tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh sáng 14-04-2016

  • Cập nhật : 14/04/2016

Nhật kỳ vọng có thêm tàu chiến cập cảng Cam Ranh của Việt Nam

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani bày tỏ mong muốn có thêm các tàu của nước này đến thăm cảng Cam Ranh, góp phần duy trì ổn định ở khu vực.
bo truong quoc phong nhat ban gen nakatani. anh: japan times

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani. Ảnh: Japan Times

"Biển Đông phía trước mặt vịnh Cam Ranh là tuyến hàng hải quốc tế, việc khu vực này tiếp tục là vùng biển hòa bình và an toàn trên cơ sở nguyên tắc tự do hàng hải và tuân theo luật pháp quốc tế là điều hết sức quan trọng với hòa bình và ổn định của khu vực và thế giới", ông Nakatani cho biết trong thư gửi tới Việt Nam nhân dịp hai tàu của Nhật Bản đến thăm hôm qua, Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội cho biết.

Ông Nakatani nhấn mạnh có rất nhiều tàu bè, kể cả dân sự và quân sự qua lại Biển Đông liên tục 24/24 trong suốt 365 ngày.

Hai chiến hạm Ariake (DD109) và Setogiri (DD156) thuộc Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (MSDF) hôm qua đến cảng quốc tế Cam Ranh, Khánh Hòa, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị Việt Nam kéo dài 4 ngày. Hai tàu chiến này được trang bị nhiều khí tài hiện đại, trong đó có tên lửa phòng không, ngư lôi chống ngầm. 

Đánh giá về cảng quốc tế mới được đưa vào hoạt động trên vịnh Cam Ranh, ông Nakatani cho rằng đây là cảng thiên nhiên tốt nhất trong khu vực. Cảng có vị trí quan trọng, thuận lợi và sẽ mang lại lợi ích to lớn khi trở thành cơ sở cung cấp các dịch vụ hậu cần ổn định cho tàu quân sự và dân sự các nước tham gia thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế. 

"Tôi tin tưởng rằng cảng quốc tế Cam Ranh sẽ có những đóng góp to lớn cho hòa bình và ổn định của Biển Đông nói riêng và khu vực, thế giới nói chung", ông nói.

Bộ trưởng Quốc phòng Nakatani cũng bày tỏ vui mừng khi hai tàu chiến Nhật Bản đến Cam Ranh, khẳng định sự đón tiếp chu đáo của Việt Nam thể hiện mối quan hệ hữu nghị giữa bộ quốc phòng hai nước, giữa MSDF với Hải quân Việt Nam và giữa hai nước.

Theo ông, thời gian tới tàu chiến của MSDF mong được tiếp tục thăm cảng Cam Ranh, các chuyến thăm sẽ làm sâu sắc hơn mối quan hệ hợp tác giữa lực lượng hải quân và hai nước Việt - Nhật nói chung.

Đây là lần thứ hai tàu hải quân nước ngoài đến thăm cảng quốc tế Cam Ranh, kể từ khi cảng này khánh thành vào ngày 8/3. Trước đó, ngày 17/3, tàu RSS Endurance của Hải quân Singapore đã đến cảng này. 


“Đi sau đã đành nhưng bi kịch ở chỗ ta lại đi theo cách của Trung Quốc”

“Ta đi sau Trung Quốc đã đành nhưng bi kịch ở chỗ ta lại đi theo cách của Trung Quốc, có nghĩa là học theo cả những kinh nghiệm xấu, những mặt trái của nước bạn”, ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nói.
pgs.ts tran dinh thien, vien truong vien kinh te viet nam. anh: tl

PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam. Ảnh: TL

Tại hội thảo “Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường những vấn đề cải cách thể chế giai đoạn 2016-2020” diễn ra hôm qua (12/4), PGS.TS Trần Đình Thiên đồng tình với những bình luận về hạn chế được các chuyên gia đưa ra, vấn đề nghiêm trọng theo ông là những vấn đề của thể chế kinh tế được nêu ra đúng mãi và vẫn được nhắc đi nhắc lại.

Nhưng để kinh tế thay đổi không thể chỉ “thay đổi lặt vặt” ở một số ngành, lĩnh vực mà phải có sự thay đổi về mặt thể chế, giải quyết được vấn đề hệ thống. Nếu làm chậm trễ tiến trình này mọi thay đổi nhỏ đều là lãng phí thời gian, chi phí cơ hội của nền kinh tế sẽ tăng lên.

Đáng lưu ý, trong phát biểu của mình, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam tỏ lo ngại kinh tế Việt Nam học kinh nghiệm xấu từ thế giới rất nhanh trong khi kinh nghiệm tốt lại khá chật vật.

“Ta đi sau Trung Quốc đã đành nhưng bi kịch ở chỗ ta lại đi theo Trung Quốc, có nghĩa là học theo cả những kinh nghiệm xấu, những mặt trái của nước bạn”, ông Thiên nhấn mạnh.

Theo đó, ông Thiên cho rằng để cải cách thể chế một cách hiệu quả Việt Nam cần sàng lọc những kinh nghiệm từ thế giới, không phải “khuân” về cả những mặt xấu và mặt trái.

Bình luận về quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước, ông Thiên cho rằng cần dùng đến khái niệm “tư nhân hoá” thay vì chỉ dừng lại cổ phần hoá như hiện nay.

Trước bình luận của PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế trung ương CIEM, TS. Nguyễn Đình Cung đã đưa ra nhận xét phạm vi, mức độ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước còn lớn, vượt ngoài quy định điều này hạn chế cơ hội, tạo môi trường bất bình đẳng cho các doanh nghiệp ngoài nhà nước, đặc biệt khu vực tư nhân trong nước.

“Doanh nghiệp nhà nước dàn trải quá nhiều ngành, lĩnh vực, trong khi nguồn lực nhà nước rất hạn chế và nhiều ngành, lĩnh vực khu vực tư nhân đã có khả năng đảm nhiệm. Chuyển đổi sở hữu còn mang tính hình thức, đặc biệt trong việc cổ hoá, tỷ lệ cổ phần nhà nước còn rất lớn”, ông Cung cho hay.

Ông Cung dẫn trường hợp Trung Quốc và cho biết, ở Trung Quốc, sau chiến tranh để tái thiết đất nước, một loạt doanh nghiệp nhà nước được thành lập ở tất cả các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế để tập trung nguồn lực.

Để giải phóng và tăng cường sức sản xuất từ năm 1978, Trung Quốc đã thực hiện cải cách doanh nghiệp nhà nước. Với phương châm “nắm lớn buông nhỏ” vai trò, chức năng của nhà nước có xu hướng thu gọn.

Theo đó, nhà nước chỉ giữ lại những doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn, tập trung ở những ngành, lĩnh vực chiến lược, trụ cột, thoái vốn khỏi những ngành có ít tính chiến lược…


Trung tướng Phan Văn Giang được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa bổ nhiệm Trung tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân khu 1, giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
trung tuong phan van giang (giua) tan thu truong bo quoc phong. anh: ttxvn.

Trung tướng Phan Văn Giang (giữa) tân Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Ảnh: TTXVN.

Trước đó, sáng 9/4, Quốc hội cũng đã thông qua việc phê chuẩn Đại tướng Ngô Xuân Lịch giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thay thế cho ông Phùng Quang Thanh vừa được miễn nhiệm.
Trung tướng Phan Văn Giang sinh năm 1960, quê quán tỉnh Thái Nguyên.
Ông Phan Văn Giang nhập ngũ tại Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thái Nguyên năm 1978 và từng tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc. Tháng 8/1980, ông được gọi vào học tại Trường Sĩ quan Tăng - Thiết giáp và đến năm 1983, ông tốt nghiệp Trường Sĩ quan Tăng - Thiết giáp phong quân hàm Trung úy, được điều động về công tác tại Sư đoàn 312, Quân đoàn 1 giữ chức Trung đội trưởng.
Từ năm 2000-2008, ông được giữ nhiều trọng trách tại Quân đoàn 1. Năm 2010, ông được bổ nhiệm giữ chức Tư lệnh Quân đoàn 1, Phó bí thư Đảng ủy Quân đoàn. Năm 2011, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó tổng Tham mưu trưởng, Bí thư Đảng ủy Bộ Tổng Tham mưu-cơ quan Bộ Quốc phòng.
Tháng 4/2014, ông được bổ nhiệm giữ chức Tư lệnh Quân khu 1, Phó bí thư Đảng ủy Quân khu.
Tháng 1/2016, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, ông trúng cử Ủy viên Ban chấp hành Trung ương khóa XII.

Thủ tướng chỉ đạo giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp

Chính phủ mới cần tập trung vào giải quyết ngay các nhiệm vụ cấp bách như tác động khắc nghiệt của thiên tai; giải quyết các vướng mắc của doanh nghiệp, thu ngân sách gặp khó khăn...
thu tuong nguyen xuan phuc - anh: vgp.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Ảnh: VGP.

Chính phủ mới cần tập trung vào giải quyết ngay các nhiệm vụ cấp bách như tác động khắc nghiệt của thiên tai; giải quyết các vướng mắc của doanh nghiệp, thu ngân sách gặp khó khăn; bộ máy cồng kềnh, kỷ cương phép nước thực hiện chưa nghiêm; các vấn đề xã hội đang nhức nhối như an toàn thực phẩm, dịch bệnh, tai nạn giao thông..., Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tại phiên họp đầu tiên với các thành viên Chính phủ mới, chiều 12/4.
Chính phủ sẽ quyết tâm tháo gỡ khó khăn, rào cản đối với sự phát triển; từng bước đẩy lùi tệ nạn tham nhũng, tiêu cực, nâng cao kỷ cương phép nước. "Không để tham nhũng, tiêu cực nhũng nhiễu tràn lan", Thủ tướng nhấn mạnh.
Để làm được điều này, theo Thủ tướng, đòi hỏi các thành viên Chính phủ phải không ngừng nỗ lực, "dám làm, dám chịu trách nhiệm" trong lĩnh vực được phân công chỉ đạo, thực hiện.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, mỗi thành viên Chính phủ phải đổi mới cách làm, dân chủ, minh bạch, cởi mở, quyết đoán, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, không để tình trạng trì trệ trong bộ máy hành chính. Chính phủ cần nâng cao tinh thần kỷ cương, kỷ luật, chống bệnh hình thức, nói mà không đi đôi với làm.
Thủ tướng cũng yêu cầu các thành viên Chính phủ tập trung vào chỉ đạo, điều hành, giải quyết một số công việc trong tháng tư như: Thủ tướng sẽ chủ trì Hội nghị phát triển doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển để khôi phục niềm tin của doanh nghiệp và xã hội; hội nghị về an toàn thực phẩm để cùng các bộ, ngành có liên quan làm rõ trách nhiệm quản lý Nhà nước, đề ra các giải pháp căn cơ, cụ thể; về công tác phòng, chống thiên tai; phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2016 sẽ thảo luận và quyết định nhiều vấn đề quan trọng.
Thủ tướng nêu nhiệm vụ cụ thể, trước mắt cho một số bộ, ngành như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư đóng vai trò "Tham mưu trưởng" của nền kinh tế; nghiên cứu các quy trình, quy định về nguồn vốn ODA và đầu tư công, giảm gánh nặng cho ngân sách, có cách tháo gỡ mạnh mẽ hơn nữa về môi trường đầu tư, kinh doanh.
Ngân hàng Nhà nước nắm bắt tình hình nợ xấu một cách thực chất, trong đó có vấn đề an toàn hệ thống tín dụng, theo dõi chặt chẽ diễn biến lĩnh vực tiền tệ.
Bộ Tài chính quan tâm đến chính sách tài khóa, ngân sách hiện nay; kiểm tra, báo cáo việc sử dụng tài sản công hiện nay, đề ra giải pháp hữu hiệu ngăn chặn tình trạng lãng phí, thất thoát.

Bộ Chính trị phân công Chủ tịch Vietnam Airlines nhận nhiệm vụ mới

Chủ tịch HĐQT Tổng công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) Phạm Viết Thanh vừa chính thức được bổ nhiệm giữ chức Bí thư Đảng uỷ khối doanh nghiệp Trung ương.
ong pham viet thanh

Ông Phạm Viết Thanh

Chiều 12/4, ông Phạm Viết Thanh - Chủ tịch Vietnam Airlines được bổ nhiệm giữ chức Bí thư Đảng uỷ khối doanh nghiệp Trung ương thay ông Bùi Văn Cường, theo quyết định nhân sựcủa Bộ Chính trị.
Ông Phạm Viết Thanh sinh năm 1962, quê quán Quảng Nam, là Tiến sĩ quản trị kinh doanh.
Ông Thanh được bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietnam Airlines tại Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất Tổng công ty Hàng không Việt Nam tổ chức hồi tháng 3/2015.
Ông Phạm Viết Thanh có một thời gian khá dài gắn bó với Vietnam Airlines. Trước khi là Chủ tịch HĐTV, rồi Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines, ông Thanh từng là Phó tổng giám đốc của Vietnam Airlines.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng vừa qua, ông Phạm Viết Thanh được tín nhiệm bầu vào Ban Chấp hành Trung ương.
Ngoài ông Thanh, có hai doanh nhân khác cũng được bầu vào Ban chấp hàng trung ương khóa 12 là  ông Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng Giám đốc Viettel và ông Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch VietinBank (ủy viên dự khuyết).

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục