tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh trưa 03-07-2016

  • Cập nhật : 03/07/2016

Không để lợi ích nhóm can thiệp vào thu chi ngân sách

Ngành tài chính phải chỉ đạo giảm các khoản chi không cần thiết như: giảm khánh tiết, hội nghị, đi nước ngoài, đi lễ hội,...

Đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2016 của Bộ Tài chính diễn ra vào ngày 2-7.

Theo đó, Phó Thủ tướng yếu cầu các tỉnh cần cân đối thu chi ngân sách, không đưa ra các chỉ tiêu ngân sách vượt quá khả năng của từng địa phương. Địa phương nào giảm thu thì cũng cần giảm chi tiêu.

pho thu tuong vuong dinh hue: "khong de loi ich nhom can thiep vao thu chi ngan sach". anh: tp

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: "Không để lợi ích nhóm can thiệp vào thu chi ngân sách". Ảnh: TP

"Tỉnh nào khả năng thu không đạt năm nay hoặc không đạt chỉ tiêu hội đồng nhân dân giao thì phải giảm chỉ tiêu chi tương ứng. Ngân sách trung ương không hỗ trợ địa phương như trước được. Nhất quyết không để tình trạng cứ chi tiêu rồi gây ra bội chi ngân sách địa phương rồi chạy lên trung ương nhờ hỗ trợ"- Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng cũng lưu ý, dư địa giảm chi ngân sách đang còn nhiều, do đó các đơn vị cần tiếp tục cắt giảm khoản chi không cần thiết như: giảm khánh tiết, hội nghị, đi nước ngoài, đi lễ hội,... Đồng thời, ông Huệ cũng lưu ý không để lợi ích nhóm can thiệp vào thu chi ngân sách. Văn phòng Chính phủ và Bộ Tư pháp cần giám sát chặt từ khâu xây dựng thể chế tới lúc thực thi. 

Theo báo cáo 6 tháng của Bộ Tài chính, thu ngân sách 6 tháng qua đạt 476.800 tỉ đồng, bằng 47% dự toán. Tổng chi ngân sách sau 6 tháng là 562.500 tỉ đồng, tăng 4,9% so cùng kỳ năm 2015. Bội chi ngân sách ở mức 85.600 tỉ đồng.

Dung Quất bán 45,5% cổ phần tại PVBuilding

 Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR - quản lý nhà máy lọc dầu Dung Quất) đã công bố bán đấu giá phần vốn nhà nước ra công chúng. 

Theo đó, trên 7,9 triệu cổ phần tại Công ty cổ phần Nhà và thương mại Dầu khí (PVBuilding - tương đương 45,53% vốn điều lệ) được bán với giá khởi điểm 12.200 đồng/cổ phần.

Hiện tại, BSR đang nắm giữ 96,53% vốn điều lệ của PVBuilding

Theo ông Trần Ngọc Nguyên - tổng giám đốc BSR, công ty dự kiến giảm số cổ phần nắm giữ tại PVBuilding xuống còn 51% theo phương án tái cơ cấu, đồng thời chuẩn bị đưa PVBuilding thành công ty đại chúng, niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Hiện PVBuilding đang kinh doanh 3 lĩnh vực chính là sản xuất và kinh doanh các sản phẩm bao bì; thương mại (kinh doanh hạt nhựa PP và các loại hạt nhựa khác); dịch vụ hậu cần (dịch vụ quản lý nhà ở, nhà hàng, lưu trú).

Công ty hiện đang cung cấp 100% sản phẩm bao PE 3 lớp cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất và sắp tới có thể cung cấp cả cho Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn…

Buổi bán đấu giá sẽ diễn ra sáng 12-7 tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội.


Thừa Thiên - Huế kêu gọi đầu tư 30 dự án trọng điểm

Ngày 2-7, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế và Bộ Ngoại giao phối hợp tổ chức tọa đàm xúc tiến đầu tư nước ngoài vào tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Có 30 dự án trọng điểm được Thừa Thiên - Huế kêu gọi đầu tư lần này, bao gồm các lĩnh vực có thế mạnh như dịch vụ du lịch; hạ tầng khu công nghiệp, hạ tầng khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô; công nghiệp hỗ trợ (phụ trợ dệt may), giáo dục, y tế và công nghiệp công nghệ cao (IT, công nghệ sinh học, công nghệ nano, năng lượng); nông nghiệp; thủy sản - đặc biệt là các dự án đầu tư phát huy lợi thế của đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.

Thừa Thiên - Huế có nhiều chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư như ưu đãi về thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp; được giao đất, cho thuê đất, được miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất…Khoảng 60 nhà đầu tư đến từ các nước và lãnh thổ như Anh, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore đã đi khảo sát thực địa tại các vùng trọng điểm kêu gọi đầu tư và khảo sát các tua tuyến du lịch gắn với quần thể di tích cố đô Huế và đầm phá Tam Giang.

Đến nay, Thừa Thiên - Huế có 67 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được cấp giấy phép đầu tư, với tổng số vốn đăng ký khoảng 2 tỉ USD.


Formosa kêu oan vì bị truy thu thuế 31 tỉ đồng

 Bị yêu cầu nộp bổ sung thuế 31 tỉ đồng nhưng Formosa không tâm phục khẩu phục và cũng không chịu nộp thuế.

Việc thu thuế bổ sung với Formosa là do cơ quan chức năng ghi nhận có phát sinh chênh lệch giữa lượng tồn kho hàng nhập khẩu tại công ty so với lượng tồn kho trên hồ sơ khai báo hải quan.

Theo đó, Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa đã có văn bản gửi Bộ Tài chính về việc không đồng ý nộp bổ sung thuế theo quyết định của Cục kiểm tra sau thông quan (Tổng cục Hải quan) ngày 12-5-2016.

Lý do phản đối quyết định nộp bổ sung thuế được Formosa nêu ra là theo kết luận kiểm tra sau thông quan của Chi cục kiểm tra sau thông quan (Cục Hải quan Đồng Nai) "lượng NPL tồn kho thực tế tại công ty đến cuối năm 2010 thiếu hụt so với lượng tồn NPL chưa thanh khoản đến 31-12-2010 theo hồ sơ thanh khoản". Do đó, Formousa phải nộp bù thuế.

Tuy nhiên, doanh nghiệp này cho biết chưa thấy có quy định nào hướng dẫn về việc phải tách riêng nguyên liệu nhập sản xuất hàng xuất khẩu và nhập kinh doanh. Vì vậy hằng tháng, công ty in bảng báo cáo tổng lượng nguyên liệu tồn kho (bao gồm nguyên liệu nhập sản xuất hàng xuất khẩu và nhập kinh doanh) trên hệ thống máy tính để đối chiếu với lượng tồn trên báo cáo thanh khoản nhằm tránh phát sinh chênh lệch tồn kho, tránh vi phạm quy định của hải quan.

Tuy nhiên, quyết định của đoàn kiểm tra sau thông quan của hải quan ban hành ngày 12-5-2016 lại căn cứ theo tỷ lệ kim ngạch nhập khẩu các loại nguyên liệu giữa hai loại hình nhập kinh doanh và nhập sản xuất để xuất khẩu để tính lượng tồn kho thực tế. Từ đó, yêu cầu Formosa nộp bù thuế cho phần chênh lệch giữa nguyên liệu nhập sản xuất để xuất khẩu tồn kho trên báo cáo thanh khoản và lượng tồn kho thực tế với số tiền hơn 31 tỉ đồng.

nha may cua formosa o ha tinh. anh tl

Nhà máy của Formosa ở Hà Tĩnh. Ảnh TL

Formosa đề nghị hải quan giải thích về cách tính của đoàn kiểm tra là dựa theo quy định cụ thể nào, tại sao chỉ dựa vào tỷ lệ kim ngạch nhập khẩu mà xác định được tồn koh tại một thời điểm. Doanh nghiệp này cũng cho rằng nếu theo cách tính của đoàn kiểm tra, sẽ xảy ra chênh lệch tồn kho ở bất kỳ thời điểm nào cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra DN.

Formosa cũng cho biết hầu hết nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu của công ty đều có thuế suất 0%. Nếu nhập loại hình kinh doanh, công ty cũng chỉ đóng thuế GTGT và sẽ được khấu trừ, hoàn lại thuế ở cơ quan thuế địa phương. Do đó, Formosa khẳng định không bao giờ cố ý khai theo loại hình sản xuất hàng xuất khẩu để nhằm mục đích không nộp thuế.

Trước đó, cơ quan hải quan kiểm tra sau thông quan tại Formosa, nhận thấy phát sinh chênh lệch giữa lượng tồn kho tại công ty so với lượng tồn kho trên hồ sơ khai báo hải quan tính đến thời điểm 31-12-2014 hơn 31 tỉ đồng. Trong đó, thuế nhập khẩu là 335,9 triệu đồng, thuế GTGT là 30,7 tỉ đồng.

Lý do được cơ quan Hải quan đưa ra đó là do Formosa đã "không khai/khai không đúng dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, được hoàn".


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục