tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh sáng 01-08-2016

  • Cập nhật : 01/08/2016

Bình Định xin bỏ dự án lọc hoá dầu 22 tỷ USD của đại gia Thái Lan

Sau hơn 4 năm, dự án vẫn chỉ nằm trên giấy nên tỉnh Bình Định đã chính thức đề nghị bỏ dự án này ra khỏi Quy hoạch phát triển dầu khí Việt Nam đến năm 2025.

Lãnh đạo Bình Định vừa có văn bản gửi Ban Quản lý Khu kinh tế yêu cầu tham mưu cho UBND tỉnh báo cáo Thủ tướng xin rút Dự án Tổ hợp lọc hoá dầu Nhơn Hội ra khỏi Quy hoạch phát triển dầu khí Việt Nam đến năm 2025.

tinh binh dinh chinh thuc xin bo du an loc hoa dau 22 ty usd sau khi ra toi hau thu nhung phia chu dau tu khong co dong thai nao.

Tỉnh Bình Định chính thức xin bỏ dự án lọc hoá dầu 22 tỷ USD sau khi ra tối hậu thư nhưng phía chủ đầu tư không có động thái nào.

Đồng thời, Ban quản lý sẽ thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn các chủ đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Nhơn Hội (Khu A, Khu B, khu C) tiếp tục có kế hoạch hoàn thiện kết cấu hạ tầng khu công nghiệp và xúc tiến thu hút các dự án đầu tư thứ cấp vào khu công nghiệp theo quy định. Tỉnh nhấn mạnh không thu hút các dự án lọc, hoá dầu.

"Tỉnh không tiếp tục thực hiện việc kiểm toán để hoàn trả giá trị đầu tư hạ tầng nhằm chuyển giao mặt bằng cho Dự án Tổ hợp lọc hoá dầu Nhơn Hội", văn bản nêu.

Đây là hành động chính thức của Bình Định sau khi nhiều lần thúc giục, ra tối hậu thư cho phía Tập đoàn Dầu khí Thái Lan (PTT) về tiến độ của siêu dự án này. Tuy nhiên, cuối tháng 6, PTT vẫn chưa có động thái khởi động dự án nên tỉnh đã buộc phải yêu cầu rút lui, tránh ảnh hưởng đến tình hình thu hút đầu tư của doanh nghiệp khác vào Khu kinh tế Nhơn Hội.

Đầu tháng 7, trên Reuters, PTT cho biết đã nghiên cứu đầu tư vào miền Trung Việt Nam từ 4 năm trước, và dự kiến sẽ khởi công dự án tại Bình Định trong năm 2016. Theo kế hoạch, doanh nghiệp sẽ hợp tác Saudi Aramco - công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới - để góp mỗi bên 40% vốn. 20% còn lại đến từ Chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên, do những biến động của thị trường dầu thô thế giới, cùng với một số thay đổi tại Việt Nam, phía PTT cho biết cần thời gian xem thêm.

Năm 2012, khi mới công bố quyết định đầu tư, siêu dự án Lọc hóa dầu Nhơn Hội đã gây chú ý với diện tích 2.000ha, tổng mức đầu tư cam kết trên 28 tỷ USD, công suất 20 triệu tấn một năm và dự kiến góp 40% vào GDP tỉnh Bình Định khi hoạt động. Công trình cũng được kỳ vọng tạo việc làm trực tiếp cho khoảng 30.000 lao động và hàng trăm nghìn lao động gián tiếp.

Về phía địa phương, các lãnh đạo cũng "trải thảm đỏ" cho nhà đầu tư với việc cam kết gấp rút bàn giao hơn 1.400ha mặt bằng sạch. Tỉnh Bình Định còn kiến nghị Chính phủ đưa Khu kinh tế Nhơn Hội vào danh mục khu kinh tế trọng điểm, áp cơ chế ưu đãi vốn đầu tư công trình hạ tầng cấp bách… để đẩy nhanh tiến độ.

Theo đó, dự án được hưởng nhiều ưu đãi như thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 15 năm, miễn thuế trong 4 năm đầu, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo.

Dự án cũng được miễn thuế thuê đất và thuế nhập khẩu dầu thô cũng như các thiết bị, máy móc, vật tư mà trong nước chưa sản xuất. Khi hoàn thành, sản phẩm lọc hóa dầu cũng được bán và phân phối tại thị trường Việt Nam, trong đó Chính phủ không cam kết mức thuế nhập khẩu sản phẩm lọc dầu, hóa dầu của dự án.

Chủ đầu tư cũng đề xuất việc xây dựng cảng biển riêng và xin nhiều ưu đãi vượt khung như miễn tiền thuê đất trong 70 năm, gia hạn thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 30 năm...

Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, dự án vẫn chỉ dừng lại ở những quy hoạch trên giấy và con số khủng. Quy mô cam kết đầu tư sau đó cũng giảm dần xuống 22 tỷ USD.

Trước bối cảnh giá dầu thô thế giới liên tục giảm mạnh, các tập đoàn dầu khí thế giới lâm vào thế khó, PTT và Saudi Aramco cũng không nằm ngoài tác động. Giữa năm 2015, chủ đầu tư này mong muốn được hợp tác, góp vốn với doanh nghiệp trong nước để chia sẻ độ rủi ro của dự án nhưng đến nay vẫn chưa có tín hiệu.

Gần đây, các đại gia lọc dầu từng "hứa" đầu tư lớn vào Việt Nam đã phải tính toán lại quyết định đầu tư, bên cạnh những cuộc rút lui như của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Qatar tại dự án lọc dầu Long Sơn (Vũng Tàu), Tập đoàn Gazprom Neft (GPN) tại Lọc hoá dầu Bình Sơn (Quảng Ngãi)…

Phát hiện 200 tấn bùn thải trong KCN Formosa Đồng Nai

Công ty TNHH Chin Well Fasteners VN ở xã Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai vừa bị bắt quả tang xả thải ra môi trường với quy mô lớn.

Ngày 29-7, một lãnh đạo Sở Tài nguyên - môi trường tỉnh Đồng Nai xác nhận vừa bắt quả tang Công ty TNHH Chin Well Fasteners VN (vốn 100% nước ngoài, chuyên sản xuất ốc vít, bulông, đóng trong phân khu Khu công nghiệp Formosa, ở xã Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) xả thải ra môi trường với quy mô lớn.

Tuy nhiên, lãnh đạo này nói chưa cung cấp các sai phạm ban đầu của công ty “vì công an đang điều tra”.

Theo nguồn tin của chúng tôi, chiều 28-7 Công an Đồng Nai phối hợp với Sở Tài nguyên - môi trường bất ngờ kiểm tra Công ty Chin Well Fasteners VN phát hiện tại đây có 2 đường ống xả thải, trong đó có một ống xả thẳng ra cống thoát nước mà không qua xử lý. Tiếp tục kiểm tra, công an phát hiện tại đây chôn khoảng 200 tấn bùn thải nguy hại và “họ đã thừa nhận sai phạm”.

Đại diện Tổng công ty Tín Nghĩa (đơn vị cho Formosa thuê đất) xác nhận có biết công an bắt vụ xả thải trong khu vực Formosa thuê.

Tuy nhiên, công ty cho hay cho Formosa thuê đất 50 năm vào năm 2001 và đưa ra những ràng buộc chặt chẽ.

“Sau đó, Formosa xin phép làm hạ tầng, xây dựng phân khu công nghiệp Formosa, làm đánh giá tác động môi trường rồi kêu gọi các doanh nghiệp vào đầu tư thì xảy ra vụ xả thải. Phía công ty không quản lý” - vị này nói.

Đề cập đến vụ xả thải vừa bị bắt, một lãnh đạo ở huyện Nhơn Trạch giấu tên cho hay nhiều lần cử tri ở xã Hiệp Phước đã phàn nàn với đại biểu hội đồng nhân dân và nói rõ tình trạng xả thải ở trong Khu công nghiệp Formosa làm ô nhiễm nguồn nước ngầm nhưng đến nay mới phát hiện vi phạm.

Ông Trần Văn Nghĩa - một người dân ở xã Hiệp Phước - nói: “Tiếp xúc đại biểu, tôi và nhiều người dân chỉ rõ nguồn nước ô nhiễm thải ra từ Khu công nghiệp Formosa. Tôi yêu cầu lãnh đạo, đại biểu phải trả lời cho dân Hiệp Phước biết vì sao kêu gọi đầu tư mà để xảy ra ô nhiễm 
nguồn nước, hại dân”.(TT)

Cảnh sát Nhật bắt một người Việt đâm chết đồng hương

Một thanh niên người Việt hôm nay bị cảnh sát tạm giữ do nghi sát hại bạn cùng phòng gần căn hộ của họ ở Nagoya, thành phố ở miền trung Nhật Bản.

vu viec xay ra o thanh pho nagoya. anh minh hoa: wonderfulworld

Vụ việc xảy ra ở thành phố Nagoya. Ảnh minh họa: Wonderfulworld

Nguyen Van Duc, 21 tuổi, bị bắt do nghi đâm chết bạn cùng phòng là Duong Van Chien, 30 tuổi, Kyodo đưa tin.

Theo cảnh sát địa phương, con dao gây án tối qua được tìm thấy dưới sàn nhà. Duc đã thừa nhận tội danh của mình.

Trước đó Duc và Chien đi ăn tối cùng một nhóm và được một người đưa về. Người này đã báo cảnh sát về vụ việc sau khi phát hiện nạn nhân bị chảy máu từ cổ. Chien được đưa tới bệnh viện nhưng không qua khỏi do mất nhiều máu.

Khách hàng của Vietnam Airlines có thể bị lộ thông tin gì sau khi tin tặc tấn công

Một số khách hàng lo ngại thông tin về giao dịch, thanh toán có thể bị lộ sau vụ tấn công của tin tặc vào hệ thống của Vietnam Airlines, song hãng hàng không khẳng định những dữ liệu này vẫn an toàn.

Trong danh sách trên 400.000 tài khoản khách hàng thuộc chương trình Bông sen vàng của Vietnam Airlines bị hacker tung trên mạng ngày 29/7 không chỉ có người Việt Nam mà có cả khách đến từ Nga, Đức, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc... Theo tìm hiểu của VnExpress, phần lớn trong số họ là lãnh đạo, quản lý cơ quan Nhà nước, ngân hàng, doanh nghiệp lớn trong nhiều lĩnh vực... Những thông tin trong file dữ liệu bao gồm họ tên, ngày sinh, địa chỉ thường trú, đơn vị làm việc, số điện thoại, quốc tịch, ngày tham gia chương trình, điểm tích lũy, mật khẩu tài khoản GLP… Trong đó, địa chỉ email của khách hàng đã được thay thế bằng các ký tự xxxxx.

Theo chuyên gia bảo mật Phạm Hồng Phúc, khi tấn công vào website của Vietnam Airlines, hacker đã chia sẻ ba liên kết dẫn đến tập tin chứa dữ liệu khách hàng. Tài khoản ở đây được tạo ngày 25/7, bốn ngày trước khi xảy ra cuộc tấn công. Do đó, ông Phúc nhận định, thông tin của hơn 400.000 người có thể đã bị tin tặc khai thác 4 ngày trước khi thực hiện hack vào trang web của hãng.

Về nghi vấn này, phía Vietnam Airlines cho biết, cơ quan điều tra vẫn đang xác minh và chưa có kết luận cuối cùng. Tuy nhiên, trao đổi vớiVnExpress, ông Nguyễn Hải Tùng - Trưởng ban Công nghệ thông tin (Vietnam Airlines) xác nhận việc tin tặc tấn công vào hệ thống mạng Vietnam Airlines có chủ đích, virus xâm nhập trước thời điểm xảy ra vụ việc một ngày. Ngay sau khi được cảnh báo, hãng có một số biện pháp ứng phó, ngăn chặn virus phát tán. Với các dữ liệu của khách hàng bị tin tặc đánh cắp, hãng đã cô lập và phong tỏa tận nguồn, phối hợp với các đơn vị an ninh công nghệ bảo đảm an toàn.Đại diện Vietnam Airlines cũng khẳng định, mọi thông tin giao dịch và thanh toán khách hàng cung cấp trong quá trình đặt chỗ, mua vé trên website của hãng tại địa chỉ www.vietnamairlines.com cũng được đảm bảo an toàn. Hãng đã có thông báo đề nghị hội viên thay đổi ngay mật khẩu của tài khoản Bông sen vàng sau khi hệ thống được khắc phục và đang tiếp tục triển khai các biện pháp đảm bảo lợi ích cho khách hàng.

vietnam airlines khang dinh cac thong tin ve giao dich va thanh toan cua khach hang van an toan.

Vietnam Airlines khẳng định các thông tin về giao dịch và thanh toán của khách hàng vẫn an toàn.

Điều khách hàng lo lắng nhất hiện nay là trong file dữ liệu 400.000 khách hàng Vietnam Airlines hacker đăng tải trên Internet không thấy có thông tin thẻ tín dụng.

"Tôi lo rằng thông tin thẻ có thể bị lấy cắp nhưng hacker không công bố mà để sử dụng vào mục đích khác. Do đó, tôi đã thông báo các ngân hàng khóa thẻ và vài ngày tới sẽ đến để làm lại thẻ", một khách hàng bị lộ thông tin cho hay.

Vị này cũng cho biết, ông đã nhận được email thông báo của hãng hàng không quốc gia ngay sau khi xảy ra sự cố nên tìm cách truy cập vào website để thay đổi mật khẩu tài khoản. Tuy nhiên, phải mất một ngày sau sự cố, ông mới truy cập được vào hệ thống để thay đổi các thông tin. Khách hàng này cũng cho biết trước đó đã liên hệ với Vietnam Airlines để đề nghị hỗ trợ khóa chức năng giao dịch online, đồng thời gọi đến các ngân hàng để thông báo khóa thẻ tín dụng cũng như thay đổi mật khẩu các tài khoản thanh toán có liên quan.

Ông Vũ Ngọc Sơn - Phó Chủ tịch Phụ trách mảng chống mã độc của BKAV, cũng cho rằng, những gì hacker đăng tải công khai trên mạng chỉ là "phần nổi" trong số dữ liệu mà tin tặc nắm được.

"Việc chia sẻ thông tin của hơn 400.000 khách hàng Golden Lotus, hacker muốn cho thấy chúng đã xâm nhập được sâu vào hệ thống của Vietnam Airlines thế nào. Nhưng chắc chắn chúng sẽ không đưa hết lên mạng và sẽ giữ lại các thông tin nhạy cảm, có thể là thông tin thẻ ngân hàng, cho mục đích riêng".

Dù chưa thể kết luận nhóm hacker có thể lấy cắp thông tin thẻ của hàng trăm nghìn khách hàng Vietnam Airlines hay không, nhưng một số nhà băng đã chủ động khoá chiều thanh toán online của chủ thẻ từng giao dịch với hãng hàng không này.

Đại diện ngân hàng cho biết, sự việc trên tiềm ẩn rủi ro đối với những khách hàng từng phát sinh giao dịch thanh toán online qua website Vietnam Airlines khi tin tặc có thể sử dụng một số dữ liệu thu được (nếu có) như số thẻ, ngày đến hạn… để thực hiện các giao dịch giả mạo tại một số web thanh toán chưa có tính năng bảo mật 3D Security - dịch vụ xác thực giao dịch thẻ trực tuyến quốc tế bằng một mật khẩu (OTP).

Bông sen vàng là chương trình khách hàng thường xuyên của Vietnam Airlines. Bằng cách đăng ký chương trình trên website, các hội viên sẽ được cộng điểm khi thực hiện các chuyến bay và trên hạng ghế được cộng điểm của hãng hàng không này. Cùng quá trình tích lũy điểm cộng sau mỗi chuyến bay, các hành khách này sẽ được nâng hạng hội viên cũng như tăng các ưu đãi như sử dụng phòng chờ hạng thương gia, các dịch vụ ưu tiên tại quầy làm thủ tục, cửa lên máy bay, quầy nối chuyến, khu vực an ninh và khu vực xuất nhập cảnh, được ưu tiên chọn trước chỗ ngồi, thêm tiêu chuẩn hành lý miễn cước...

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục