Trình độ công nghệ, máy móc thiết bị tự động hóa cùng với môi trường và thu nhập là các yếu tố góp phần làm cho năng suất lao động cao.
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh chiều 14-04-2016
- Cập nhật : 14/04/2016
Ngân hàng đông nhưng chưa mạnh
Mỗi năm, hệ thống ngân hàng nộp ngân sách vài chục ngàn tỉ đồng nên mức sụt giảm 20%-30% là đáng kể
Mới đây, đánh giá kết quả thực hiện ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2015, Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội lưu ý việc thu NSNN từ lĩnh vực ngân hàng (NH) đang giảm.. Vì thế, cần phân tích, tìm nguyên nhân để khắc phục trong thời gian tới, bảo đảm tăng thu NSNN.
Trả giá nợ xấu
Mức sụt giảm của tỉ lệ đóng góp vào NSNN từ khu vực NH trong năm 2015, theo TS Cao Sỹ Kiêm - thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tiền tệ quốc gia - là khoảng 20%-30% so với năm trước. TS Cao Sỹ Kiêm cho biết mỗi năm, hệ thống NH nộp NSNN vài chục ngàn tỉ đồng nên mức sụt giảm này là đáng kể.
Trái với sự ảm đạm của các NH, thị trường tài chính năm 2015 nhìn chung có khởi sắc. Số liệu của Bộ Tài chính cho thấy doanh thu của thị trường bảo hiểm năm 2015 đạt 81.636 tỉ đồng, tăng 24,43% so với năm 2014. Thị trường chứng khoán cũng phát triển ổn định và tăng khá so với các nước trong khu vực, mức vốn hóa tăng 15% so với cuối năm 2014, tương đương 15% GDP. Dòng vốn của nhà đầu tư nước ngoài tích cực hơn so với các nước trong khu vực và đạt mức cao nhất từ trước đến nay là trên 15 tỉ USD.
TS Cấn Văn Lực, hàm Phó Tổng Giám đốc NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), phân tích nguyên nhân khiến cho khoản thu NSNN từ lĩnh vực NH giảm là do năm qua, hệ thống này quyết liệt xử lý nợ xấu, vừa bán nợ xấu vừa dùng tiền trích lập dự phòng rủi ro để đưa nợ xấu về mức dưới 3%. Trong số nợ xấu, các NH tự xử lý được khoảng 58%, bán cho Công ty Quản lý nợ xấu (VAMC) 42%. Phần nợ xấu bán rồi, NH vẫn phải trích lập dự phòng rủi ro mỗi năm 20%.
“Vừa trích lập dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu vừa bán cho VAMC nên lợi nhuận của các NH giảm mạnh trong mấy năm vừa qua. Tất nhiên, có NH có lãi nhưng nhiều NH nhỏ lỗ. Cho nên, bình quân tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của hệ thống NH có tăng nhưng vẫn rất thấp so với khu vực, chỉ đạt khoảng hơn 6%, trong khi tỉ lệ này ở khu vực là 10%-12%, thậm chí 15%” - TS Cấn Văn Lực nói.
Để tăng thu ngân sách, TS Cao Sỹ Kiêm cho rằng cần kiểm soát chặt chất lượng tín dụng, giảm chi phí, tăng tiết kiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống NH.
Phản ánh sức khỏe nền kinh tế
Hiện nay, NH đóng vai trò chi phối trong hệ thống tài chính Việt Nam. Cụ thể, trong quy mô thị trường tài chính, NH chiếm 75% GDP, trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp 19%, thị trường chứng khoán 14%, bảo hiểm hơn 1%. Đến cuối năm 2014, tổng tài sản của hệ thống NH đạt trên 6,5 triệu tỉ đồng, chiếm hơn 86% tổng tài sản của các định chế tài chính.
PGS-TS Đào Văn Hùng, Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho biết hệ thống tài chính Việt Nam năm 2014 đạt đến quy mô 191% GDP. Việt Nam có số lượng NH, công ty tài chính, công ty bảo hiểm phát triển nhanh nhưng thiếu các định chế tài chính quy mô lớn và có đủ năng lực cạnh tranh ở mức trung bình trong khu vực. Tuy có tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam và thị trường bảo hiểm còn khá thấp so với các nước trong khu vực. Doanh thu phí bảo biểm của Việt Nam năm 2014 chỉ đạt 2,9 tỉ USD. Trên thế giới, các công ty bảo hiểm đầu tư chủ yếu vào thị trường vốn còn tại Việt Nam, công ty bảo hiểm (đặc biệt là công ty bảo hiểm của nhà nước) chủ yếu gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm. Chẳng hạn, PVI gửi 83,4%, Pjico gửi 85,6% tài sản vào tài khoản NH. Đối với thị trường chứng khoán, mức vốn hóa thị trường chỉ đạt trên 25% GDP.
“Là kênh dẫn vốn chủ yếu của nền kinh tế, sức khỏe của NH phản ánh sức khỏe của nền kinh tế, NH sụt giảm lợi nhuận, nộp ngân sách giảm thì nền kinh tế không thể nhộn nhịp” - TS Cao Sỹ Kiêm nhận định.(NLĐ)
TP.HCM chính thức cho quảng cáo trên xe buýt
Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam sắp IPO
Ngày 21/4 tới đây, Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam – Công ty TNHH MTV (VINAFOR) sẽ chào bán 24,3 triệu cổ phần lần đầu ra công chúng tại Sở GDCK Hà Nội với mức giá khởi điểm 10.100 đồng/cổ phần, tương ứng với 7% vốn điều lệ của Tổng Công ty sau cổ phần hóa.
Sau khi cổ phần hóa, cơ cấu vốn điều lệ của Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam như sau: Nhà nước (do Bộ NN và PTNT làm đại diện chủ sở hữu) sẽ nắm giữ 178.500.000 cổ phần tương đương 51%; Nhà đầu tư thông thường nắm 24.342.700 cổ phần tương đương 6,95%; Nhà đầu tư chiến lược nắm 140.000.000 cổ phần tương đương 40%; Phần còn lại tương đương với 2,05% dành cho Người lao động thường xuyên, Người nhận khoán và Tổ chức công đoàn.
Trong 4 năm từ 2012 đến 2015, tổng doanh thu của công ty mẹ - VINAFOR tăng dần đều từ 1.103 tỷ đến 1.467 tỷ đồng. Trong các năm 2016 – 2018, Tổng Công ty dự kiến sẽ đạt doanh thu 3.600 tỷ - 4.500 tỷ đồng, tỷ lệ trả cổ tức 5,5% - 7,1%.
Hiện nay, VINAFOR đang quản lý khoảng 923,8 triệu m2 đất tại 12 tỉnh, thành phố trên cả nước. Trong đó đất phi nông nghiệp chiếm khoảng 1,9 triệu m2; đất nông nghiệp là 92,1 ha.
Bên cạnh việc trồng rừng tại các công ty con và đơn vị trực thuộc, VINAFOR còn hợp tác với nhiều đơn vị trồng rừng địa phương và hàng ngàn hộ dân dưới hình thức ký hợp đồng khoán sử dụng đất, đầu tư vốn trồng rừng và bao tiêu sản phẩm.
Thêm công ty huy động vốn triệu đô rồi bất ngờ biến mất
Mới đây, người dân lại tiếp tục tố cáo một công ty gắn mác dự án nước ngoài, để huy động vốn lên đến triệu USD với lãi suất cao, rồi bất ngờ biến mất.
Tiếp tục chiêu thức quảng bá những tấm gương thành đạt, những buổi ký kết hào nhoáng để thu hút nhà đầu tư ném hàng tỷ đồng vào dự án được gọi là Trest Global Green - Môi trường xanh toàn cầu.
Bà Mai Thị Huyên, người góp tiền vào Trest Global Green chi sẻ: "Riêng cá nhân tôi mất 1 tỷ, con cái tôi cũng phải vài ba tỷ nữa. Tất cả con cái, anh em bạn bè tôi đều tham gia vào đây. Có những người mới vào chưa lấy được đồng nào đã bị mất hết".
Thu hút người đầu tư theo kiểu đa cấp, cũng là chiêu tiếp theo nhằm lôi kéo tiền đổ vào công ty này. Theo một người góp tiền vào Trest Global Green cho biết hệ thống có hàng trăm người, với số tiền lên tới hơn 1 triệu USD.
Phân bón Việt Nam chinh phục thị trường Campuchia
Đầu tháng 4-2016, ban lãnh đạo Công ty CP Phân bón Bình Điền (Công ty Bình Điền) do ông Nguyễn Minh Sơn, phó tổng giám đốc, làm trưởng đoàn đã có buổi thăm và làm việc với Tập đoàn Yetak (Yetak Group) tại Vương quốc Campuchia.
Tại đây, 2 bên đã tìm biện pháp thúc đẩy sản lượng tiêu thụ phân bón Đầu Trâu của Công ty Bình Điền ở thị trường Campuchia, đồng thời đề ra kế hoạch hợp tác lâu dài.
Trong chuyến công tác, chứng kiến thời tiết bất lợi cho nông nghiệp tại Campuchia, Công ty Bình Điền cam kết sẽ có các chính sách về giá và chương trình hỗ trợ, khuyến mãi thích hợp để phần nào giúp nông dân nước bạn vượt qua khó khăn. Đối tác Yetak Group cam kết sẽ cung cấp vật tư nông nghiệp có chất lượng cao và ổn định như phân bón Đầu Trâu cho nông dân, đồng thời mở rộng thêm các kênh phân phối sản phẩm của Công ty Bình Điền tại thị trường Campuchia.