Xét xử vụ án gây thất thoát gần 2500 tỉ đồng ở Agribank Nam Hà Nội
Trà Dr.Thanh có cặn: Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vào cuộc
Chủ tịch Quốc hội Việt Nam sẽ thăm Trung Quốc từ 23 - 27/12/2015
Việt Nam đứng thứ 7 trên toàn cầu về thiệt hại do biến đổi khí hậu
Nâng cấp sân bay Nà Sản - Sơn La
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh chiều 25-05-2016
- Cập nhật : 25/05/2016
Hà Nội thống nhất xây dựng 2 sân golf tại Long Biên - Gia Lâm và Tây Hồ
UBND Hà Nội vừa có thông báo truyền đạt kết luận của Chủ tịch UBND thành phố tại cuộc họp về điều chỉnh danh mục sân golf trên địa bàn thành phố.
Cụ thể, với dự án sân golf Vinpearl Hà Nội (Nhà đầu tư đề xuất là Công ty cổ phần Vinpearl): Khu đất thuộc các phường Phúc Lợi, Giang Biên (Long Biên) và các xã Dương Hà, Phù Đổng (Gia Lâm), tổng diện tích khu đất nghiên cứu lập quy hoạch khoảng 293,88 ha gồm 2 khu: Khu 1 quy mô 87,5ha (thuộc địa bàn các phường Phúc Lợi, Giang Biên quận Long Biên); khu 2 quy mô 140,99ha (thuộc địa bàn các xã Dương Hà, Phù Đổng, huyện Gia Lâm). Hiện trạng là đất sông hồ, đất chưa sử dụng, đất trồng cây hàng năm (không phải đất trồng lúa), một phần đất đơn vị quốc phòng đang quản lý sử dụng.
Theo đó thống nhất về chủ trương đề xuất của nhà đầu tư về việc đầu tư Sân golf Vinpearl Hà Nội tại khu đất vùng bãi sông Đuống thuộc quận Long Biên và huyện Gia Lâm. Chủ tịch UBND Hà Nội giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng UBND thành phố hoàn thiện tờ trình của Ban Cán sự Đảng UBND thành phố báo cáo Thường trực Thành ủy và Ban Thường vụ Thành ủy; đồng thời, hoàn thiện báo cáo của UBND thành phố gửi Thủ tướng Chính phủ bổ sung dự án sân golf Vinpearl Hà Nội vào danh mục dự án các sân golf trên địa bàn thành phố đến năm 2020…
Với Dự án Sân golf 18 lỗ trong dự án Khu đô thị Nam Thăng Long, yêu cầu chủ đầu tư là Công ty TNHH Phát triển Khu đô thị Nam Thăng Long phối hợp với UBND quận Tây Hồ khẩn trương hoàn tất giải phóng mặt bằng toàn bộ dự án Khu đô thị Nam Thăng Long. UBND quận Tây Hồ lấy ý kiến cộng đồng dân cư theo quy định hiện hành về việc điều chính quy hoạch từ khu cây xanh tập trung, thể thao và hồ điều hòa sang xây dựng sân golf. Chủ đầu tư giải trình rõ việc chuyển đổi quy hoạch từ khu cây xanh tập trung, thể thao và hồ điều hòa sang xây dựng sân golf.
Sau khi hoàn thành các nội dung trên, Công ty TNHH Phát triển Khu đô thị Nam Thăng Long có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ theo quy định hiện hành trình UBND thành phố để báo cáo Thành ủy theo quy định. Sau khi Thành ủy chấp thuận chủ thuận chủ trương đầu tư dự án, UBND thành phố báo cáo Thủ tướng Chính phủ bổ sung dự án sân golf 18 lỗ trong dự án Khu đô thị Nam Thăng Long vào danh mục dự án các sân golf trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020.
Hà Nội phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu đô thị Phú Xuyên
UBND Hà Nội vừa phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu đô thị Phú Xuyên (khu 1), tỷ lệ 1/2000 thuộc các xã Tô Hiệu, Văn Tự, Minh Cường (Thường Tín), Phượng Dực, Đại Thắng, Quang Trung, (Phú Xuyên).
Theo đó, quy mô quy hoạch phân khu đô thị trên khoảng 895,5ha với dân số đến năm 2030 dự kiến khoảng 28.886 người. Đây là khu vực đô thị cải tạo và đô thị mới, bao gồm các chức năng ở mới và khu dân cư cải tạo chỉnh trang, hỗn hợp, thương mại dịch vụ... Là khu trung tâm hành chính, thương mại tổng hợp có vai trò là hạt nhân phát triển của đô thị, là nơi thu hút các hoạt động thương mại, kinh doanh, sản xuất và hoạt động văn hóa giao lưu của đô thị và vùng phụ cận, bao gồm các chức năng: Trung tâm hành chính, thương mại, tài chính, ngân hàng và văn phòng, trung tâm văn hóa vui chơi tổng hợp.
Là trung tâm đào tạo có vai trò cung cấp và nâng cao nguồn nhân lực cho phát triển tại khu vực Phú Xuyên và vùng lân cận với các ngành nghề ưu tiên như hệ thống trung tâm đào tạo và nghiên cứu công nghệ sinh học, công nghệ ứng dụng sản xuất nông nghiệp và chế biến sản phẩm nông nghiệp, trường đầu ngành, trọng điểm quốc gia, và phát triển các cơ sở đào tạo dạy nghề cho nhu cầu lao động của vùng. Bao gồm các chức năng chính như: Trung tâm nghiên cứu, viện đầu ngành, phòng thí nghiệm, các trường đại học và dạy nghề, hỗ trợ đào tạo, nhà ở thương mại....
Là trung tâm tiếp vận giữa đường sắt và đường bộ gắn với khu vực ga Phú Xuyên. Đây là tính chất quan trọng của khu vực, có vai trò phân phối, lưu giữ và trung chuyển giữa Hà Nội và vùng xung quanh. Trung tâm bao gồm các dịch vụ ngoại quan, kho bãi, kho chứa nguyên liệu xăng dầu ga…, sửa chữa, cung cấp phương tiện và dịch vụ vận chuyển, dịch vụ tài chính, thương mại, dịch vụ ăn nghỉ...
Quy hoạch nhằm xác định khung kết cấu hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật. Trong đó lưu ý kết nối hạ tầng giữa các khu phát triển mới và đô thị làng xóm hiện hữu. Phát triển khu trung tâm đào tạo, đặc biệt là hệ thống các trung tâm đào tạo, nghiên cứu công nghệ sinh học, công nghệ ứng dụng sản xuất nông nghiệp và chế biến sản phẩm nông nghiệp. Phát triển đô thị hiện đại gắn với bảo tồn tôn tạo các giá trị di sản truyền thống của địa phương. Hình thành các trung tâm tiếp vận hàng hóa và Logistics tại các khu vực đầu mối giao thông. Quy hoạch xây dựng mới gắn với việc cải tạo nâng cấp các khu vực hiện có, khớp nối đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc, nâng cao điều kiện môi trường sống, cảnh quan chung…
Hỗ trợ DN, đưa nền kinh tế vượt khó
Giải pháp lâu dài, cốt lõi hơn để kênh vốn cho DN được mở rộng và bền vững, qua đó giảm bớt áp lực lên vai của hệ thống NH chính là phát triển thị trường vốn một cách đa dạng, cân bằng và có chiều sâu hơn.
Nhiệm vụ cải thiện môi trường kinh doanh (MTKD), tạo điều kiện thuận lợi cho DN đang được nâng lên tầm cao mới. Chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng, Chính phủ đã liên tiếp ban hành 2 Nghị quyết liên quan đến vấn đề này: Nghị quyết 19 về cải thiện MTKD, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020 ban hành ngày 28/4; và Nghị quyết 35 về hỗ trợ và phát triển DN đến năm 2020 ban hành ngày 16/5/2016.
Quyết liệt cải thiện MTKD
Không chỉ bó gọn trong nhiệm vụ hàng năm như những Nghị quyết liên quan đến vấn đề này ban hành trước đây, một dấu ấn mới đang được đặt ra tại Nghị quyết 35, đó là tầm nhìn và mục tiêu đã được đặt ra dài hạn hơn nhiều.
“Lần đầu tiên chúng ta có một Nghị quyết kéo dài cả nhiệm kỳ như vậy. Nó cho thấy cam kết của Chính phủ trong cả nhiệm kỳ và thể hiện một bước đi, một tầm nhìn dài trong hỗ trợ và phát triển DN”, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) lưu ý.
Về các giải pháp cụ thể, Nghị quyết 35 cũng nhấn mạnh, các quy định về điều kiện kinh doanh phải rõ ràng, minh bạch, dễ thực hiện, có lộ trình phù hợp để sớm bỏ các giấy phép con, phí, phụ phí bất hợp lý. Đồng thời với đó là các giải pháp cụ thể mà các bộ, ngành, cơ quan liên quan phải thực hiện để giảm chi phí kinh doanh cho DN.
“Đó là một cách nhìn rất thực tiễn, đánh trúng vào vấn đề. Bởi đúng là hiện nay, nhìn lại chỉ thấy chi phí tăng và tăng: tiền thuê đất đai tăng, phí vận tải tăng… và đang ở các mức cao so với các nước, tạo ra khó khăn cho DN”, ông Tuấn bình luận thêm.
Một cơ chế đối thoại cũng được mở ra rất cụ thể, trong nỗ lực tiếp tục cải cách hành chính tạo thuận lợi cho DN. Theo đó, Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải tổ chức đối thoại công khai định kỳ ít nhất 2 lần/năm với cộng đồng DN, báo chí để kịp thời nắm bắt và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN trên địa bàn...
“Điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây là cần các đối thoại một cách thực chất, tạo cơ hội để các DN được nói, được gặp những người đứng đầu tỉnh. Đối thoại cũng là để các sở, ban, ngành có trách nhiệm cao hơn trong giải trình những vấn đề mà DN nêu ra…”, ông Tuấn nêu quan điểm.
Và để “kiểm chứng” những kết quả đạt được có như kỳ vọng đặt ra tại Nghị quyết 35, một phương án đánh giá và giám sát đã lần đầu tiên được Chính phủ “đặt hàng” VCCI, đó là tổ chức điều tra, thống kê, tổng hợp các chi phí chính thức và không chính thức đối DN. Quan trọng hơn là so sánh chi phí đó với khu vực và quốc tế và đề xuất các giải pháp để giảm.
Trong khâu tổ chức thực hiện, Nghị quyết 35 yêu cầu Bộ KH&ĐT phối hợp với VCCI xây dựng và công bố Bộ chỉ số đánh giá mức độ phát triển DN của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và định kỳ hàng năm khảo sát, đánh giá, xếp hạng kết quả trên...
Từ góc độ cá nhân, ông Tuấn còn kỳ vọng Việt Nam xây dựng được một bộ chỉ số riêng dành cho khu vực DN tư nhân trong nước, đánh giá thật sát độ phát triển khối DN này thông qua các chỉ tiêu đánh giá về khả năng mở rộng thị trường, ứng dụng công nghệ, khai thác lợi thế trong hội nhập… Bởi nếu chỉ đánh giá các DN nói chung thì có thể mọi người sẽ không thấy được thực chất sức khỏe của khu vực tư nhân trong nước khi mà khu vực FDI đang có phần lấn át.
Tháo gỡ khó khăn về vốn
Nghị quyết 35 cũng nêu yêu cầu và các giải pháp tháo gỡ khó khăn về vốn cho DN. Theo đó, các vấn đề chủ yếu được đặt ra trong phần giải pháp có liên quan đến hệ thống NH, bảo lãnh tín dụng cho DNNVV và phát triển thị trường vốn.
Góp ý kiến về phía hệ thống NH, theo TS. Cấn Văn Lực, một mặt NHNN cần nghiên cứu cơ chế đẩy nhanh tiến độ về tái cấp vốn để giúp tăng hiệu quả quay vòng vốn, mặt khác xem xét sửa đổi quy trình cho vay, ví dụ Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của NHNN về việc Ban hành Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng.
Với các NHTM, chỉ đạo của Chính phủ ở đây là các NH cần nỗ lực giảm đi các thủ tục hành chính trong cấp tín dụng và thời gian xét duyệt tín dụng, như trước đây 30 ngày thì tiến tới phải ngắn hơn. Còn các thủ tục cụ thể nào có thể giảm được thì điều này phụ thuộc vào từng NH.
Liên quan đến vấn đề bảo lãnh tín dụng cho DNNVV thông qua NH Phát triển Việt Nam, Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho DNNVV tại địa phương, Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan rà soát, đề xuất sửa đổi các quy định liên quan và có báo cáo trình Chính phủ ngay trong quý III/2016.
Theo TS. Lực, có 3 vấn đề cần sửa đổi. Thứ nhất, cần tăng cường năng lực thẩm định bảo lãnh tín dụng của cán bộ bên bảo lãnh. Thứ hai, cần cải tiến tốt hơn trong phối hợp giữa các NHTM và các bên bảo lãnh, đơn cử như trong công tác thẩm định. Thứ ba, các bên bảo lãnh này cần có cơ chế để trích lập và dự phòng rủi ro.
“Quỹ này cần có một cơ chế để trích lập và dự phòng rủi ro, bảo lãnh và chấp nhận một tỷ lệ nợ xấu nhất định. Có như vậy thì hoạt động bảo lãnh mới được mở rộng hơn, tránh trường hợp DN phải thật “ngon”, thật tốt mới được bảo lãnh. Như vậy thì mỗi năm sẽ chỉ bảo lãnh được rất ít”, TS. Lực nhận định.
Nhưng giải pháp lâu dài, cốt lõi hơn để kênh vốn cho DN được mở rộng và bền vững, qua đó giảm bớt áp lực lên vai của hệ thống NH chính là phát triển thị trường vốn một cách đa dạng, cân bằng và có chiều sâu hơn.
Theo ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch HĐQT NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), thị trường tài chính Việt Nam hiện nay như kiềng 3 chân khập khiễng, phụ thuộc quá nhiều vào hệ thống các TCTD, trong khi thị trường chứng khoán và trái phiếu chưa phát triển.
Nâng cao năng lực quản trị rủi ro cho các công ty tài chính tiêu dùng
Vừa qua, tại Hà Nội, Tập đoàn NICE (Hàn Quốc) phối hợp với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (NHNN) tổ chức Hội thảo “Tăng cường năng lực quản trị rủi ro cho các công ty tài chính tiêu dùng”.
Hội thảo có sự tham dự của đại diện lãnh đạo Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam và một số đơn vị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Cơ quan giám sát tài chính Hàn Quốc tại Hà Nội (KFSS), đại diện Tập đoàn NICE tại Việt Nam và hơn 70 đại biểu tham dự đến từ các TCTD, công ty tài chính tiêu dùng Việt Nam.
Tại Hội thảo, ông Hong Jin Seop, chuyên viên cao cấp của Cơ quan Giám sát tài chính Hàn Quốc chia sẻ về các quy định đối với quản trị rủi ro tại các tổ chức phi ngân hàng, đặc biệt là công ty tài chính tiêu dùng.
Thêm vào đó, các diễn giả đến từ tập đoàn NICE và CIC đã giới thiệu về tầm quan trọng của thông tin tín dụng và các giải pháp quản trị trong nghiệp vụ quản trị rủi ro.
Song song đó, ông Shin Sangreol, Giám đốc quản trị rủi ro Công ty Tài chính Prudential Việt Nam đã chia sẻ về dự án xây dựng mô hình quản trị rủi ro được thực hiện bởi nhà tư vấn NICE kết hợp với dữ liệu của CIC.
Trong bối cảnh cạnh tranh giữa các công ty tài chính tiêu dùng ngày càng khốc liệt, Hội thảo đã đề xuất phương hướng quản lý, giám sát đối với các công ty tài chính tiêu dùng Việt Nam, giới thiệu tầm quan trọng của việc chia sẻ thông tin tín dụng và các giải pháp đối với quản trị rủi ro tại các công ty tài chính tiêu dùng.
Được biết, từ năm 2010, Tập đoàn NICE cùng CIC đã và đang hợp tác tích cực trong các dự án về cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng tài chính. Đặc biệt tại Việt Nam, tập đoàn NICE đã ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác chiến lược với CIC. Hai bên đã và đang nhận được sự quan tâm đặc biệt từ phía các TCTD tại Việt Nam cho sự kết hợp giữa kho dữ liệu khổng lồ của CIC và các giải pháp kỹ thuật của NICE.
Đặc biệt, mới đây tập đoàn NICE đã triển khai thành công dự án tư vấn xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng và mô hình đánh giá thu hồi nợ cho Công ty Tài chính Prudential Việt Nam, trong đó có sử dụng nguồn dữ liệu của CIC và được đánh giá là nhà cung cấp các giải pháp phù hợp, hiệu quả và kịp thời trong quản trị rủi ro cho các công ty tài chính tiêu dùng.
Hà Nội: Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết một số ô đất Khu đô thị mới Quốc Oai
UBND Hà Nội vừa phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 các lô đất CC-2, CC-3, CC-4, CC-5, N-09 (ô BT.09, BT.10), N-15 Khu đô thị mới tại lô đất N1+N3, đô thị mới Quốc Oai.
Theo đó, quy mô diện tích nghiên cứu điều chỉnh cục bộ quy hoạch khoảng 4,1ha; Quy mô dân số sau khi điều chỉnh 2.650 người. Cụ thể, điều chỉnh chức năng lô đất hỗn hợp, cao tầng (công trình hỗn hợp cao tầng kết hợp nhà ở với thương mại dịch vụ) theo quy hoạch đã được phê duyệt ký hiệu 2 thành đất ở thấp tầng (nhà ở liền kề cao 4 tầng) có ký hiệu N-18, N19, N-20, N-21 và tổ chức giao thông kết nối với khu vực xung quanh nhằm giảm quy mô dân số, xây dựng khu nhà ở thấp tầng để phù hợp với định hướng Quy hoạch chung Thị trấn sinh thái Quốc Oai;
Lô đất Trường tiểu học có ký hiệu CC-3: Tổ chức lại bố cục mặt bằng và không gian kiến trúc cảnh quan để nâng cao công năng sử dụng khối học tập, hiệu bộ, cây xanh sân vườn…các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc giữ nguyên theo quy hoạch chi tiết đã được UBND tỉnh Hà Tây phê duyệt tại Quyết định 1255/QĐ-UBND ngày 17/7/2007;
Hoán đổi vị trí lô đất CC-5 (nhà trẻ mẫu giáo) với lô đất CC-4 (Trung tâm y tế, chợ) gắn kết với lô đất CC-3 (trường tiểu học) để tạo cụm trường đồng bộ, nâng cao môi trường giáo dục; tăng mật độ xây dựng và diện tích sàn xây dựng tại lô đất CC-5 (nhà trẻ mẫu giáo) để tăng hiệu quả sử dụng đất;
Hợp khối ô đất CC-4 từ Trung tâm y tế và chợ thành Trung tâm y tế, thương mại dịch vụ, văn phòng cao 12 tầng phù hợp với Quy hoạch chung Thị trấn sinh thái Quốc Oai được phê duyệt, để tăng hiệu quả sử dụng đất, tạo điểm nhấn cho dự án. Các chỉ tiêu, quy mô diện tích, diện tích sử dụng của trung tâm y tế, thương mại, dịch vụ đảm bảo đáp ứng được các nhu cầu, diện tích theo các chức năng như đã được duyệt tại Quyết định 1255/QĐ-UBND ngày 17/7/2007 của UBND tỉnh Hà Tây;
Điều chỉnh ghép các biệt thự: Tại lô đất có ký hiệu N-15 từ 08 biệt thự thành 02 biệt thự và 02 ô đất biệt thự BT.09 và BT.10 tại đất N-09 thành 1 biệt thự, diện tích xây dựng và mật độ xây dựng, tăng diện tích cây xanh sân vườn tạo không gian cảnh quan cho khu vực, phù hợp nhu cầu sử dụng thực tế của địa phương.