Thủ tướng yêu cầu thực hiện Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp với "nỗ lực cao nhất"
Bình Định: Hơn 500 tỉ đồng đầu tư 2 khu nuôi tôm công nghệ cao
Khu Công nghệ cao Hòa Lạc sẽ được áp dụng cơ chế đặc thù
Giải quyết tranh chấp tín dụng bằng trọng tài
Học thói xấu Trung Quốc: Gian dối thì học rất nhanh...
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh sáng 28-04-2016
- Cập nhật : 28/04/2016
Thủ tướng phê duyệt dự án giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
Mục tiêu của Dự án nhằm hỗ trợ Cơ quan thực hiện dự án và Cơ quan đầu mối CTF tại Việt Nam thực hiện hiệu quả các giải pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực năng lượng và giao thông vận tải.
Dự án gồm 3 Hợp phần: Hợp phần 1- tăng cường công tác giám sát, báo cáo và xác minh (MRV) cho các Dự án do Quỹ CTF tài trợ; Hợp phần 2 - xây dựng các hướng dẫn giảm nhẹ khí nhà kính trong lĩnh vực giao thông vận tải và năng lượng; Hợp phần 3 - tăng cường năng lực thực hiện MRV và điều phối các Dự án giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực giao thông vận tải và năng lượng.
Cơ quan chủ quản Dự án là Bộ Tài nguyên và Môi trường. Dự án được thực hiện trong 3 năm kể từ khi Dự án được phê duyệt.
Tổng kinh phí thực hiện Dự án là 1.052.000 USD, trong đó vốn ODA viện trợ không hoàn lại là 952.000 USD; vốn đối ứng là 100.000 USD.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan triển khai các bước tiếp theo theo quy định hiện hành.
Kon Tum: Đầu tư 128 tỷ đồng cho hệ thống hạ tầng KCN Hòa Bình giai đoạn II
Dự án có tổng vốn đầu tư 128,8 tỷ đồng, bao gồm nguồn ngân sách Trung ương 98 tỷ đồng, ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp tác khác là 30,8 tỷ đồng. Dự án sẽ được thực hiện trong giai đoạn 2016-2020.
Về quy mô đầu tư, dự án sẽ tiến hành san ủi mặt bằng. Xây dựng hệ thống đường giao thông bằng bê tông nhựa với tổng chiều dài khoảng 2.428m, trong đó: Đường trục chính dài 2.304m (nền đường rộng 29m, mặt đường rộng 17m; Hệ thống thoát nước mặt sử dụng cống tròn BTCT D100, tổng chiều dài 3.796m; Hệ thống cấp nước: Sử dụng nguồn nước của nhà máy nước TP. Kon Tum; đường ống dẫn nước HDPE đường kính phi 90-160mm, tổng chiều dài đường ống 4.780m; Hệ thống nước cứu hỏa.
Mục tiêu dự án là tạo sự đồng bộ cơ sở hạ tầng KCN với quy mô 130 ha, nhằm tạo không gian kiến trúc, tạo quỹ đất cho KCN Hòa Bình, đảm bảo theo định hướng quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thu hút, kêu gọi nhà đầu tư vào KCN; tạo môi trường đầu tư thuận lợi là động lực cho phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Tạo nguồn thu cho ngân sách, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, thu hút đầu tư, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
UBND tỉnh Kon Tum giao cho Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Kon Tum làm chủ đầu tư dự án đồng thời chịu trách nhiệm lập thủ tục đầu tư theo quy định hiện hành.
BID Việt Nam đổi tên thành BIDGROUP
Năm 2016 là năm đánh dấu một thập kỷ hình thành và phát triển của BIDGROUP. Nhân dịp này, Công ty cũng sẽ thay đổi logo và slogan.
Chia sẻ về những thay đổi này của Công ty, ông Trần Văn Mạnh – Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc BIDGROUP cho biết: “Mỗi giai đoạn, mỗi quy mô cần một chiến lược, một cơ cấu phù hợp. Liên tục tư duy để điều chỉnh chiến lược và cơ cấu lại tổ chức cho phù hợp. Việc đổi tên công ty, logo hay slogan thể hiện thông điệp của chúng tôi trong giai đoạn mới sẽ “xây dựng những giá trị mới với tầm cao mới”.
Năm 2015, tổng doanh thu của BIDGROUP đạt xấp xỉ 600 tỷ đồng, tăng 83% so với năm 2014; Lợi nhuận sau thuế đạt 22 tỷ đồng, tăng gần 200% so với năm 2014. Giai đoạn 2016 - 2020, BIDGROUP đặt mục tiêu trở thành một trong những công ty xây dựng và phát triển dự án bất động sản hàng đầu của Việt Nam và đạt doanh thu 5.000 tỷ đồng vào năm 2020.
Vicem Bút Sơn "nặng vai" trả nợ
Tổng sản phẩm tiêu thụ năm 2015 của Công ty cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn (huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) lên tới 3,438 triệu tấn, bao gồm cả xi măng và clinker, đem về tổng doanh thu xấp xỉ 3.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 148 tỷ đồng, đạt 120% so với Nghị quyết Đại hội cổ đông năm 2015, nhưng không vì vậy mà Công ty dám nới rộng mục tiêu kinh doanh năm 2016.
Là một trong những doanh nghiệp thành viên thuộc Vicem, sở hữu những lợi thế hơn hẳn nhiều doanh nghiệp cùng ngành, như vị trí địa lý thuận lợi gần Hà Nội, có thương hiệu lâu năm, ngày càng được khẳng định trên thị trường, với 2 dây chuyền giúp duy trì sản xuất ổn định và tiếp tục được phát triển để gia tăng sản lượng… nhưng Vicem Bút Sơn khá dè dặt với kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2016.
Năm 2016, Vicem Bút Sơn đặt mục tiêu doanh thu 3.031 tỷ đồng, lợi nhuận 140 tỷ đồng, chia cổ tức chỉ 5%
Ông Trương Quốc Huy, Tổng giám đốc Vicem Bút Sơn cho biết, khó khăn lớn nhất của Vicem Bút Sơn trong năm qua là vẫn phải tiếp tục trả nợ vốn vay dài hạn, với tổng số tiền phải trả nợ trong năm qua lên tới 413 tỷ đồng, khiến Công ty khó khăn trong việc cân đối tài chính cho sản xuất, kinh doanh.
Vicem Bút Sơn đang ở trong tình trạng nợ ngắn hạn vượt tài sản ngắn hạn. Tính đến ngày 31/3/2016, doanh nghiệp này có khoản nợ ngắn hạn 1.895 tỷ đồng, vượt xa tài sản ngắn hạn (826,8 tỷ đồng). Nợ dài hạn của Công ty hiện là 950 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của Công ty 1.252 tỷ đồng.
Dù thị trường bất động sản đã sôi động trở lại, nhưng do nguồn cung xi măng trong nước quá lớn, cạnh tranh ép giá lẫn nhau gay gắt giữa các nhà sản xuất, nên mục tiêu kinh doanh năm 2016 của Vicem Bút Sơn chỉ tăng không đáng kể so với kết quả thực hiện của năm 2015.
Cụ thể, năm nay, Vicem Bút Sơn đặt mục tiêu sản xuất 2,63 triệu tấn clinker; 2,95 triệu tấn xi măng, tổng tiêu thụ sản phẩm cả năm 3,45 triệu tấn, với doanh thu đặt ra là 3.031 tỷ đồng, lợi nhuận 140 tỷ đồng (thấp hơn 7 tỷ đồng so với năm 2015), chia cổ tức chỉ ở mức 5%.
Trên thực tế, cân đối tình hình chung của ngành và nhu cầu tiêu thụ xi măng cả năm, việc lùi bớt một số chỉ tiêu so với kết quả thực hiện của năm 2015 của
Vicem Bút Sơn không có gì đáng ngại.
Cần phải nói thêm, những năm qua là thời điểm Vicem Bút Sơn có những bước tiến dài, xét trong bối cảnh thị trường xi măng trong tình trạng cung vượt xa cầu.
Dây chuyền 2 với quy mô 1,6 triệu tấn của Công ty được đưa vào sản xuất từ cuối năm 2010, đầu năm 2011, nâng gấp đôi công suất, đã làm tăng thêm áp lực về tiêu thụ sản phẩm và tài chính để trả nợ vốn vay đầu tư.
Thêm vào đó, do phải trả nợ vốn vay đầu tư dây chuyền 2 bằng USD và Euro, nên việc tỷ giá biến động liên tục với biên độ lớn trong năm 2015 ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận cả năm của Vicem Bút Sơn.
Kết thúc quý I/2016, toàn ngành xi măng đã tiêu thụ 15,71 triệu tấn sản phẩm, đạt 20,67% kế hoạch của cả năm 2016. Riêng sản lượng tiêu thụ xi măng trong tháng 3 đã tăng tới 107% so với cùng kỳ tháng 2, với 6,27 triệu tấn, tăng gần 17% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kết quả tiêu thụ gia tăng mạnh trong tháng 3 đã nâng tổng sản lượng tiêu thụ xi măng trong 3 tháng đầu năm 2016 ước đạt 15,71 triệu tấn, bằng 109,8% so cùng kỳ năm 2015 và đạt 20,67% kế hoạch của cả năm 2016.
Với mức tiêu thụ này, các doanh nghiệp xi măng, trong đó có Vicem Bút Sơn đang kỳ vọng hơn vào đầu ra cho sản phẩm trong những tháng tới. Cùng với việc điều chỉnh kịp thời, linh hoạt trong sản xuất, kinh doanh, Công ty sẽ đảm bảo dòng tiền để thanh toán các khoản nợ đến hạn.
Tuy nhiên, các chuyên gia trong ngành xi măng cảnh báo, năm 2016 vẫn là một năm hết sức cam go về tiêu thụ xi măng, dự báo nhu cầu không tăng nhiều, trong khi thị trường lại vừa được bổ sung thêm nguồn cung. Bên cạnh đó, xuất khẩu tiếp đà tụt dốc cả về lượng và giá.
Quý I/2016 cũng chưa thật sáng sủa với Vicem Bút Sơn, khi lợi nhuận trước thuế của Công ty đã giảm 116 tỷ đồng so với cùng kỳ, chỉ đạt 20,57 tỷ đồng. Cùng kỳ năm trước, lợi nhuận của Vicem Bút Sơn là 136,63 tỷ đồng.
Nguyên nhân của việc sụt giảm lợi nhuận này là do ảnh hưởng của khoản chênh lệch tỷ giá đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ.
MIGA đánh giá cao Việt Nam trong ổn định kinh tế vĩ mô
Ngày 27/4/2016, tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đã có buổi tiếp xã giao bà Karin Finkelston - Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Cơ quan Bảo hiểm đầu tư đa biên (MIGA).
Tại buổi tiếp, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng chào mừng bà Karin Finkelston trở lại Việt Nam trên cương vị mới là Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành MIGA, cám ơn những tình cảm tốt đẹp mà bà Karin Finkelston đã dành cho Việt Nam trong suốt thời gian khi bà còn trên cương vị là Phó Chủ tịch Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC).
Phó Thống đốc cũng bày tỏ vui mừng được cùng bà Karin Finkelston khai mạc tọa đàm “Giải pháp giảm thiểu rủi ro cho các dự án đầu tư tại Việt Nam” do MIGA và NHNN đồng tổ chức ngày 26/4/2016.
Tọa đàm đã dành được sự quan tâm lớn từ phía các cơ quan Chính phủ cũng như các doanh nghiệp và NHTM trong nước, giúp các bên tham dự có thêm cơ hội để trao đổi thông tin và tìm kiếm những cơ hội đầu tư mà các bên đều quan tâm.
Phó Thống đốc mong muốn, trong thời gian tới, mối quan hệ hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và MIGA sẽ luôn được củng cố và tăng cường.
Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đánh giá cao sự hợp tác của WB nói chung và của MIGA nói riêng trong việc tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thông qua các hình thức bảo hiểm đầu tư, đặc biệt là mới đây MIGA đã cấp bảo hiểm cho dự án thủy điện Hồi Xuân.
Việc có được bảo hiểm của MIGA đã góp phần làm tăng niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào các dự án được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam, qua đó tạo điều kiện thuận lợi trong việc huy động vốn. Việt Nam mong muốn tiếp tục nhận được các hỗ trợ của MIGA cho các dự án đầu tư vào Việt Nam.
Phó Thống đốc cũng cho biết, Chính phủ Việt Nam đặc biệt đánh giá cao việc MIGA phát hành bảo hiểm cho các dự án đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất và kinh doanh của khu vực tư nhân. Điều này cũng phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế tư nhân đã được Chính phủ ưu tiên đề ra.
NHNN được biết và hoan nghênh việc MIGA đang dự định cấp bảo hiểm cho một số dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Đây là lĩnh vực đang dành được ưu tiên phát triển của Chính phủ trong chiến lược tổng thể về đầu tư phát triển của toàn bộ nền kinh tế; đồng thời đầu tư cho lĩnh vực này cũng đòi hỏi nguồn vốn lớn trong dài hạn.
Chính phủ Việt Nam đang rất quan tâm, khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực này và Chính phủ cũng cam kết sẽ dành các hỗ trợ cần thiết cho các nhà đầu tư.
Bà Karin Finkelston cảm ơn Phó Thống đốc đã dành thời gian tham dự và có bài phát biểu tại buổi tọa đàm “Giải pháp giảm thiểu rủi ro cho các dự án đầu tư tại Việt Nam”.
Bà cũng chúc mừng trước những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời đánh giá cao tính hiệu quả của những quyết sách mà Chính phủ Việt Nam và NHNN đưa ra trong thời gian qua, qua đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội.
Theo bà Karin Finkelston, việc Việt Nam sẽ tốt nghiệp IDA trong tương lai gần cho thấy sự thành công của Việt Nam cũng như sự ghi nhận của quốc tế đối với những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và tăng mức độ tín nhiệm của Việt Nam để tham gia thị trường vốn quốc tế. MIGA sẽ sẵn sàng trở thành đối tác và hỗ trợ Việt Nam khi tham gia thị trường này.
Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành MIGA cũng bày tỏ trân trọng về sự hợp tác tốt đẹp của Việt Nam với MIGA trong thời gian qua, mà rõ nhất là những ví dụ hợp tác thành công và hiệu quả mà Phó Thống đốc đã nêu, trong đó nổi bật là lĩnh vực ngân hàng, thủy điện, cơ sở hạ tầng, chế biến xuất khẩu café, viễn thông và tiêu dùng.
MIGA là một tổ chức thuộc Nhóm Ngân hàng Thế giới, được thành lập với mục đích thúc đẩy việc đầu tư nước ngoài vào khu vực sản xuất của các nước hội viên của MIGA bằng cách nhận bảo hiểm những rủi ro phi thương mại. Tính đến nay, MIGA đã có 181 nước hội viên. MIGA có hai hoạt động chính là bảo hiểm đầu tư và cung cấp dịch vụ tư vấn liên quan tới đầu tư.
Việt Nam được công nhận là thành viên chính thức của MIGA vào tháng 11/1994 sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về tài chính. Năm 1995, Việt Nam và MIGA đã ký 3 thỏa thuận: Thỏa thuận về sử dụng đồng bản tệ, thỏa thuận về bảo vệ pháp lý đối với các khoản đầu tư và thỏa thuận về các thủ tục về phê duyệt của Chính phủ.
Tới nay, MIGA đã ký 9 hợp đồng bảo hiểm các dự án đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam trong lĩnh vực thủy điện, cơ sở hạ tầng, ngân hàng, chế biến xuất khẩu cafê, viễn thông và tiêu dùng.