Kiểm tra container rượu do cán bộ ngoại giao đứng tên
Không ai đạt giải "hiến kế đổi mới cơ chế chính sách" 1 tỉ đồng
7 luật sư bào chữa trong phiên phúc thẩm vụ án ‘con ruồi’
4.000 công nhân Tainan đình công: Công ty tăng lương, công nhân đi làm trở lại
Một cán bộ của Ban tiếp công dân Trung ương bị chém trọng thương tại trụ sở
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh chiều 29-05-2016
- Cập nhật : 29/05/2016
Việt - Nhật quan ngại sâu sắc hoạt động xây đảo ở Biển Đông
Thủ tướng Nhật Abe, phải, đón Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Tokyo chiều nay. Ảnh: Chinhphu.vn
Đón tiếp Thủ tướng Phúc đến thăm chiều nay, ông Abe đã cùng chia sẻ quan ngại sâu sắc của cộng đồng quốc tế về tình hình Biển Đông thời gian gần đây, đặc biệt là những hành động tôn tạo, xây đảo quy mô lớn, thông cáo của Bộ Ngoại giao cho biết.
Hai nhà lãnh đạo nhất trí về tầm quan trọng của việc bảo đảm hòa bình, an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, cho rằng các bên liên quan không có những hành động thay đổi nguyên trạng, gây phức tạp, mở rộng tranh chấp và quân sự hóa trên Biển Đông. Các bên liên quan cần giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, tôn trọng tiến trình ngoại giao và pháp lý; nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), thúc đẩy sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC).
Ông Abe đã thông báo nước này cung cấp khoản viện trợ không hoàn lại khẩn cấp 300 triệu Yen cho Việt Nam để giải quyết vấn đề hạn hán và xâm nhập mặn, Nhật sẽ cùng Việt Nam nghiên cứu các giải pháp trung và dài hạn.
Tokyo cũng sẵn sàng xem xét cung cấp vốn vay ODA để Hà Nội xây dựng các đập, hồ chứa nước và hỗ trợ, dựa trên đề nghị từ phía Việt Nam. Trước mắt, Nhật sẽ cử đoàn khảo sát của JICA đến Dự án quản lý nước ở tỉnh Bến Tre.
Ông Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh chính sách nhất quán của Việt Nam là coi Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu và lâu dài. Thủ tướng đến Tokyo thăm Nhật Bản sau khi dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng tại tỉnh Mie.
Thủ tướng Abe khẳng định rất coi trọng quan hệ với Việt Nam, mong muốn tiếp tục hợp tác chặt chẽ thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển toàn diện hơn nữa. Ông cho biết Nhật sẽ tiếp tục cung cấp ODA hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế xã hội và trong các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, ứng phó biến đổi khí hậu. Nhật Bản nhất trí hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong triển khai kế hoạch tín dụng 110 tỷ USD nhằm phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng cao tại châu Á và trong triển khai sáng kiến kết nối Mekong - Nhật Bản.
Hai nhà lãnh đạo cũng thống nhất phối hợp thúc đẩy đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam thông qua việc triển khai Giai đoạn VI Sáng kiến chung trong năm nay; đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án lớn về cơ sở hạ tầng hai nước, trong đó có dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị Nhật Bản ủng hộ Việt Nam tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của các tổ chức tài chính quốc tế, trong đó có nguồn vốn IDA ưu đãi của Ngân hàng thế giới (WB) sau năm 2017.
Thủ tướng Phúc và ông Abe cũng đã chứng kiến các bộ ngành và cơ quan hai nước trao đổi 5 văn kiện ký kết, trong đó có 4 văn kiện về vốn vay ODA với tổng số tiền là 166 tỷ Yen, tương đương 1,5 tỷ USD).
Đó là Công hàm trao đổi Dự án Tuyến đường sắt đô thị số I TP HCM, tuyến Bến Thành - Suối Tiên; ba Hiệp định vay cho 3 dự án: Xây dựng nhà máy nhiệt điện Thái Bình và đường dây truyền tải (gần 55 tỷ Yen, tương đương 500 triệu USD), Cải thiện môi trường nước TP HCM giai đoạn 2 (khoản vay hơn 190 triệu USD), Tuyến đường sắt đô thị số I TP HCM, tuyến Bến Thành - Suối Tiên (khoản vay trị giá 820 triệu USD) và Hợp đồng mua bán cổ phần giữa Tổng Công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và Tập đoàn Hàng không ANA Holdings Inc.
Lợi nhuận từ sản xuất lúa VN quá thấp
Trong khi nông dân các nước như Thái Lan, Indonesia, Philippines, Trung Quốc và Ấn Độ có lợi nhuận khoảng 0,2-0,3 USD/kg lúa, nông dân VN có lợi nhuận rất thấp, chỉ chưa đầy 0,1 USD/kg lúa.
TS Trần Công Thắng, phó viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, cho biết như vậy tại hội thảo triển vọng thị trường nông nghiệp VN 2016, tổ chức ngày 27-5 ở Hà Nội.
Theo ông Thắng, hiện có khoảng 85% hộ trồng lúa ở VN trồng diện tích dưới 0,5ha/hộ. Ngay tại vùng chuyên canh lúa lớn nhất cũng có xấp xỉ 40% hộ trồng lúa diện tích dưới 0,5ha.
Đặc biệt, nếu tính cùng xuất khẩu đi Philippines, chi phí từ VN cao gần gấp 2,5 lần so với Thái Lan (VN tốn 27 USD/tấn, trong khi Thái Lan chỉ tốn 12 USD).
Cần 3.500 tỉ đồng xây cầu Rạch Miễu 2
Ngày 27-5, UBND tỉnh Bến Tre đã làm việc với Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải (TEDI) và các sở ngành liên quan về phương án xây cầu Rạch Miễu 2, nối hai tỉnh Bến Tre và Tiền Giang, để giảm kẹt xe tại cầu Rạch Miễu hiện hữu.
Tình trạng ùn ứ phương tiện trên cầu Rạch Miễu (hướng Tiền Giang đi Bến Tre) liên tục xảy ra trong thời gian qua - Ảnh: MẬU TRƯỜNG
Tại buổi làm việc, TEDI đã đưa ra 2 phương án xây cầu Rạch Miễu 2.
Phương án 1: Cầu Rạch Miễu 2 sẽ được xây 12m, sát với cầu Rạch Miễu hiện hữu, với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 2.768 tỉ đồng.
Phương án 2: Cầu Rạch Miễu 2 cách cầu Rạch Miễu hiện hữu khoảng 3km về phía thượng lưu, đường dẫn vào cầu phía tỉnh Tiền Giang trùng với đường TL 870, còn đường dẫn phía Bến Tre được đầu tư mới đi dọc theo sông Mã, nối vào đường quy hoạch mới của TP Bến Tre và kết nối với quốc lộ 60 tại đường vào cầu Hàm Luông. Cầu Rạch Miễu 2 rộng 16m. Tổng kinh phí khoảng 4.702 tỉ đồng.
Ông Cao Văn Trọng, chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre, đề xuất nghiên cứu xây cầu Rạch Miễu 2 theo phương án 2. Tuy nhiên, sẽ phân kỳ giai đoạn đầu tư.
Trước mắt sẽ sử dụng đường tỉnh lộ 883 (huyện Châu Thành, Bến Tre) để kết nối từ cầu Rạch Miễu 2 lên quốc lộ 60 ngay ngã tư An Khánh thay vì mở đoạn tuyến nối trực tiếp đến cầu Hàm Luông. Theo phương án này, trước mắt sẽ giảm được khoảng 700 tỉ đồng.
Cùng với việc phân kỳ giai đoạn, dự án xây dựng cầu Rạch Miễu 2 theo phương án 2 sẽ có vốn đầu tư khoảng 3.500 tỉ đồng. Nguồn vốn được sử dụng nhiều nguồn như BOT, ngân sách.
Ông Cao Văn Trọng cho biết UBND tỉnh sẽ tổng hợp ý kiến của các bên liên quan và có buổi làm việc với Bộ GTVT trong thời gian tới.
Đặc nhiệm Mỹ mong muốn hợp tác với đặc công Việt Nam
Reuters ngày 26/5 dẫn lời Chuẩn đô đốc Colin Kilrain, chỉ huy lực lượng tác chiến đặc biệt Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương, cho biết lực lượng đặc nhiệm Mỹ đã sẵn sàng bắt đầu hợp tác với đặc công Việt Nam nếu chính phủ hai nước quyết định làm như vậy. Đây sẽ là một bước đi quan trọng trong quan hệ giữa quân đội hai nước sau chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Ông Kilrain đồng thời khẳng định mong muốn tăng cường quan hệ với đặc công Việt Nam trong khuôn khổ được chính phủ hai nước lựa chọn.
"Chúng tôi cảm thấy được khích lệ bởi chuyến thăm đầy tích cực của Tổng thống Obama tới Việt Nam. Chúng tôi muốn trở về và thông báo với các cấp chỉ huy rằng chúng tôi sẵn sàng thực hiện những bước đi tiếp theo", ông Kilrain khẳng định.
Chuẩn đô đốc Mỹ nhấn mạnh rằng khi bắt đầu mối quan hệ quân sự với nước khác, các lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ của Mỹ như SEAL của hải quân và Delta Force của lục quân sẽ là những lựa chọn tốt nhất.
