tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh chiều 07-06-2016

  • Cập nhật : 07/06/2016

Việt Nam có thể mua 4-6 máy bay tuần thám P-3

Nguồn tin từ Tập đoàn quốc phòng Lockheed Martin của Mỹ tiết lộ, cả Việt Nam và Hàn Quốc đều đang nghiêm túc xem xét mua máy bay tuần thám hàng hải P-3 Orion của Mỹ.

may bay tuan tham p-3 orion cua hai quan my cat canh tu mot can cu khong quan cua tho nhi ky hoi thang 8-2015 - anh: reuters

Máy bay tuần thám P-3 Orion của Hải quân Mỹ cất cánh từ một căn cứ không quân của Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 8-2015 - Ảnh: Reuters

 

Nói với Reuters ngày 5-6 trong khuôn khổ triễn lãm hàng không tại Đức, ông Clay Fearnow, giám đốc bộ phận hàng không của Lockheed Martin cho biết rất có thể trong một vài tháng tới, Việt Nam sẽ chính thức yêu cầu Mỹ báo giá và các dữ liệu liên quan của máy bay P-3 Orion.

Chi phí cho mỗi chiếc P-3 Việt Nam muốn mua có thể sẽ ở mức từ 80 đến 90 triệu USD, tương tự như 12 chiếc P-3 mà vùng lãnh thổ Đài Loan mua từ Mỹ kèm theo các trang thiết bị bổ sung cách đây nhiều năm.

Trong khi đó, để tăng cường chống ngầm, phía Hàn Quốc cũng đã bày tỏ nguyện vọng mua thêm 12 máy bay S-3 từ Mỹ. Những máy bay này vốn đã nghỉ hưu kể từ năm 2009 đến nay và cũng cần được đại tu trước khi bàn giao cho đối tác.

Cũng theo tiết lộ của ông Fearnow, tại Đông Nam Á, Philippines cũng không giấu mong muốn tăng cường năng lực giám sát hàng hải nhưng vẫn đang cân nhắc chưa biết mua gì.

Kể từ năm 2008 đến nay, Lockheed Martin đã tiến hành đại tu tổng cộng 90 máy bay P-3 các loại cho nhiều nước trên thế giới, bao gồm cả Mỹ. Cho đến nay, vẫn còn nhiều hợp đồng đại tu trong số này đang trong quá trình thực hiện.

Theo Reuters, Bộ Ngoại giao Mỹ từ chối đưa ra bình luận về kế hoạch bán các máy bay P-3 và S-3 cho tới khi chính thức báo cáo việc này lên Quốc hội(TT)


Malaysia tìm 20 phụ nữ Việt ôm con bỏ trốn

Giới chức Malaysia cho hay có 20 trường hợp phụ nữ Việt có khả năng đã về nước sau khi mang theo con bỏ trốn khỏi người chồng bản địa.  
truong ban khieu nai cong cong dang mca, ong michael chong. anh: mstar

Trưởng Ban Khiếu nại Công cộng đảng MCA, ông Michael Chong. Ảnh: Mstar

Phát biểu tại một cuộc họp báo hôm nay, trưởng Ban Khiếu nại Công cộng đảng MCA, ông Michael Chong, cho hay giới chức không phát hiện được dấu vết nào của những phụ nữ trên hay con cái họ tại Malaysia.

Ông cho hay đã gặp giới chức Việt Nam và phía Việt Nam cam kết sẽ nỗ lực tìm kiếm những người mất tích. 

"Chúng tôi hiểu tầm quan trọng của tình mẫu tử vì thế chúng tôi sẽ không đứng về bên nào và không có ý định tách rời những người phụ nữ và con cái họ. Chúng tôi chỉ muốn giúp họ đoàn tụ để tự bàn bạc cách giải quyết vấn đề sao cho hợp lý nhất", Free Malaysia Today dẫn lời ông nói. 

