Rà soát việc thực hiện Chiến lược tài chính đến 2020
Lạng Sơn: Khởi tố 52 đối tượng liên quan đến buôn lậu
Sẽ chấm dứt tình trạng nơi thừa, nơi thiếu tiền hoàn thuế GTGT
Phát hiện xe khách vận chuyển 1,3 tấn phụ gia, thực phẩm không rõ nguồn gốc
137 dự án 'chết lâm sàng' tại TP HCM trước cơ hội M&A
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh 03-07-2016
- Cập nhật : 03/07/2016
Chính thức nâng hạn mức rút tiền tại ATM từ 1/7
NHNN vừa ban hành Thông tư 20/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36/2012/TT-NHNN quy định về trang bị, quản lý, vận hành và đảm bảo an toàn hoạt động của các máy giáo dịch tự động (ATM).
Một trong những điểm sửa đổi bổ sung đáng chú ý là Thông tư 20 đã nâng hạn mức rút tiền tại các máy ATM.
Cụ thể, theo quy định của Thông tư 20, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không được áp hạn mức cho một lần rút tiền tại ATM thấp hơn 5 triệu đồng đối với giao dịch nội mạng và 3 triệu đồng đối với giao dịch liên ngân hàng thay vì hạn mức chung là 2 triệu đồng như trước đây.
Liên quan đến các quy định cụ thể về ATM, Thông tư 20 còn bổ sung yêu cầu: Tại nơi đặt ATM phải có bản hướng dẫn khách hàng sử dụng ATM, các dịch vụ cung cấp tại ATM, các loại phí liên quan bên cạnh yêu cầu phải có hướng dẫn hoặc biểu tượng để nhận biết các loại thẻ được chấp nhận thanh toán, tên hoặc số hiệu ATM như quy định trước đây. Tất cả nhưng nội dung này thể hiện dưới dạng bản in hoặc trên màn hình ATM.
Ngoài ra, Thông tư 20 còn sửa đổi, bổ sung các quy định về: Trang bị lần đầu hệ thống ATM; Lắp đặt, thay đổi địa điểm, thay đổi thời gian, chấm dứt hoạt động ATM...
Thông tư 20/2016/TT-NHNN có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016.
TP.HCM: Điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Tây Bắc
Theo tin từ UBND TP.HCM, UBND thành phố vừa giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc phối hợp với UBND huyện Củ Chi và Ban Quản lý Đầu tư - Xây dựng Khu đô thị Tây Bắc điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Tây Bắc.
Bản đồ ranh các khu vực dân cư tập trung hiện hữu điều chỉnh giữ lại cải tạo chỉnh trang sẽ được công bố công khai chậm nhất là cuối tháng 7/2016 và thủ tục hồ sơ điều chỉnh chính thức quy hoạch khu đô thị Tây Bắc hoàn tất chậm nhất là cuối tháng 12/2016.
UBND TP.HCM cũng chấp thuận chọn Trung tâm Thông tin Quy hoạch (thuộc Sở Quy hoạch - Kiến trúc) là đơn vị tư vấn thực hiện công tác rà soát, đề xuất phương án điều chỉnh sơ bộ quy hoạch Khu đô thị Tây Bắc.
Còn “nói xấu” nhau đừng nói đến phát triển
Sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các đại lý đã khiến việc lãi - lỗ trở thành yếu tố quan trọng quyết định lựa chọn của khách hàng, gây ảnh hưởng tới hoạt động của DN bảo hiểm.
Các DN đều tỏ ra lạc quan khi nhận định về triển vọng ngành trong năm 2016, không có DN nào lựa chọn phương án “không thay đổi” hay “xấu hơn năm 2015”. Đó là thông tin khảo sát mà CTCP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) đưa ra trong buổi công bố Top 5 công ty bảo hiểm nhân thọ và Top 10 công ty bảo hiểm phi nhân thọ uy tín năm 2016.
Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý giám sát bảo hiểm, tổng doanh thu phí toàn thị trường năm 2015 ước đạt 68.688 tỷ đồng, tăng 23,45% so với năm 2014. Đến hết năm 2015, tổng doanh thu toàn thị trường bảo hiểm đạt khoảng 2% GDP.
Nhìn nhận đây là tín hiệu đáng mừng, bước đệm cho sự phát triển nhanh của ngành trong các năm tiếp theo nhưng kết quả nghiên cứu độc lập của Vietnam Report cũng chỉ ra những thách thức không dễ hoá giải của các công ty bảo hiểm trong thời gian tới.
Ví như trong Top 5 công ty bảo hiểm nhân thọ uy tín có đến 4 công ty bảo hiểm nước ngoài. Ngay cả Bảo Việt nhân thọ cũng có cổ đông chiến lược là Sumitomo Life (Nhật Bản). Điều này cho thấy, trên sân chơi bảo hiểm nhân thọ hầu hết là các DN ngoại có kinh nghiệm, có đội ngũ chuyên gia cao cấp và có khả năng thiết kế các gói sản phẩm hợp lý đòi hỏi chi phí rất lớn.
Thêm vào đó, các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ thường có thời hạn hợp đồng dài, các đối tượng khách hàng khác nhau, hợp đồng khác nhau… nên rất khó DN Việt nào có thể cạnh tranh được với DN ngoại.
Với Top 10 công ty bảo hiểm phi nhân thọ uy tín lại chỉ có mặt các công ty trong nước, bao gồm 6 DN Nhà nước, còn lại là tư nhân. Mặc dù không có yếu tố ngoại, nhưng cạnh tranh trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ luôn diễn ra rất gay gắt, chủ yếu vẫn là cạnh tranh hạ phí, mở rộng điều khoản điều kiện bảo hiểm dưới chuẩn.
Như vậy, khi Việt Nam hội nhập sâu hơn vào kinh tế toàn cầu, sẽ có nhiều loại hàng hóa và DN vào hoạt động tại Việt Nam, đòi hỏi các DN phi nhân thọ cần nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh để tăng trưởng và phát triển.
Đáng nói là khảo sát ý kiến người tiêu dùng về các sản phẩm/dịch vụ bảo hiểm hiện nay tại Việt Nam cho thấy khách hàng thường lựa chọn công ty bảo hiểm dựa trên yếu tố tiên quyết là phải có năng lực tài chính mạnh, kinh doanh tốt, đồng nghĩa với việc doanh thu cao và tăng trưởng đều, vốn nhiều, thị phần lớn… như một phần đảm bảo cho khả năng thanh toán các hợp đồng bảo hiểm của công ty.
Ngoài ra, họ cũng rất chú ý đến thông tin về công ty từ bạn bè, báo chí, internet... Đa phần các DN bảo hiểm được khảo sát cũng cho rằng, ngoài nhận thức của người dân về bảo hiểm, uy tín công ty và cạnh tranh trong ngành là các yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động kinh doanh của DN bảo hiểm.
Nhưng trong thực tế, các DN bảo hiểm thường phải chi những khoản “khó đừng” cho việc mở rộng thị trường, quảng bá thương hiệu, hoa hồng… và đặc biệt là những sản phẩm chưa đáo hạn nên lợi nhuận thường không cao, thậm chí có khi bị lỗ (so với các DN trong lĩnh vực tài chính, NH, bất động sản…). Đặc biệt, sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các đại lý đã khiến việc lãi - lỗ trở thành yếu tố quan trọng quyết định lựa chọn của khách hàng, gây ảnh hưởng tới hoạt động của DN bảo hiểm.
Bởi vậy, Vietnam Report chỉ ra trong thời gian tới đây, việc hợp tác giữa các DN bảo hiểm cần được đề cao hơn nữa. Thay vì “nói xấu” lẫn nhau, các DN cần cạnh tranh công bằng bằng chất lượng, sự đa dạng hay những lợi ích mang lại cho khách hàng của các sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm sẽ góp phần lành mạnh hóa thị trường, đồng thời tác động ngược trở lại giúp cải thiện nhận thức của người dân và nâng cao uy tín của các công ty bảo hiểm, hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững trong tương lai.
Bộ Tài chính yêu cầu tăng cường quản lý thu phí, lệ phí
Trong thời gian qua, Bộ Tài chính nhận được phản ánh về những tồn tại trong hoạt động thu phí, lệ phí của các đơn vị thu phí, lệ phí (trong đó có phí sử dụng đường bộ hoàn vốn các dự án BOT) như: Thu phí nhưng không xuất biên lai (hoặc hóa đơn); thu tiền mức cao hơn số phí ghi trên biên lai; kê khai phí, lệ phí không đúng với số tiền phí, lệ phí thu được…
Để khắc phục tình hình này, đồng thời tăng cường công tác quản lý thu phí, lệ phí; đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng trong hoạt động thu phí, lệ phí, Bộ Tài chính yêu cầu Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện và chỉ đạo Chi cục Thuế trực thuộc tăng cường công tác quản lý hoạt động (in, phát hành, sử dụng biên lai, hóa đơn thu phí, lệ phí; kê khai, thu, nộp, quyết toán phí, lệ phí, thuế,…) của các đơn vị thu phí, lệ phí (trong đó, có các đơn vị thu phí sử dụng đường bộ hoàn vốn các dự án BOT) trên địa bàn quản lý.
Đồng thời, xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý các trường hợp vi phạm trong hoạt động thu phí, lệ phí và kê khai nộp thuế, phí, lệ phí.