CIC và câu chuyện vay nợ
Xây dựng Thành phố Điện Biên Phủ là đô thị hạt nhân
Đầu tư gần 1.100 tỷ đồng xây dựng hạ tầng KCN Long Hậu 3
Đề xuất đầu tư gần 6.130 tỷ đồng xây cầu Nguyễn Trãi vượt sông Cấm - Hải Phòng
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh 23-06-2016
- Cập nhật : 23/06/2016
Chi phí thuế và bảo hiểm xã hội "ngốn" gần 40% lợi nhuận doanh nghiệp
Thông tin được Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (Ciem) đưa ra khi đánh giá về Tổng quan môi trường kinh doanh tại Việt Nam tại Hội thảo Cải thiện môi trường kinh doanh thông qua cải cách thuế sáng ngày 21/6.
Theo bà Nguyễn Minh Thảo, Phó trưởng ban môi trường kinh doanh, Ciem, các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh theo Nghị quyết 19 của Chính phủ đề ra và nhiều bộ ngành đã thực hiện. Điều này giúp cho năng lực cạnh tranh của Việt Nam năm 2015 tăng lên.
"Theo Diễn đàn kinh tế thế giới năng lực cạnh tranh Việt Nam đã có sự cải thiện đáng kể khi tăng 12 bậc. Với sự cải cách của nhiều bộ ngành, năm 2014 ở vị trí 68 thì 2015 là vị trí 56 là mức cải thiện cao nhất từ 2012 đến nay" - bà Thảo cho biết.
Theo đó, môi trường kinh doanh theo đánh giá của WB cũng được cải thiện 3 bậc, với 5/10 chỉ số được cải thiện, trong đó ghi nhận cải cách của Việt Nam về khởi sự kinh doanh, tiếp cận điện năng, chỉ số nộp thuế,…
Cụ thể, về chỉ số khởi sự kinh doanh cải thiện 6 bậc. Hiện Việt Nam đang ở thứ hạng 119, tức là nhảy 60 bậc so với trước đây.
Chỉ số tiếp cận điện năng cũng thay đổi tốt nhờ cải cách hành chính, giảm 56 ngày và cải thiện 27 bậc nhưng thứ hạng vẫn còn thấp xa so với ASEAN 4 là 108.
Nộp thuế và bảo hiểm xã hội, giảm 102 giờ, cải thiện 4 bậc song so với các nước khu vực thứ hạng thấp so với khu vực.
Đáng chú ý theo đại diện của Ciem, tỷ lệ nộp thuế và bảo hiểm xã hội trên lợi nhuận vẫn còn ở mức khá cao, chiếm tới 39,4%. Trong đó bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp chiếm 24,8% và thuế Thu nhập doanh nghiệp, chuyển nhượng là 14,5% và thuế khác là 0,1%.
"Thuế suất của Việt Nam đang cao, theo đánh giá WB thì thuế vẫn là cản trở với DN. Mặc dù mức độ phức tạp trong các quy định về thuế đã giảm đi, là 8,5 điểm 2014 sang năm 2015 là 7,7 điểm song vẫn là cao. Chỉ số cảm nhận này do chính doanh nghiệp đánh giá" - đại diện Ciem thông tin.
Bên cạnh đó, nhiều chỉ tiêu khác có chiều hướng đi xuống là cấp phép xây dựng, kéo dài 52 ngày trải qua 10 bước thủ tục, chủ yếu liên quan cấp giấy phép xây dựng. Sở hữu tài sản không có sự cải thiện mà còn tang thêm thủ tục và thời gian kéo dài.
Tiếp cận tín dụng xếp 88/140, là thứ hạng khá thấp, cũng như việc bảo vệ nhà đầu tư chưa được thay đổi. Chỉ số giải quyết phá sản DN mặc dù có cải thiện thứ hạng nhưng còn khá xa so với nhiều nước, có Luật phá sản 2014 nhưng chưa có hướng dẫn nên chưa xử lý.
Theo ông Nguyễn Quang Tiến, Vụ trưởng, Phó trưởng ban thường trực, Ban Cải cách và Hiện đại hóa, Tổng cục Thuế, năm 2016 Chính phủ mục tiêu đặt ra là bằng các nước ASEAN 4.
Theo đó, nộp thuế và bảo hiểm xã hội là 168 giờ và phải thay đổi căn bản phương thức quản lý nhà nước, đánh giá rủi ro, xử lý khiếu nại về thuế, khuyến khích thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm, tạo điều kiện DN tiếp cận tín dụng và đất đai….
Đến năm 2020 Chính phủ đặt ra mục tiêu tham vọng, là đạt trung bình ASEAN 3. Trong đó chỉ tiêu nộp thuế và bảo hiểm xã hội là 155 giờ. Nhiệm vụ triển khai nghị quyết 19 và chính sách thủ tục hành chính thuế, tức là thủ trưởng cơ quan ngang bộ, phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng, thiết lập hệ thống tiếp nhận giải quyết cải cách thủ tục hành chính.(CafeF)
22 'ông lớn' Nhà nước tiết kiệm gần 12.300 tỷ đồng cho ngân sách
Bộ Tài chính vừa có báo cáo kết quả thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2015. Theo nhận định của cơ quan này, năm 2015, phong trào tiết kiệm trong quản lý, sử dụng ngân sách và đầu tư xây dựng cơ bản đã được chú trọng.
Theo đó, 22 tập đoàn, tổng công ty 100% vốn Nhà nước đã tiết kiệm được 12.276 tỷ đồng. Trong đó, EVN đã tiết kiệm trong quản lý đầu tư xây dựng đạt 5.034 tỷ đồng, gấp 4 lần so với năm trước.
Tập đoàn Dầu khí cũng giảm 2.077 tỷ đồng chi phí trong sản xuất kinh doanh, đồng thời quản lý chặt chẽ khâu mở dự án, đầu tư xây dựng mới để tiết kiệm thêm 2.093 tỷ đồng. Tổng cộng, PetroVietnam đã tiết kiệm nhiều hơn năm trước 558 tỷ đồng.
Một đơn vị khác là Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam cũng tiết kiệm được khoảng 704 tỷ, Tổng công ty Thuốc lá 593 tỷ. Ngoài ra, Tổng công ty Giấy, Hàng không Việt Nam, Thép, Cà phê, Tập đoàn Xăng dầu… cũng thực hiện chi tiêu tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng.
Trong khi đó, 36 bộ ngành, cơ quan Nhà nước đã hạn chế những khoản chi không chính thức và tiết kiệm được 3.094 tỷ đồng, tiết kiệm trong đầu tư xây dựng cơ bản khoảng 24.977 tỷ đồng. Tổng cộng, các cơ quan này đã tiết kiệm được khoảng 28.077 tỷ đồng. Trong đó, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường là những nơi đạt hiệu quả cao nhất.
63 tỉnh thành phố trên cả nước cũng được công bố chi tiêu tiết kiệm được gần 6.200 tỷ đồng và quản lý chặt chẽ đầu tư xây dựng, tiết kiệm được thêm 3.655 tỷ đồng. Tổng cộng đã có hơn 9.850 tỷ đồng được tiết kiệm. Trong đó Hà Nội, Lào Cai, Cần Thơ, Bắc Giang, Bình Dương là những tỉnh thành chi tiêu ngân sách có kế hoạch và tiết kiệm được nhiều nhất.
Nhằm tiếp tục tăng cường tiết kiệm trong bối cảnh thu ngân sách ngày càng khó khăn, đầu năm 2016, Thủ tướng đã ban hành Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí với mục tiêu sử dụng hiệu quả nguồn lực và góp phần tích cực bổ sung nguồn lực, thực hiện các mục tiêu tăng trưởng, phát triển kinh tế.
Cụ thể, các cơ quan sẽ thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể tiền lương và các khoản có tính chất lương) để tạo nguồn cải cách tiền lương. Trong đó, phấn đấu tiết kiệm tối thiểu 12% các khoản kinh phí chi hội nghị, hội thảo, tọa đàm, họp, chi tiếp khách, khánh tiết, tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm, sử dụng xăng xe, điện, nước, văn phòng phẩm, sách, báo, tạp chí...
Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn có thể bị chậm tiến độ
Báo điện tử Chính phủ dẫn báo cáo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cho biết một số hạng mục xây dựng nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) đang chậm tiến độ, có thể kéo tiến độ chung của nhà máy chậm khoảng 4 tháng.
Theo kế hoạch dự kiến trước đó, nhà máy sẽ hoàn thành phần cơ khí để chạy thử vào tháng 11/2016, đến tháng 7/2017 sẽ bắt đầu đưa vào vận hành thương mại.
Trước đó vào trung tuần tháng 4, hãng tin KUNA (Kuwait) dẫn lời Công ty Dầu khí Quốc tế Kuwait (KPI), một trong bốn nhà đầu tư của dự án này, cho biết nhà máy này đã hoàn thành 80% tiến độ xây dựng.
Về vần đề tiêu thụ sản phẩm, tại buổi làm việc với các bộ ngành vào ngày 21/6, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị Bộ Công Thương, các bộ, ngành làm việc với các doanh nghiệp đầu mối để có kế hoạch phân phối các sản phẩm của nhà máy lọc dầu trong nước, bảo đảm tiêu thụ những sản phẩm mà các nhà máy trong nước sản xuất, chế biến.
Phó Thủ tướng cũng lưu ý rằng, khi lên phương án tiêu thụ sản phẩm dầu khí trong nước phải bảo đảm hài hoà được lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và người dân.
Ngoài ra, Phó Thủ tướng còn yêu cầu xác định rõ tổng mức hỗ trợ, ưu đãi đối với Nhà máy theo từng năm, từng kịch bản giá dầu, nhằm có giải pháp tháo gỡ khó khăn, bảo đảm hiệu quả dự án.
Khởi công xây dựng năm 2013 tại khu kinh tế Nghi Sơn thuộc huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá, nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn được xác định là công trình trọng điểm của ngành dầu khí, huy động các nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước tham gia đầu tư.
Chủ đầu tư nhà máy là Công ty TNHH Lọc hoá dầu Nghi Sơn (NSRP), trong đó PVN góp 25,1% vốn, Công ty Dầu khí quốc tế Kuwait và Công ty Idemisui Kosan Nhật Bản góp cùng tỷ lệ 35,1%, còn Công ty Hoá chất Mitsui Nhật Bản 4,7%.
Sản phẩm của nhà máy gồm khí hoá lỏng LPG, xăng, diesel, dầu hoả/nhiên liệu máy bay... chủ yếu sử dụng cho thị trường trong nước.
Theo NSRP, tổng công suất nhà máy khi đưa vào hoạt động ước tính khoảng 200.000 thùng dầu/ngày, tương đương khoảng 10 triệu tấn dầu thô/năm. Nguồn nguyên liệu đầu vào sẽ đến từ Kuwait. Một khi hoàn tất, dự án này sẽ nâng tổng công suất lọc dầu của Việt Nam lên 340.000 thùng/ngày.
Năm ngoái, Tổng Giám đốc của NSRP kiêm đại diện của Idemitsu là ông Kazutoshi Shimmura đã trả lời với Nikkei rằng các cổ đông còn đang có ý định tăng gấp đôi công suất dự án lên 400.000 thùng/ngày sau khi xem xét lại tiềm năng của thị trường Việt Nam.
Hiện công suất nhà máy lọc dầu Dung Quất mới chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu tiêu thụ tại Việt Nam.
DN nhỏ và vừa, Startup được Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế
Bộ Tài chính đang dự thảo tờ trình Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị quyết 35/2016 của Chính phủ về một số giải pháp thuế nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).
Theo Nghị quyết 35 về phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, Bộ Tài chính có phương án tháo gỡ khó khăn về thuế cho doanh nghiệp ngay trong năm 2016; xử lý nợ chậm nộp cho doanh nghiệp gặp khó khăn khách quan, nghiên cứu giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, giảm 50% thuế thu nhập cá nhân cho lao động một số lĩnh vực…
Bộ Tài chính cho hay, để tiếp tục khuyến khích DNNNVV phát triển và lớn mạnh hơn nữa, trên cơ sở cân đối Ngân sách Nhà nước năm 2016 và 2017, Bộ Tài chính đưa ra phương án đề xuất Chính phủ trình Quốc hội.
Theo đó, bổ sung quy định giảm thuế suất phổ thông áp dụng cho đối tượng DN này với hai phương án:
Phương án 1, áp dụng thuế suất phổ thông 17% từ 1-1-2016 đến hết năm 2020 cho DNNVV.
Phương án 2, áp dụng thuế phổ thông 15% từ 1-1-2016 đến 2020. Mức thuế phổ thông hiện nay đang áp dụng là 20%.
Theo Bộ Tài chính, các phương án trên dự kiến sẽ giảm thu ngân sách năm 2016 và các năm tiếp theo nhưng sẽ được bù đắp tăng thu từ các loại thuế gián thu và thuế TNCN. Đặc biệt việc giảm thuế này sẽ góp phần tạo điều kiện cho các DN tái đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, từ đó tăng thu từ thuế TNDN vào giai đoạn tiếp theodo doanh nghiệp có điều kiện để tái đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, việc giảm thuế suất phổ thông đối với DNNVV sẽ đảm bảo tính cạnh tranh, hấp dẫn thu hút dầu tư so với các nước khác. Tiêu chí xác định DNNVV được áp dụng giảm thuế là DN có tổng doanh thu năm trước liền kề không quá 20 tỉ đồng.
Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đề xuất phương án giảm thuế TNDN cho các DN khởi nghiệp mới thành lập có dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ưu đãi hoặc tại các khu vực kém phát triển, nông thôn, vùng sâu, vùng xa: áp thuế TNDN 10% trong 15 năm; miễn thuế trong 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với dự án mới.
Liên quan đến việc xử lý nợ thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, Bộ Tài chính đề xuất xóa nợ nhưng phải đảm bảo bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, không phân biệt đối xử; xóa tiền chậm nộp đối với trường hợp do nguyên nhân bất khả kháng không có tiền để nộp thuế; xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với các DN đã giải thể, phá sản, cá nhân kinh doanh đã chết, mất tích.
DNNVV vẫn luôn là mục tiêu trọng tâm của các chính sách phát triển kinh tế ở những quốc gia đang phát triển (trong đó có Việt Nam). Chính phủ nhiều nước đã thông qua các chính sách và chương trình hỗ trợ trên các phương diện khác nhau, trong đó tập trung vào các chính sách như: tín dụng ưu đãi, bảo lãnh tín dụng, miễn giảm thuế, hỗ trợ đổi mới khoa học…
Giảm thuế cho DN khởi nghiệp
Bên cạnh đó, việc giảm thuế suất phổ thông đối với DNNVV sẽ đảm bảo tính cạnh tranh, hấp dẫn thu hút dầu tư so với các nước khác. Tiêu chí xác định DNNVV được áp dụng giảm thuế là DN có tổng doanh thu năm trước liền kề không quá 20 tỉ đồng.
Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đề xuất phương án giảm thuế TNDN cho các DN khởi nghiệp mới thành lập có dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ưu đãi hoặc tại các khu vực kém phát triển, nông thôn, vùng sâu, vùng xa: áp thuế TNDN 10% trong 15 năm; miễn thuế trong 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với dự án mới.
Tại Việt Nam, Chính phủ đang đẩy mạnh và khuyến khích doanh nghiệp, cá nhân “khởi nghiệp” nên xu hướng sắp tới sẽ tiếp tục hình thành thêm nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp mới.(NĐH)