Ông Kilrain từ chối cung cấp thông tin chi tiết về các bước hợp tác quân sự với Việt Nam, nhưng nói rằng quá trình này thường bắt đầu một cách từ từ, với những hội thảo để chia sẻ thông tin về cách thức tổ chức của quân đội hai nước và các vấn đề có liên quan.
"Đó là những hành động nhẹ nhàng, không nhất thiết phải là hoạt động huấn luyện kiểu quân sự điển hình", ông nói.
EVN xây dựng kịch bản điều chỉnh giá điện
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng ban chỉ đạo điều hành giá về phương án điều hành giá một số mặt hàng thiết yếu trong những tháng cuối năm.
Phó thủ tướng cho biết, công tác điều hành giá năm 2016 gặp nhiều thách thức hơn so với năm 2015 do các yếu tố chi phí có thể đẩy giá cả tăng cao như xăng dầu đang có xu hướng hồi phục, giá dịch vụ y tế, giáo dục được điều chỉnh. Do đó, điều hành giá phải linh hoạt hơn, cần dự báo các kịch bản để kiểm soát lạm phát trong khoảng 4-5%.
Theo đó, giá một số mặt hàng thiết yếu sẽ được điều hành như sau:
Về điện, Phó thủ tướng giao Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) xây dựng và tính toán kịch bản về phương án điều chỉnh giá điện theo lộ trình thị trường, trong đó có báo cáo cụ thể về giá thành, giá bán, lỗ lãi, các khoản còn treo, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Mới đây, Bộ Công Thương đã công bố khung giá bán buôn điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho các tổng công ty điện lực (đơn vị phân phối đến khách hàng mua điện) năm 2016.
Theo đó, giá mua buôn điện của EVN ở 5 tổng công ty là Điện lực miền Bắc, Điện lực miền Trung, Điện lực Miền Nam, Điện lực Hà Nội, Điện lực TP HCM đều tăng trung bình 2-5% lên mức 1.107-1.508 đồng một kWh.
Với phí sử dụng đường bộ BOT, Phó thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải tiếp tục tổng kết đánh giá 5 năm thực hiện việc thu phí BOT; rà soát tính đúng, tính đủ giá thành, chi phí đầu tư của các dự án BOT trên toàn quốc.
Trước mắt chưa tăng phí BOT và giãn thời gian thu phí tối đa đối với các trạm thu phí BOT. Bộ Tài chính khẩn trương rà soát, điều chỉnh mức phí đường bộ, phí BOT. Đồng thời, đánh giá và đề xuất mức điều chỉnh hợp lý để giúp doanh nghiệp giảm chi phí, đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 35.
Về xăng dầu, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan tiếp tục điều hành giá xăng dầu theo Nghị định số 83. Xây dựng các kịch bản điều hành giá xăng dầu theo biến động của giá xăng dầu thế giới, điều hành giá kết hợp với sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu nhằm bình ổn giá mặt hàng này để kiềm chế mức tăng giá tác động đến lạm phát.
Đánh giá lại việc áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu xăng dầu bình quân gia quyền trong công thức tính giá cơ sở và sớm đề xuất trình Chính phủ phương án thực hiện thuế nhập khẩu trong giá cơ sở thời gian tới.Về lương thực và các mặt hàng nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ phương án cụ thể về hạn ngạch nhập khẩu đường, phương án tạm trữ muối và theo dõi sát diễn biến thị trường lúa gạo trong nước và thế giới để kịp thời đề xuất phương án điều hành phù hợp.
Về giá cho thuê đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát lại giá thuê đất để đảm bảo ổn định chi phí đầu vào cho doanh nghiệp.
Về thuốc chữa bệnh cho người, Bộ Y tế quản lý chặt chẽ giá thuốc, tiếp tục triển khai thực hiện các quy định mới về đấu thầu thuốc nhằm làm giảm giá mua thuốc của các cơ sở y tế công lập, từ đó giúp giảm chi phí tiền thuốc cho người bệnh.
Về giá dịch vụ y tế, Bộ Y tế xây dựng phương án điều chỉnh giá dịch vụ y tế, dự báo các kịch bản của việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế tác động đến chỉ số giá tiêu dùng. Việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế cần thực hiện sớm và chia làm các đợt điều chỉnh để tránh tác động mạnh đến chỉ số giá tiêu dùng và tâm lý người dân.
Đối với giá dịch vụ giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tính toán tác động của việc tăng giá dịch vụ giáo dục đến chỉ số giá tiêu dùng; tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương điều hành giá dịch vụ giáo dục trong năm 2016-2017 theo lộ trình phù hợp.