Tuy nhiên, ông cho hay vì những đứa trẻ là người Malaysia nên ông sẽ phải tham vấn Bộ Ngoại giao nước này để tìm hướng xử lý.

Ông giải thích rằng nhiều cuộc hôn nhân giữa các phụ nữ Việt và đàn ông Malaysia diễn ra thông qua dịch vụ môi giới với mức phí từ 18.000 đến 25.000 RM (4.000 - 6.000 USD).

Ông nghi ngờ nhiều phụ nữ bỏ trốn vì chênh lệch tuổi tác lớn giữa hai vợ chồng.

"Một số người đàn ông trong số họ trông khá già, đáng tuổi cha, tuổi ông", ông nói.

Ông yêu cầu những người chồng và gia đình của họ cung cấp thông tin về các phụ nữ bỏ trốn, nếu có thể là cả địa chỉ của họ ở Việt Nam. Phương án cuối cùng của ông sẽ là nhờ truyền thông Việt Nam tìm kiếm họ.

Ông Chong đề nghị cách tốt nhất để tìm các phụ nữ mất tích là thông qua các nhân viên môi giới.


Nhóm người Việt ở Thái Lan sản xuất nước cam chứa vi khuẩn từ phân động vật

Xét nghiệm cho thấy các mẫu nước cam mà giới chức Thái Lan tịch thu từ cơ sở chế biến của 4 người Việt chứa loại vi khuẩn thường được tìm thấy trong phân động vật ở mức vượt giới hạn cho phép.
canh sat bat giu nhom nguoi viet san xuat nuoc cam khong co giay phep tai tinh saraburi hom 23/5. anh: khaosod english

Cảnh sát bắt giữ nhóm người Việt sản xuất nước cam không có giấy phép tại tỉnh Saraburi hôm 23/5. Ảnh: Khaosod English

4 người Việt hôm 23/5 bị bắt giữ ở tỉnh Saraburi sau khi những bức ảnh chụp họ đang pha chế nước cam để mang bán lan truyền trên mạng. Họ bị tố pha nước máy với một loại nước màu cam và loại đường hóa học có độ ngọt gấp 300 lần so với đường thông thường.

Mỗi chai "nước cam" được họ bán với giá 20 bath (0,5 USD).

Vụ việc làm dấy lên lại nỗi lo ngại về ăn toàn thực phẩm tại Thái Lan, nơi các vụ ngộ độc không phải chuyện hiếm khi xảy ra.

Theo Khaosod English, xét nghiệm tuần trước cho thấy trong các chai trên chứa nước cam thật chứ không phải nước máy và chất tạo ngọt như nghi ngờ ban đầu.Tuy nhiên, các mẫu nước này cũng dương tính với loại vi khuẩn thường được tìm thấy nhiều nhất trong phân động vật. Lượng vi khuẩn vượt quá giới hạn cho phép và vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm. 

hinh anh nhom nguoi viet san xuat nuoc cam o saraburi gay lo ngai. anh:bangkok coconuts

Hình ảnh nhóm người Việt sản xuất nước cam ở Saraburi gây lo ngại. Ảnh:Bangkok Coconuts

Một số mẫu nước cam khác được Sở Khoa học Y tế thu thập ngẫu nhiên khắp Bangkok để kiểm tra cũng có chứa loại vi khuẩn tương tự.

Ông Apichai Mongkol, giám đốc sở, cho hay "60% mẫu vượt quá giới hạn". "Điều đó có nghĩa là chúng không đủ sạch. Chúng vi phạm luật pháp và không đáp ứng các tiêu chuẩn, gây ra các nguy cơ cho người dân", ông nói.

Dù vi khuẩn phân nhìn chung không gây ra nguy hiểm nào ngay lập tức, chúng vẫn là yếu tố cho thấy quy trình sản xuất nước cam không đảm bảo an toàn có thể khiến người sử dụng mắc phải những căn bệnh nguy hiểm khác như bệnh tả.

Ngoài việc chứa vi khuẩn phân động vật, loại nước cam trên còn chứa đường nhân tạo, chất bảo quản, chất tạo màu nhưng ở mức cho phép.Kết quả xét nghiệm của 4 mẫu gốc ở Saraburi sẽ được chuyển cho cảnh sát và giới chức y tế Saraburi xử lý trong khi Cơ quan Thực phẩm và Thuốc chịu trách nhiệm về những người bán nước nhiễm khuẩn ở Bangkok.

cac chai nuoc cam co luong vi khuan phan dong vat vuot muc gioi han cho phep. anh: bangkok coconuts

Các chai nước cam có lượng vi khuẩn phân động vật vượt mức giới hạn cho phép. Ảnh: Bangkok Coconuts

Nhóm người Việt trên đang bị giam giữ và chờ xét xử. Họ bị cáo buộc nhập cư trái phép vào Thái Lan, làm các công việc chỉ dành cho người Thái và sản xuất thực phẩm không có giấy phép.

Theo đại tá cảnh sát Samart Kaewmanee, dù có sản xuất nước cam hay không, 4 người Việt này vẫn sẽ bị trục xuất về nước.(VNEX)


Vải thiều Bắc Giang rục rịch vào mùa xuất ngoại

Sau khi xuất được gần 1.700 tỷ đồng (khoảng 80 triệu USD) cho các thị trường Mỹ, Australia, Pháp, Nhật... người trồng vải thiều Lục Ngạn lại đang đặt nhiều kỳ vọng vào vụ mùa năm nay, khi khâu sản xuất đã có nhiều thay đổi.

Tại thôn Kép 1 (xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn), gia đình ông Phùng Trần Hoạt đến nay đã thu hoạch được trên một tấn vải giống lai chín sớm, nhưng những trái vải đủ chuẩn xuất khẩu phải 10 ngày nữa mới “rộ”. Ông Hoạt cho biết đang cùng nhiều hộ trồng vải VietGap khác tại xã Hồng Giang dốc sức chăm sóc chờ tới ngày “hái quả”. Hiện mỗi kg vải lai U Hồng được lái buôn thu mua tại vườn với giá trên dưới 30.000 đồng, nên ông Hoạt kỳ vọng giá vải chính vụ đạt chuẩn xuất khẩu năm nay sẽ không dưới 40.000 đồng một kg.

niem vui cua nguoi nong dan bac giang khi vai duoc mua, duoc gia. anh tu lieu: giang huy

Niềm vui của người nông dân Bắc Giang khi vải được mùa, được giá. Ảnh tư liệu: Giang Huy

Nhớ lại vụ mùa năm ngoái, khi trái vải Lục Ngạn lần đầu sang Nhật, Mỹ, Australia…, ông Lê Bá Thành – Phó chủ tịch huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) cho biết những khách hàng khó tính tại Nhật đều có phản hồi rất tốt. Tuy vậy, vị này cũng thừa nhận đó chỉ là bước đầu, trong khi con đường phía trước của quả vải Việt để "chiếm trọn niềm tin" của họ còn rất gian nan.

“Vải thiều Lục Ngạn đã có chỉ dẫn địa lý tại một số thị trường như Nhật, Đài Loan… và hiện đang xúc tiến thực hiện bảo hộ thương hiệu tại EU, Australia… Thị trường đã mở, đường dẫn đã có, nhưng mỗi thị trường lại đưa ra yêu cầu khác nhau, vấn đề bây giờ là phải làm sao đẩy mạnh chất lượng quả vải”, ông Thành nói. Vị này cũng chia sẻ ngay sau khi kết thúc mùa vải 2015, lãnh đạo địa phương đã “xắn tay” ngay vào cuộc, lên phương án hỗ trợ người trồng vải về cả cây giống, kỹ thuật…

Mùa vụ 2016, riêng huyện Lục Ngạn được Mỹ cấp 15 mã vùng trồng vải cho hơn 200 hộ dân với 158 ha theo tiêu chuẩn GlobalGap được trồng, chăm sóc dưới sự giám sát của các cơ quan chức năng. Sản lượng dự kiến khoảng 1.000 tấn đảm bảo điều kiện xuất khẩu sang nhiều thị trường. Ngoài ra, vùng sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGap đạt 12.560 ha, sản lượng dự kiến đạt khoảng 53.000 tấn, đáp ứng nhu cầu sử dụng quả vải chất lượng cao.

“Chất lượng vải thiều bình diện chung năm nay cao hơn những năm trước. Các công đoạn chuẩn bị cho thu hoạch, tiêu thụ vải thiều được chuẩn bị kỹ lưỡng. Người trồng vải Lục Ngạn đang rất hồ hởi chờ đợi một mùa vụ xuất ngoại thành công nữa”, Phó chủ tịch Lê Bá Thành hồ hởi.

Một tín hiệu vui cho người trồng vải Lục Ngạn là tuy mới chớm đầu vụ, nhưng đã có hơn chục doanh nghiệp tới tận vườn đến khảo sát và ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm đối với vải thiều đủ tiêu chuẩn xuất ngoại. Trong đó có những doanh nghiệp có tiếng trong xuất khẩu vải thiểu, như Công ty TNHH Thanh Bình Jeune (Pháp), Công ty TNHH Phong Sơn Tiệm (Hà Nội), Công ty Liên doanh xuất nhập khẩu Teanda (TP.HCM) …

Năm nay, vải thiều xuất khẩu của Lục Ngạn (Bắc Giang), hay Thanh Hà (Hải Dương) không còn phải “lội ngược” vào miền Nam chờ chiếu xạ khi trung tâm chiếu xạ tại Hà Nội đã được Bộ Khoa học & Công nghệ đưa vào sử dụng. Nhờ vậy, các doanh nghiệp tiết kiệm được khoảng 16 triệu đồng một tấn. Cùng với đó, Bắc Giang cũng đưa vào sử dụng công nghệ xử lý, bảo quản quả tươi của Israel, đảm bảo quả vải xuất ngoại giữ được độ tươi ngon trong vòng 4-6 tuần.

Tuy vậy, con đường để quả vải Việt xuất ngoại vẫn còn khá nhiều gian nan. Ông Hoàng Trung – Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn) chia sẻ, dù đã được phía bạn mở cửa thị trường, nhưng lượng vải đạt chuẩn xuất ngoại chưa nhiều. Bởi lâu nay sản xuất trái cây Việt vẫn nhỏ lẻ, thiếu vùng sản xuất chuyên canh cho xuất khẩu, nên khó đáp ứng các tiêu chuẩn về mẫu mã, chất lượng theo yêu cầu của phía đối tác nhập khẩu.

Vị Cục trưởng lấy ví dụ, để cấp được một mã số vùng trồng khoảng 10ha vải xuất Mỹ, Cục phải “gom” từ 24 đến 28 hộ trồng mới đủ sản lượng. Chưa kể, năng lực của doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hoa quả tươi còn yếu.

Tới đây, khi Việt Nam tham gia các hiệp định, đặc biệt là TPP, các thuế suất giảm nhanh và về 0% thì các rào cản kỹ thuật sẽ được nâng lên cao hơn nhiều so với hiện nay. Khi đó, đòi hỏi ngay từ khâu chọn giống, canh tác, quy hoạch vùng an toàn trồng loại đặc sản này… đều phải được tính toán kỹ lưỡng. Nếu không có những trái vải an toàn chắc chắn doanh nghiệp không có được nguyên liệu tốt để tiêu thụ trong nước, chứ chưa nói gì tới đạt chuẩn xuất khẩu.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục