tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh 06-06-2016

  • Cập nhật : 06/06/2016

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc: Khẩn trương báo cáo tình hình giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2016

Để bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã được Quốc hội thông qua, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khẩn trương báo cáo tình hình giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2016.
anh minh hoa. nguon: internet

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Trong những tháng đầu năm 2016, các Bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế đang có dấu hiệu chậm lại, trong đó có nguyên nhân liên quan đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư chậm.

Để bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã được Quốc hội thông qua, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khẩn trương báo cáo tình hình giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2016.

Cụ thể, các cơ quan báo cáo về tình hình giải ngân kế hoạch vốn năm 2016; khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai; nguyên nhân (trình tự, thủ tục đầu tư, tổ chức thực hiện, các nguyên nhân khác); kiến nghị giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn.

Thời hạn gửi báo cáo trước ngày 6/6/2016. Cơ quan nhận báo cáo: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo của các Bộ, cơ quan và địa phương nêu trên; đề xuất với Thủ tướng Chính phủ các giải pháp cụ thể nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20/6/2016.


Quy định mới về lệ phí trước bạ

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 75/2016/TT-BTC sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 1 Thông tư số 34/2013/TT-BTC hướng dẫn về lệ phí trước bạ.
anh minh hoa. nguon: internet

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Theo đó, một trong những trường hợp không phải nộp lệ phí trước bạ là: Tài sản của tổ chức, cá nhân đã nộp lệ phí trước bạ phải đăng ký lại quyền sở hữu, sử dụng do việc chia, tách, cổ phần hóa, hợp nhất, sáp nhập, đổi tên tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Thông tư cũng hướng dẫn cụ thể trường hợp đổi tên đồng thời đổi chủ sở hữu tài sản thì chủ tài sản phải nộp lệ phí trước bạ, bao gồm:

Đổi tên và thay đổi toàn bộ cổ đông sáng lập (đối với công ty cổ phần có cổ đông sáng lập) hoặc thay đổi toàn bộ cổ đông sở hữu vốn điều lệ lần đầu (đối với công ty cổ phần không có cổ đông sáng lập) hoặc toàn bộ thành viên công ty (đối với loại hình doanh nghiệp khác) hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân (đối với trường hợp bán doanh nghiệp theo quy định tại Điều 187 của Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014).

Đổi tên và chuyển đổi loại hình doanh nghiệp quy định tại: Điểm c khoản 1 Điều 196 (Công ty trách nhiệm hữu hạn chuyển đổi thành công ty cổ phần theo phương thức bán toàn bộ vốn góp cho một hoặc một số tổ chức, cá nhân khác); điểm b khoản 1 Điều 197 (Công ty cổ phần chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo phương thức một tổ chức hoặc cá nhân không phải là cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần của tất cả cổ đông của công ty); điểm c khoản 1 Điều 198 (Công ty cổ phần chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn theo phương thức chuyển nhượng toàn bộ cho tổ chức, cá nhân khác góp vốn); Điều 199 của Luật doanh nghiệp, trừ trường hợp chuyển đổi từ doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH một thành viên do cá nhân đã là chủ doanh nghiệp tư nhân được chuyển đổi làm chủ.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/7/2016.


Vì sao nông dân Củ Chi bỏ VietGAP?

Sau gần ba năm triển khai sản xuất rau củ quả VietGAP tại xã Phước Thạnh (H.Củ Chi, TP.HCM), nhiều người dân không còn “mặn mà” với quy trình này do đầu ra của các sản phẩm vẫn rất bấp bênh.

mat nhieu cong cham soc, chi phi cao nhung dau dua vietgap tai cu chi lai kho tieu thu, gia bap benh - anh: c.trung

Mất nhiều công chăm sóc, chi phí cao nhưng đậu đũa VietGAP tại Củ Chi lại khó tiêu thụ, giá bấp bênh - Ảnh: C.Trung

Cầm trên tay giấy tờ chứng nhận sản xuất đậu cô-ve đạt chuẩn VietGAP, ông Nguyễn Văn Hiếu (ấp Bàu Điều Thượng, xã Phước Thạnh) cho biết trong tháng vừa qua gia đình ông đã thu hoạch khoảng 5 tấn đậu cô-ve.

Dù chi phí đầu tư cao, mất nhiều công chăm sóc nhưng giá bán của sản phẩm VietGAP vẫn tương đương các loại nông sản được trồng theo phương pháp thông thường.

“Trầy trật từ khâu trồng, phun thuốc theo tiêu chuẩn nhưng đến khi thu hoạch lại phải đi năn nỉ người ta mua, nên người dân ở đây nản lắm. Sản phẩm sản xuất VietGAP nhưng không ai đặt mua, giá cả lại bấp bênh, nên tôi cũng như nhiều người khác ở đây không thiết tha gì về mô hình này nữa” - ông Hiếu nói.

Tương tự, bà Lê Thị Hoãn (ấp Bàu Điều Thượng, xã Phước Thạnh) cho biết dù có 3ha đất nhưng năm nay gia đình bà chỉ canh tác 1ha đậu đũa, ước tính sản lượng hơn 8 tấn, nhưng rất khó tìm được nơi tiêu thụ và giá cả chẳng tương xứng với công sức bỏ ra.

“Ba đứa con tôi cũng không bám trụ được với mô hình này nên phải lên thành phố đi làm công nhân. Tôi không dám mở rộng diện tích trồng đậu đũa vì sợ cảnh giá xuống, người mua lại không có” - bà Hoãn cho biết.

Do khó tìm đầu ra, giá thành cao nhưng giá bán lại thấp, nhiều nông dân tại Củ Chi đã không còn sản xuất rau theo mô hình VietGAP mà chuyển sang trồng cỏ nuôi bò hoặc các loại cây khác.

Trao đổi với chúng tôi, bà Huỳnh Thị Kim Cúc, phó giám đốc Sở NN&PTNT TP.HCM, thừa nhận nông dân gặp khó về đầu ra do thị trường ít tiêu thụ đậu đũa.

“Chúng tôi sẽ hướng dẫn nông dân chuyển đổi cây trồng và sẽ mở kênh phân phối giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm” - bà Cúc cam kết.


Dự án 10.000 tỉ đồng chống ngập ở TP.HCM hiệu quả ra sao?

Ngày 3-6, UBND TP.HCM đã ký hợp đồng BT (đầu tư, chuyển giao) với nhà đầu tư Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Trung Nam (Tập đoàn Trung Nam) dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM (giai đoạn 1).

con mua dau mua cung voi trieu cuong da khien nhieu con duong o tp.hcm bi ngap - anh: hoai linh

Cơn mưa đầu mùa cùng với triều cường đã khiến nhiều con đường ở TP.HCM bị ngập - Ảnh: Hoài Linh

Dự án có vốn đầu tư gần 10.000 tỉ đồng. Đây là lần đầu tiên một dự án chống ngập nước được thực hiện bằng hình thức BT, thay vì sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

Khi dự án hoàn thành sẽ kiểm soát ngập cho vùng diện tích 570km2, với khoảng 6,5 triệu dân thuộc khu vực bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm TP.HCM.

Theo Tập đoàn Trung Nam, dự án sẽ xây dựng 6 cống kiểm soát triều lớn bao gồm: Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân, Mương Chuối, Cây Khô, Phú Định; quy mô bề rộng cống 40 x 160m, cao trình đáy cống 10 x 3,6m. Xây dựng 1 trạm bơm tại cống Bến Nghé công suất 12 m3/giây, 1 trạm bơm tại cống Tân Thuận công suất 48 m3/giây, 1 trạm bơm tại cống Phú Định công suất 36 m3/giây.

Tàu thuyền được đảm bảo qua lại bình thường khi cửa cống mở và qua âu thuyền khi cửa cống đóng. Đoạn đê bao ven sông Sài Gòn từ Vàm Thuật đến sông Kinh - giai đoạn 1 bao gồm khoảng 7,8km đê/kè ở các đoạn xung yếu, 25 cống nhỏ có khẩu độ 1 x 10m từ sông Vàm Thuật đến rạch Mương Chuối. Địa điểm xây dựng các hạng mục của công trình thuộc địa bàn các quận 1, 4, 7, 8 và hai huyện Nhà Bè, Bình Chánh.

Theo ông Nguyễn Tâm Tiến - tổng giám đốc Tập đoàn Trung Nam, để chống ngập do mưa, dự án sẽ tạo ra hồ điều tiết rất lớn để dự phòng trữ nước đón mưa, tự nó tạo ra độ dốc thủy lực để rút nhanh nước từ hệ thống cống tiêu thoát ra kênh. Ngoài ra, dự án còn có các trạm bơm tại cống ngăn triều để bơm nước từ nội đồng ra.

Ông Tiến cho biết rất mong muốn nhận được sự hỗ trợ tối đa từ phía lãnh đạo sở, ban ngành của TP và sự giúp đỡ, thông cảm của người dân trong vùng dự án.

TP hỗ trợ nhanh chóng việc giải phóng đền bù giải tỏa để nhà đầu tư có mặt bằng thực hiện thi công. TP cần truyền thông đến người dân các vị trí thi công, bản đồ ngập để có thể hợp tác được với nhà đầu tư trong việc thực hiện thi công thuận lợi. Đồng thời cần giải ngân vốn kịp thời để nhà đầu tư có thể chủ động trong việc lập kế hoạch thi công...

Với một dự án lớn lên đến gần 10.000 tỉ đồng, theo một số chuyên gia, cần được HĐND TP thông qua vì dự án đầu tư BT thì cuối cùng ngân sách nhà nước vẫn phải trả cho chủ đầu tư. Với dự án lớn như thế này, tư vấn - thiết kế như thế nào? Việc gọi thầu đã diễn ra như thế nào hay chỉ định thầu?...

Một số ý kiến khác lưu ý tính khả thi của dự án: liệu sau khi hoàn thành dự án có phát huy hiệu quả kiểm soát nước và chống ngập thật sự hay không bởi đã có quá nhiều dự án chống ngập, tiêu thoát nước nhưng tình trạng ngập ở TP.HCM ngày một nặng nề? Mặt khác, khả năng kết nối của các công trình này với hệ thống tiêu thoát, chống ngập khác ra sao, liệu có đồng bộ?(TT)


Rau cải và táo Trung Quốc nhập về Nghệ An dương tính với thuốc bảo quản

Ngày 4/6, đoàn kiểm tra liên ngành TP Vinh (Nghệ An) cho biết, kết quả test 6 mặt hàng rau cải, táo, hành và các loại tỏi nhập từ Trung Quốc về TP Vinh cho kết quả có 5 mẫu dương tính với các loại thuốc bảo quản hoặc thuốc bảo vệ thực vật.
anh: bao nghe an.

Ảnh: Báo Nghệ An.

Ngoài ra, qua kết quả phân tích, giám định tại Trung tâm chất lượng nông lâm thủy sản vùng 1 (thuộc Cục quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản) riêng mẫu rau cải có hoạt chất Cypermethrin là 0,79 mg/kg, vượt cao gấp 8 lần mức cho phép.

Hiện cơ quan chức năng ở TP Vinh đang hoàn tất thủ tục xử lý các mẫu rau, củ, quả bị dương tính với các loại thuốc bảo quản, thuốc sâu theo quy định.

Đoàn kiểm tra liên ngành TP Vinh (do lực lượng Cảnh sát môi trường và Cảnh sát kinh tế chủ công) đang tiếp tục kiểm tra các mặt hàng thực phẩm tại các chợ và các siêu thị, cửa hàng trên địa bàn.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục