghị, ông Thơ nêu vấn đề, lúc lắp đặt, thiết kế Nhà máy xử lý nước thải Hòa Xuân (quận Cẩm Lệ) thì chính quyền không giám sát được bằng thiết bị tự động đối với hoạt động xả thải. Giờ phải đặt ngay một thiết bị kiểm tra việc xả thải. Nếu không giám sát thì rất khó kiểm soát.
Do đó, ông Thơ yêu cầu, tất cả nhà máy xử lý nước thải phải có hệ thống quan trắc tự động, độc lập. Chìa khóa do một vài người (cơ quan chức năng) nắm giữ. Khi cần là mở ra kiểm tra. Qua đó, ai làm sai thì xử lý ngay trách nhiệm. Nếu để các nhà máy này đổ hết ra biển thì quá nguy hiểm.
“Làm nhà máy mà mình không vào kiểm tra được, sao kỳ thế? Không giám sát, không kịp thời phát hiện mà để họ tự ý làm là không được”, ông Thơ nói.
Ông Nguyễn Điểu, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng cho hay, việc lắp đặt thiết bị quan trắc tự động tại Nhà máy xử lý nước thải Hòa Xuân có công suất 20.000m3 ngày/đêm vẫn đang trong giai đoạn triển khai. Tuy nhiên, ông Thơ yêu cầu phải làm ngay, không kéo dài nữa. Riêng Nhà máy xử lý nước thải Thọ Quang cũng phải lắp thiết bị quan trắc này trước khi đưa vào hoạt động.
Nông nghiệp Quảng Ninh, dư địa lớn cho nhà đầu tư
Khẳng định sức hút
Cuối tháng 3 vừa qua, Công ty TNHH Phú Lâm đã khởi công Dự án Chăn nuôi bò thịt và bò giống, với quy mô 40.000 con, gồm các giống được nhập từ Australia, Brazil, Colombia. Dự án được thực hiện trên diện tích hơn 1.000 ha, với tổng mứcđầu tư trên 2.200 tỷ đồng. Điều đáng nói là dự án này được triển khai tại một khu vực hết sức khó khăn của TP. Móng Cái là xã Quảng Nghĩa. Theo như cam kết của chủ đầu tư, thì đến tháng 10 năm nay sẽ cơ bản đưa dự án vào hoạt động và có sản phẩm thịt bò sạch phục vụ thị trường. “Dự án đi vào hoạt động sẽ tạo việc làm cho người dân, giúp ổn định tình hình an ninh và thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển”, ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Thành ủy Móng Cái cho biết.
Theo ông Nguyễn Đức Long, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh: “Đây là dự án chăn nuôi công nghệ tiên tiến đầu tiên trên địa bàn tỉnh. Dự án này cùng với Dự án Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Đông Triều của Tập đoàn Vingroup sẽ hiện thực hóa các mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, chuyên nghiệp và ứng dụng công nghệ cao”.
Được biết, Dự án Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có quy mô 202 ha, thuộc địa phận 2 xã Hồng Thái Tây và Hoàng Quế (Thị xã Đông Triều), tổng vốn đầu tư khoảng 650 tỷ đồng, đã góp thêm mảng màu tươi sáng cho ngành nông nghiệp của địa phương này. Dự án có quy trình sản xuất khép kín từ khâu trồng trọt, chế biến, đến phân phối tiêu thụ sản phẩm, ứng dụng những công nghệ tiên tiến của Nhật Bản, Israel, Hàn Quốc, sẽ mang lại những yếu tố tích cực cho nông nghiệp Quảng Ninh.
Giai đoạn I của Dự án đã được tỉnh Quảng Ninh giao 40 ha. Trong đó, 25 ha đã được đưa vào canh tác trồng các loại như: khoai tây, bầu, bí, su hào, súp lơ, bắp cải tím, cà chua đen, cà chua lê vàng... Chỉ với 25 ha đang canh tác này, dự án đã tạo việc làm ổn định cho 150 lao động là bà con nông dân xã Hồng Thái Tây, với mức thu nhập 4 triệu đồng/người/tháng.
Ngoài ra, còn có nhiều dự án quy mô nhỏ hơn, nhưng đã phần nào khẳng định sức hút của ngành nông nghiệp với các doanh nghiệp, nhà đầu tư. Chẳng hạn, Công ty cổ phần Khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường (Quảng Ninh) đang triển khai các thủ tục để thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng khu chăn nuôi bảo tồn, phát triển giống lợn Móng Cái tại TP. Móng Cái, với vốn đầu tư gần 85 tỷ đồng.
Hay như Dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản và nông trại quản lý trực tiếp, có quy mô vốn khoảng 164 tỷ đồng của Công ty cổ phần Chế biến nông sản Đông Triều, vừa đưa vào hoạt động. Đây là dự án liên doanh với Hàn Quốc để cung cấp giống cây trồng kỹ thuật, công cụ lao động, phân bón vi sinh phục vụ sản xuất cho nông dân. Các sản phẩm nông sản được tạo ra từ nguyên liệu đầu vào này sẽ được thu mua và chế biến, tạo ra các sản phẩm chất lượng cao phục vụ thị trường trong và ngoài tỉnh.
Trong chuyến thăm và khảo sát đầu tư tại tỉnh Quảng Ninh của Bộ Nông - Lâm - Thủy sản Nhật Bản, do ông Nishikawa, Trợ lý Bộ trưởng làm Trưởng đoàn, đã đánh giá cao tiềm năng của Quảng Ninh. Đoàn công tác đã thống nhất nhiều nội dung hợp tác nông nghiệp với tỉnh, bao gồm: đầu tư kỹ thuật cao trong sản xuất nông nghiệp; giúp đỡ các hộ cá thể từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm; giới thiệu các doanh nghiệp Nhật Bản phù hợp đầu tư vào tỉnh và các doanh nghiệp Quảng Ninh tìm kiếm công nghệ của Nhật thông qua Tập đoàn AIC (chuyên về chăn nuôi và sản xuất trứng gà, hiện chiếm 1/4 thị phần trứng gà trên toàn thế giới); hỗ trợ địa phương đào tạo nguồn nhân lực.
Chính quyền cùng vào cuộc
Để thuyết phục Công ty Phú Lâm triển khai Dự án Chăn nuôi bò thịt và bò giống tại xã nghèo như Quảng Nghĩa, UBND tỉnh Quảng Ninh đã thành lập hẳn một Tổ công tác triển khai dự án của nhà đầu tư. Tổ công tác có nhiệm vụ hướng dẫn, hỗ trợ nhà đầu tư hoàn thiện các thủ tục để cấp giấy chứng nhận đầu tư; đồng hành cùng nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án để kịp thời tháo gỡ vướng mắc.
Trước đó, Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư của tỉnh (IPA) cũng đã thực hiện tốt vai trò của mình khi kết nối thành công nhà đầu tư này với địa phương. Ông Đậu Tuấn Anh, Trưởng ban Pháp chế (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam), Giám đốc Dự án Đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đã đánh giá rất cao công tác kêu gọi đầu tư và đồng hành cùng nhà đầu tư, doanh nghiệp của Quảng Ninh khi cho rằng: “Ít tỉnh được như Quảng Ninh. Họ hiểu được ngôn ngữ của nhà đầu tư, hiểu nhà đầu tư muốn gì, cần gì và nói theo ngôn ngữ của họ, chứ không phải là để nhà đầu tư phải xem tỉnh có gì”.
Cùng với chủ động hỗ trợ, đồng hành với nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án, thì Quảng Ninh còn dành nhiều chính sách ưu đãi riêng, bên cạnh những chính sách ưu đãi của Chính phủ. Trong đó, đáng chú ý là chính sách hỗ trợ nhà đầu tư Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, được UBND tỉnh ban hành ngày 28/11/2013.
Với chính sách này, doanh nghiệp đầu tư vào các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sẽ được ưu đãi về thuê đất, thuế và vốn tín dụng. Ngoài ra, hàng năm tỉnh Quảng Ninh sẽ bố trí một khoản ngân sách để hỗ trợ kinh phí cho nhà đầu tư trong việc đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu và áp dụng khoa học công nghệ.
Các nhà đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp cũng được hưởng các cơ chế ưu đãi giống như khi đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế của tỉnh như: hỗ trợ 50% chi phí giải phóng mặt bằng theo phương án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, hỗ trợ lãi suất tiền vay tại các ngân hàng thương mại để thực hiện dự án trong 3 năm.
Đặc biệt, nếu nhà đầu tư có dự án theo chuỗi liên kết giá trị từ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, sẽ được hỗ trợ 100% lãi suất/số dư nợ thực tế. Hỗ trợ hạ tầng ngoài hàng rào dự án (cao nhất tới 5 tỷ đồng); hỗ trợ 80% chi phí san lấp mặt bằng (cao nhất tới 5 tỷ đồng/dự án).
Bên cạnh đó, Quảng Ninh còn ban hành chính sách ưu đãi hỗ trợ đào tạo nghề trong nước, với mức hỗ trợ tối đa là 70% kinh phí đào tạo đối với doanh nghiệp nhỏ và 50% đối với doanh nghiệp vừa. Hỗ trợ tối đa 70% chi phí quảng cáo doanh nghiệp và sản phẩm, 70% kinh phí tổ chức triển lãm trong nước đối với doanh nghiệp nhỏ... Thủ tục về đầu tư cũng đơn giản, nhanh gọn, minh bạch, đảm bảo thuận tiện nhất cho các nhà đầu tư.
Ông Nguyễn Hữu Giang, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh cho biết: “Theo Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã được tỉnh phê duyệt, thì các cơ chế, chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư, doanh nghiệp sẽ tiếp tục được bổ sung. Trong đó, ngành thủy sản sẽ được tập trung đầu tư, hỗ trợ nhiều hơn so với hiện tại”. Theo đó, những nhà đầu tư trong ngành này sẽ được hỗ trợ đầu tư hạ tầng vùng nuôi tập trung; được cho vay vốn để đóng mới, cải hoán, nâng cấp tàu thuyền có công suất lớn và mua sắm các trang thiết bị cần thiết khác; được hỗ trợ trang thiết bị khai thác hải sản… Quảng Ninh cũng sẽ xây dựng chính sách bảo hiểm rủi ro cho các cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc, thiết bị, vật tư, lao động hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy sản trên biển.
Với những chính sách linh hoạt, Quảng Ninh sẽ tiếp tục làm tốt vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp và người nông dân để khai thác các tiềm năng, thế mạnh nông nghiệp của tỉnh. Qua đó xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, an toàn và bền vững, giúp cải thiện đời sống của người nông dân và đem lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp.
Ngày mai (7/5), Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư vào nông nghiệp, để giới thiệu đến các nhà đầu tư trong nước và quốc tế những thế mạnh phát triển nông nghiệp của tỉnh, đồng thời giới thiệu những cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt của tỉnh dành cho nhà đầu tư trong lĩnh vực này. Tại Hội nghị, tỉnh cũng sẽ công bố danh sách dự án nông nghiệp đang được ưu tiên kêu gọi đầu tư.(BĐT)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Chính quyền không được trở thành gánh nặng của doanh nghiệp
Các bộ trưởng đã lên tiếng
Câu hỏi “mọi ngành, mọi cấp phải xem lại xem có gây khó cho doanh nghiệp hay không?” của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã khiến các bộ trưởng không thể không lên tiếng.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát hứa sẽ báo cáo cụ thể giải pháp tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp trong việc tiếp cận đất đai để đầu tư vào nông nghiệp. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng về liều lượng thay đổi và thời điểm thực hiện việc sửa đổi Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết đã thấy sự chồng chéo, thiếu thống nhất giữa Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và sẵn sàng phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiến hành các thủ tục trình cấp có thẩm quyền sửa đổi theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
Đặc biệt, ngay trong phiên họp này, Dự thảo Nghị quyết về hỗ trợ doanh nghiệp trở thành động lực phát triển với những đầu việc cụ thể đã được các thành viên Chính phủ hoàn tất sau khi đã có ý kiến ngay trong buổi chiều 29/4, sau Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp năm 2016 kết thúc.
Trong đó, có 3 nhóm giải pháp chính, đó là quyết liệt cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, doanh nghiệp; đẩy mạnh cải cách và nâng cao chất lượng các quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh; tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, hỗ trợ đầu tư, sản xuất kinh doanh.
Mọi công việc đã đặt lên bàn với quyết tâm chính trị từ người lãnh đạo cao nhất, song doanh nghiệp vẫn chưa thực sự yên tâm. Thậm chí, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến còn phải thừa nhận, trong cơ chế một cửa, Bộ trưởng, Thứ trưởng rất quyết liệt, Vụ trưởng, Cục trưởng cũng quyết liệt, nhưng tới chuyên viên thì chưa chắc.
Doanh nghiệp chờ hành động
Bức xúc về việc 5 m vải mẫu nhưng phải kiểm tra quá nhiều mà ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam buộc phải đăng đàn trực tiếp báo cáo Thủ tướng trong Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp năm 2016 không phải là chuyện mới mẻ ngay cả với cơ quan quản lý nhà nước là Bộ Công thương.
Trong cuộc họp thường kỳ Chính phủ, tân Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh đã chuyển tải rất rõ thông điệp “đang thực hiện các giải pháp này theo chỉ đạo của Thủ tướng tại Hội nghị giữa Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp”, nhưng phải nhắc lại, ngay trước thời điểm Thông tư 37/2015/TT-CT của Bộ Công thương về kiểm tra hàm lượng forrmaldehyt và amin thơm trong sản phẩm dệt may có hiệu lực (15/12/2015), Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã lên tiếng đề nghị xem xét lại vì “nhiều quy định của Thông tư 37 chưa rõ ràng và có xu hướng tăng thêm đối tượng, tăng thủ tục cho doanh nghiệp”.
Cũng phải nhắc thêm, Thông tư 37 ra đời để chỉnh sửa những bất hợp lý của Thông tư 32/2009/TT-BCT về cùng nội dung theo yêu cầu của Nghị quyết 19/2015/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015-2016.
Đây chính là ví dụ điển hình mà ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) buộc phải sử dụng để minh chứng cho những khó khăn khi thực hiện Nghị quyết 19. “Khi soạn thảo, cơ quan soạn thảo và ban hành đã không căn cứ Nghị quyết 19, mà lại căn cứ vào những văn bản mà Nghị quyết 19 đã yêu cầu bổ sung. Rõ ràng, ở đây có vấn đề về thực thi, tư duy thực thi”, ông Nguyễn Đình Cung thể hiện quan điểm khi đề nghị đình chỉ hiệu lực của Thông tư 37 vào thời điểm đó.
Tư duy thực thi đang được ông Cung và các doanh nghiệp nhắc lại vào thời điểm này, khi hơn 6.000 điều kiện kinh doanh đang được rà soát để kịp hoàn tất phương án giải quyết, trình Chính phủ ban hành trước tháng 7 tới. Theo ông Cung, nếu không thay đổi cách làm cũ, việc “nâng cấp cơ học” các điều kiện kinh doanh từ thông tư lên nghị định sẽ không thể tạo nên môi trường kinh doanh dung dưỡng doanh nghiệp - như Thủ tướng đã cam kết.(BĐT)
Bổ nhiệm Cục trưởng Cục Báo chí, Phó Chánh Thanh tra Bộ TT&TT
Bộ TT&TT vừa công bố các quyết định bổ nhiệm lãnh đạo Cục Báo chí và Thanh tra Bộ chiều nay, 6/5.
Cụ thể, theo Quyết định số 679 do Bộ trưởng Trương Minh Tuấn ký ngày 29/4/2016, ông Lưu Đình Phúc được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Báo chí. Ông Phúc được giao nhiệm vụ Phó Cục trưởng phụ trách Cục kể từ ngày 1/4 vừa qua, thay Cục trưởng Hoàng Hữu Lượng đã nghỉ hưu cũng từ thời điểm nói trên.
Ông Lưu Đình Phúc sinh năm 1975, từng giữ chức Trưởng phòng Pháp luật Chính sách của Cục Báo chí trước khi được bổ nhiệm làm Phó Cục Trưởng. Ông là cử nhân Văn, cử nhân Hành chính học, thạc sĩ, nghiên cứu sinh ngành Chính trị học. Tân Cục trưởng Cục Báo chí đã có thâm niên 9 năm làm công tác an ninh báo chí, 10 năm quản lý báo chí và là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu về báo chí, truyền thông, trong đó có cuốn sách "Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với báo chí trong giai đoạn hiện nay", vừa được NXB Chính trị Quốc gia xuất bản hồi tháng 3/2016.
Cũng trong chiều nay, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đã công bố quyết định số 718, ký ngày 6/5/2016 về việc điều động và bổ nhiệm có thời hạn ông Đinh Tiến Dũng, chuyên viên chính phòng Thư ký Tổng hợp Văn phòng Bộ giữ chức Phó Chánh Thanh tra Bộ.
Cả hai quyết định bổ nhiệm đều có hiệu lực kể từ ngày ký.
Bà Võ Thị Dung làm Phó bí thư Thành ủy TP.HCM
Chiều 6/5, Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Đảng bộ TP.HCM khóa 10 đã bầu bà Võ Thị Dung làm Phó bí thư Thành ủy.
Bà Võ Thị Dung sinh năm 1960 tại phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú, TP.HCM; là Cử nhân Kinh tế, Cử nhân Luật, Cao cấp Lý luận chính trị.
Trước năm 2001, bà từng công tác tại quận Tân Bình với các chức danh như Ủy viên Thường vụ, Phó chủ tịch, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ; Quận ủy viên; Ủy viên chuyên trách Văn hóa - Xã hội UBND quận; Ủy viên Ban Thường vụ Quận ủy, Trưởng ban Dân vận Quận ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc quận Tân Bình, Đại biểu HĐND quận Tân Bình.
Sau năm 2001, bà Võ Thị Dung được điều động về TP.HCM, giữ các chức vụ như: Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ VN TP.HCM, Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ VN TP.HCM, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM khóa XIII.
Như vậy, TP.HCM hiện có 4 Phó bí thư Thành ủy là ông Tất Thành Cang (Ủy viên T.Ư Đảng, Phó bí thư thường trực), ông Nguyễn Thành Phong (Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch UBND TP), bà Nguyễn Thị Quyết Tâm (Chủ tịch HĐND TP) và bà Võ Thị Dung.