Tín dụng tiền đồng tăng 8,11%, tín dụng ngoại tệ giảm 4,64%
Giải đáp về ưu đãi thuế cho phát triển CNTT
Huy động thêm 50,2 nghìn tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong tháng 6
Ngân sách mất trắng hơn 15.000 tỷ tiền thuế
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh 04-07-2016
- Cập nhật : 04/07/2016
Tàu ngầm Hoàng Sa lần đầu chạy thử trên biển
Tàu ngầm Hoàng Sa do chính cha đẻ Nguyễn Quốc Hòa điều khiển hạ thủy trên vùng biển Đông Bắc của tổ quốc chạy thử nghiệm vào sáng nay, 3/7. Ảnh: GC.
8h sáng 3/7, tàu ngầm Hoàng Sa của doanh nhân Thái Bình được chạy thử nghiệm trên vùng biển đông bắc Việt Nam dưới sự hỗ trợ của Bộ Quốc phòng và lực lượng Hải quân. Hội đồng thẩm định từ Bộ Quốc phòng sẽ trực tiếp đánh giá chất lượng, do vậy tàu sẽ lặn và nổi trong nhiều giờ liên tục.
Trước khi xuống tàu, ông Hòa cho hay, để được ra biển chạy thử, đứa con tinh thần của ông đã vượt qua cả chục lần thử nghiệm trong bể, rồi ra hồ sâu 4 m. Đặc biệt, tàu Hoàng Sa đã vượt qua kỳ “sát hạch” 2 ngày khắt khe của Hội đồng giám khảo do Bộ Quốc phòng lập, với các bài chạy nổi, chạy ngầm, chạy vòng tròn, lùi, xử lý đâm va khi chạy ngầm…
"Buổi sát hạch thành công, Hội đồng kết luận tàu Hoàng Sa đáp ứng đủ tiêu chuẩn an toàn để ra biển chạy thử nghiệm", ông Hoà khẳng định.
Ông Nguyễn Quốc Hòa phấn khởi khi tàu Hoàng Sa vượt qua kỳ sát hạch 2 ngày trước khi được ra biển. Ảnh:GC.
"Tôi rất mừng và cảm kích trước sự ủng hộ của Nhà nước, Bộ Quốc phòng, Quân chủng Hải quân... tạo điều kiện để những người đam mê nghiên cứu khoa học và sáng chế như chúng tôi được thực hiện ước mơ, góp phần nhỏ phụng sự đất nước", ông Hòa nói.
Năm 2014, ông Nguyễn Quốc Hòa, Giám đốc Công ty chế tạo cơ khí Quốc Hòa, ở thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình chế tạo tàu ngầm mini mang tên Trường Sa. Một năm sau, ông Hòa cùng đội kỹ sư của mình nghiên cứu chế tạo tàu ngầm thứ hai mang tên Hoàng Sa. Con tàu được ông Hòa đánh giá ưu việt hơn tàu Trường Sa bởi kích thước nhỏ gọn và được bổ sung nhiều tính năng.
Tàu ngầm Hoàng Sa được thiết kế bằng thép, nặng 9 tấn, dài 7 mét, ngang 2,5 mét, cao hơn một mét. Tàu có vận tốc tối đa 15 hải lý/giờ và có thể lặn sâu 50 m. Thời gian lặn theo tính toán là 3 ngày 3 đêm. Tàu có sức chứa 2 người.
Thủ tướng phê chuẩn nhân sự chủ chốt hàng loạt địa phương
Nhân sự lãnh đạo các địa phương như Hà Nội, Sơn La, Hoà Bình, Phú Thọ, Quảng Nam... vừa chính thức được Thủ tướng phê chuẩn trong tuần qua.
Thủ tướng phê chuẩn hàng loạt chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh
Làm rõ thông tin xà xẻo tiền hỗ trợ hạn mặn cho dân
Gia hạn miễn thị thực cho công dân 5 nước Tây Âu
Thủ tướng Chính phủ vừa cho phép kéo dài thời gian xuất Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp số tiền 1.177,33 tỷ đồng thuộc kế hoạch 2015 chưa thực hiện sang năm 2016 để tiếp tục giải ngân cho các dự án thuộc Đề án “Đầu tư xây dựng mới 5 bệnh viện, viện tuyến trung ương và tuyến cuối đặt tại thành phố Hồ Chí Minh”.
Kiểm tra phản ánh việc thành lập Công ty cổ phần Hàng không SkyViet
Khám xét nhà nguyên chủ tịch, phó chủ tịch TP.Vũng Tàu
Hàng loạt các quyết định sai phạm về cấp phép chuyển mục đích sử dụng đất
Theo hồ sơ điều tra của công an, tại dự án Metropotlitan, từ ngày 17/12/2010 đến ngày 18/1/2011, ông Phan Hòa Bình và Trương Văn Trí ký 40 hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất với tổng diện tích hơn 200 nghìn m2cho mười cá nhân góp vốn vào Công ty cổ phần địa ốc An Khang để thực hiện dự án Metropolitan.
Tại dự án Tổ hợp dịch vụ và nhà ở cao cấp Khang Gia Hân (P.11, TP.Vũng Tàu), từ ngày 22/12/2010 đến 18/1/2011, hai người này cũng đã ký ban hành tám quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất với tổng diện tích hơn 16 nghìn m2cho các cá nhân để góp vốn vào Công ty cổ phần đầu tư Khang Gia Hân.
Tại dự án Vườn Xuân (P.12, TP.Vũng Tàu), do Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Đông Dương làm chủ đầu tư, từ ngày 20/12 đến ngày 30/12/2010, ông Trí đã ký 23 quyết định cho phép các cá nhân chuyển mục đích sử đụng đất với diện tích hơn 27 nghìn m2.
Một cán bộ điều tra của Bộ công an cho biết, các quyết định chuyển mục đích sử dụng đất của ông Bình và Trí đều có nhiều sai phạm, cần xử lý nghiêm để răn đe, phòng ngừa.
Đối với ông Nguyễn Thanh Sơn, khi tiếp nhận hồ sơ xin phê duyệt chi tiết 1/500 dự án Metropolitan đã không căn cứ vào quy hoạch chi tiết 1/2000 khu dân cư Bắc sân bay, quy hoạch chi tiết 1/500 trục đường 51B-51C, mà chỉ căn cứ vào quy hoạch 1/500 do Công ty Khang An cung cấp để đề xuất ông Phan Hòa Bình ký phê duyệt. Do đó, quy hoạch chi tiết 1/500 dự án Metropolitan đã bao trùm lên cả phần đất công của nhà nước và phần đất ở ổn định của các hộ dân.
Dịch vụ tắm lợn và đường đi của thịt lợn chết vào mâm cơm người lao động
Theo điều tra của PV, lợn trước khi được vận chuyển từ điểm thu mua đến các lò giết mổ, đều bắt buộc phải làm vệ sinh tắm rửa. Thế nhưng, điều đáng nói, những điểm tắm lợn này cũng kiêm luôn dịch vụ thu mua lợn chết…
Tắm lợn kiêm “thu mua lợn chết”?
Theo ghi nhận của PV, tại khu vực này, nhiều khu nhà chòi tạm bợ được dựng lên làm điểm kinh doanh dịch vụ tắm lợn. Điều đáng nói, các chòi này cũng kiêm luôn nhiệm vụ làm “chân rết”, thu thập lợn chết từ đầu mối cho các chủ lò mổ. Những điểm tắm lợn này thậm chí ghi rất rõ biển hiệu “dịch vụ tắm lợn, thu mua lợn chết”.
Mỗi ngày có hàng chục chuyến xe tải chở lợn đi qua, dừng đỗ ở khu vực này để tắm rửa sạch sẽ cho lợn trước khi đưa vào lò mổ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Sau khi tìm hiểu người dân quanh khu vực, PV đã vào vai một tiểu thương muốn mua lợn chết về làm hàng và thâm nhập, để tìm hiểu cách thức hoạt động của những cơ sở này.
Theo tiết lộ của ông M. (chủ một cơ sở tắm lợn), ông và một số người dân ở đây mở dịch vụ tắm lợn kiêm thu mua lợn chết giá rẻ của các tuyến xe tải. Sau đó, hàng được giao cho một chủ lò mổ ở địa bàn xã Phật Tích (huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) chứ không trực tiếp giết mổ. Ông M. cho biết, cửa hàng của ông mỗi ngày có hàng chục chuyến xe chở lợn đi qua, chủ yếu chở vào lò giết mổ gần các khu công nghiệp ở Bắc Ninh. Quãng đường vận chuyển xa, không gian chật chội, thời tiết thất thường, nên mỗi chuyến xe phải có ít nhất 1 con lợn chết, chuyến nhiều có đến vài con.
Ông M. làm nhiệm vụ thu mua lợn chết hàng ngày. Cứ tối đến lại có người đến mua hàng. Được biết, giá lợn chết khoảng 30 ngàn đồng/kg, sau đó ông bán cho chủ lò mổ tên L. với giá 40-45 ngàn đồng/kg. Tiếp theo, chủ lò giết mổ chế biến, pha lẫn thịt lợn chết và thịt “lợn sạch” giao bán cho một số khu công nghiệp của các địa bàn lân cận.
Để tiếp cận, PV đặt vấn đề muốn mua một số lượng thịt lớn đã giết mổ về làm hàng, nhưng lại sợ không có ai giới thiệu mình với ông T., nên nhờ ông M. giúp đỡ để tránh tình trạng đến nơi không mua được hàng. Sau một hồi đắn đo suy nghĩ, ông M. chấp thuận yêu cầu của PV và dặn: “Chú cứ hỏi thăm về nhà lão ấy, lão có hỏi thì bảo là anh em với M. “tắm lợn” ở chân cầu Phù Đổng là ông ấy sẽ tiếp”.
Ngay sáng hôm sau, theo lời chỉ dẫn của ông M., PV tìm đến thôn Phật Tích (xã Phật Tích) để đặt mối với cơ sở giết mổ của ông T.. Theo ghi nhận của PV, căn nhà ông T. nằm ở giữa xã Phật Tích. Phía sau nhà ông là lò mổ có quy mô khá lớn, bên trong những con lợn chết nằm ngổn ngang đang được 6 nhân công đang khẩn trương xả thịt.
Bãi đáp của “lợn bẩn”
Qua câu chuyện xã giao ban đầu, ông T. cho biết: “Nghề này tôi làm được hơn chục năm rồi. Tôi và mấy người bạn trong xã hùn vốn mở cái lò mổ này. Sau khi thấy kiếm ăn cũng được, nên tôi ngo ý mua đứt luôn chỗ này và làm đến bây giờ. Nghề tuy kiếm ăn được nhưng phải cẩn trọng, khách lạ tuyệt đối không tiếp. Hôm qua, ông M. cũng gọi điện nói qua rồi nên tôi cũng nắm được phần nào”.
Ông T. tiết lộ, cơ sở của ông giết mổ cả lợn sạch (lợn còn sống) lẫn lợn bẩn (lợn đã chết), nhưng bán ra ngoài thị trường thì không bao giờ có thịt lợn bẩn cả. Thấy tôi tỏ ý không hiểu, ông T. cười và giải thích luôn: “Sở dĩ như vậy là do lợn chết sau khi giết mổ sẽ được trộn lẫn với thịt lợn sạch theo tỉ lệ nhất định (thường thì 7 phần sạch, 3 phần bẩn) như vậy cũng hóa sạch hết, mắt thường không thể nhìn thấy được. Tôi nói thế chứ cậu yên tâm, chỗ quen biết tôi sẽ để riêng ra cho”.
Cũng theo ông T., mỗi ngày cơ sở của ông giết mổ khoảng 50 con lợn. Trước đây cơ sở của ông thường cung cấp cho những con buôn hoặc các quán ăn trên địa bàn TP.Bắc Ninh. Nhưng hiện tại, sau nhiều năm lăn lộn trong nghề, ông T. đã tìm được đầu ra rất tiềm năng, đó là tuồn thịt lợn chết vào các khu công nghiệp như KCN Đình Trám (Hiệp Hòa, Bắc Giang), KCN Quế Võ (tỉnh Bắc Ninh).
Việc tuồn thịt vào các khu công nghiệp này tưởng chừng khó nhưng theo ông T. thì rất đơn giản. Theo đó, ông sẽ cho người đến đặt mối với người quản lý bếp ăn ở các khu công nghiệp này. Lúc đầu, để tạo lòng tin, ông T. cho người giao thịt đảm bảo chất lượng (thịt sạch). Sau khi mối làm ăn đã vững, ông T. giở chiêu bài trộn thịt lợn sạch với thịt lợn bẩn để kiếm lời. Để việc làm ăn suôn sẻ, ông T. không ngại chung chi cho đội ngũ hậu cần của các khu công nghiệp này.
Ông T. cho biết thêm: “Để được làm ăn lâu dài, cái quan trọng nhất là mình phải bán với giá mềm đi một chút thì họ mới thích. Hiện tại, giá thịt lợn sạch rơi vào khoảng 80 ngàn đồng đến 110 ngàn đồng/kg tùy từng loại thịt, mình giao buôn rẻ đi một chút thì ai mà chẳng muốn mua. Hàng ngày, mỗi khu công nghiệp nhà tôi vận chuyển mấy tạ, nói chung là kiếm ăn cũng được. Chú cứ đánh vào kinh tế, thà lãi ít nhưng lại bán được nhiều hàng, còn hơn lãi nhiều mà ế. Con lợn 70kg là đã có lãi khoảng 1 triệu đồng”.
“Con lợn chết chú mua về không bỏ đi cái gì cả, da lợn thì có bọn mua bóng bì đến thu mua, xương thì xuất cho mấy quán ăn làm nước phở, nội tạng thì thương lái ở Tam Đa (huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) đến thu gom hết”, ông T. cho biết thêm.
Khi PV hỏi, thịt lợn chết bình thường trộn vào còn bán được chứ thịt lợn sề thường rất dai và có màu sắc khác lợn thường thì người mua biết ngay, làm sao tiêu thụ được. Ông T. cười rồi nói: “Chính ra lợn sề mới thu được nhiều lãi ấy chứ. Thứ nhất, giá lợn sề mua vào rẻ như cho, thứ hai là thêm ít phụ gia, màu phẩm là biến thành thịt bò ngay, mà thịt bò giá lại đắt”. Qua cuộc nói chuyện với ông T., chúng tôi mới biết được sự thật kinh hoàng, một số khu công nghiệp, nhà hàng tiêu thụ cả thịt “lợn bẩn” mà người ăn không hay biết.