tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh 29-06-2016

  • Cập nhật : 29/06/2016

Nặng "gánh" GDP 6 tháng cuối năm: Phải tăng 7,6% mới đạt!

GDP 6 tháng đầu năm chỉ vỏn vẹn 5,52%. Mặc dù cao hơn giai đoạn 2012-2014 nhưng lại chững lại so với mức tăng năm 2015 (6,32%).

Sáng ngày 28/6/2016, Tổng cục Thống kê đã tổ chức họp báo về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2016. Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2016 thấp hơn so với cùng năm kỳ năm 2015, dù vẫn ở mức cao hơn giai đoạn 2012-2014.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2016 ước tính tăng 5,52% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, quý 1 tăng 5,48%, còn quý 2 tăng 5,55%.

Ghi nhận trong 6 tháng đầu năm 2016, ngành khai khoáng có tốc độ tăng trưởng rất thấp. Cụ thể, khai thác dầu thô giảm 6,1%; khai thác than tăng 3%, khai thác khí tăng 5,9%. Tính chung, ngành khai khoảng giảm 2,2%; trong khi tốc độ tăng trưởng năm trước đạt 8,5%.

Ông Phạm Đình Thúy, Vụ trưởng Vụ Thống kê doanh nghiệp đưa ra dự báo tốc độ tăng của ngành khai khoáng còn giảm hơn nhiều, theo kế hoạch của các nhà sản xuất. Nguyên nhân không đến từ hoạt động kinh doanh kém hiệu quả mà chủ yếu do điều kiện khai thác và nguồn tài nguyên tiếp cận khó khăn hơn ở cả ba lĩnh vực than, dầu, khí. Như đối với khai thác dầu, ông Thúy cho biết dự kiến trữ lượng dầu sẽ khai thác hết vào năm 2035, tức 19 năm nữa.

Cùng với ngành khai khoáng, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản cũng giảm 0,78% trong 6 tháng đầu năm. Đây là hai ngành chính kéo GDP 6 tháng đầu năm tăng trưởng thấp.

Công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành quan trọng và được dự báo sẽ phát triển tốt trong 6 tháng cuối năm và các năm tới, dự kiến bù đắp cho lĩnh vực khai khoáng. Hai năm gần đây, tăng trưởng chế biến chế tạo khá cao, là tiền đề để đưa Việt Nam theo hướng hiện đại .

GDP 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ đã chững lại trong năm 2016

Vói mức tăng trưởng thấp trong 6 tháng đầu năm, Tổng cục Thống kê cho biết để đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,7% mà Chính phủ đề ra đầu năm thì GDP 6 tháng cuối năm phải đạt khoảng 7,6% hoặc trên đó.

Đây là mức tăng trưởng cao trong bối cảnh của năm 2016 còn nhiều khó khăn. Tốc độ tăng trưởng GDP thấp sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch 2016-2020 đã đề ra. Tuy nhiên, đại diện Tổng cục Thống kế cũng cho biết ảnh hưởng này là không lớn. Giai đoạn 2017-2020, nếu các khó khăn được tháo gỡ, các giải pháp của Chính phủ được thực hiện tốt, các hiệp định thương mại có hiệu lực, kinh tế thế giới phục hồi sẽ tác động tích cực đến tăng trưởng Việt Nam.

TPHCM: Đầu tàu không thể chạy mãi bằng than đá hay dầu diesel

thu tuong nguyen xuan phuc da cung cac bo nganh lang nghe, ban bac thau dao nhieu van de lien quan den tinh hinh kinh te -xa hoi cua tphcm.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cùng các bộ ngành lắng nghe, bàn bạc thấu đáo nhiều vấn đề liên quan đến tình hình kinh tế -xã hội của TPHCM.

Nới rộng thời gian làm việc suốt buổi chiều đến tận 19g ngày 27-6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cùng các bộ ngành lắng nghe, bàn bạc thấu đáo nhiều vấn đề liên quan đến tình hình kinh tế -xã hội của TP.HCM.

Cùng tham dự có các phó thủ tướng Trương Hòa Bình, Vương Đình Huệ, Vũ Đức Đam, các bộ trưởng và thành viên Chính phủ. Về phía TP.HCM có Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong, đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành.

Tại buổi làm việc này, lãnh đạo TP.HCM đã đề đạt lên Thủ tướng 7 nhóm kiến nghị với 28 kiến nghị chi tiết về phân cấp ủy quyền, cơ chế tài chính đặc thù, tổ chức bộ máy, đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng, đảm bảo an ninh trật tự cho TP.HCM.

Đầu tàu không thể chạy mãi bằng than đá hay dầu diesel

Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng cho rằng giải quyết cơ chế chính sách cho TP.HCM chính là giải quyết cơ chế cho cả nước. Tất cả kiến nghị của TP hôm nay trình lên Thủ tướng đều căn cứ nghị quyết 16 của Bộ Chính trị trên tinh thần cho phép TP.HCM thí điểm tất cả vấn đề luật chưa có, chưa quy định. “Sau 40 năm, TP.HCM luôn là đầu tàu. Nhưng đầu tàu không thể chạy mãi bằng than đá hay dầu diesel mà phải có một năng lượng mới, đầu tàu phải chạy bằng nhiên liệu tốt nhất, thậm chí là năng lượng nguyên tử để kéo các toa tàu tăng tốc” - ông Thăng nói.

Trước các đề xuất của TP, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng nên thống nhất quan điểm chung là ủng hộ TP. “Chính phủ mong muốn TP.HCM đi đầu trong đề xuất các cơ chế chính sách. Với các đề xuất không trái luật, đề nghị ủng hộ cho TP làm thí điểm” - ông Đam nói.

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá: vượt lên khó khăn chung, TP vẫn giữ được mức độ tăng trưởng khá, Chính phủ cũng đánh giá cao sự ổn định chính trị xã hội của TP trong bối cảnh phức tạp vừa qua.

“Tôi đề nghị TP phải có ước mơ xa hơn, cao hơn, quyết tâm chính trị rõ hơn thì bước đi ở những lĩnh vực then chốt mới mạnh mẽ toàn diện, còn nếu cứ lừng khừng hoặc thiếu quyết tâm chính trị thì khó đưa TP thành ngọn cờ đầu của cả nước trong các lĩnh vực” - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.

Cơ bản nhất trí với 7 nhóm kiến nghị

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt ra cho TP.HCM một số mục tiêu phát triển như xây dựng TP thông minh, có khả năng kết nối sâu sát vào chuỗi giá trị khu vực và quốc tế. TP phải cạnh tranh được với các TP lớn của khu vực châu Á, năng động, hiện đại, là hòn ngọc chiếu sáng Viễn Đông. Một mặt, TP phải là điểm nhấn thu hút đầu tư và khởi nghiệp, hướng tới nền kinh tế thị trường hài hòa, bền vững. Từ mục tiêu đó, Thủ tướng cho rằng TP phải xây dựng cơ cấu kinh tế thông minh, lấy dịch vụ và công nghệ cao làm mũi nhọn.

Thủ tướng cũng cho biết về cơ bản nhất trí với 7 nhóm kiến nghị của TP. Có những việc, dự án phải trình sớm trong tháng 7-2016. Có những kiến nghị sẽ cho thí điểm, có kiến nghị sẽ được làm thẳng, một vài kiến nghị thì phải bàn với các bộ ngành về phương thức, cách làm, nhưng còn chủ trương thì cơ bản là thống nhất. Chính phủ sẽ có văn bản cụ thể trả lời cho TP.

“Chúng ta không có tiền nhiều, chúng ta phải cho TP cơ chế để TP.HCM vận động, phát triển lên. Chúng tôi mong muốn rằng những cơ chế này sẽ góp phần giúp cho điều hành và phát triển của TP” - Thủ tướng nhấn mạnh.(TT)


Thủ tướng chấp thuận nhiều kiến nghị cơ chế đặc thù của TP HCM

Khuyến khích đổi mới để phát triển, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng TP HCM "phải là hòn ngọc chiếu sáng viễn đông" và cơ bản nhất trí với các kiến nghị của thành phố.

Mở đầu buổi làm việc với TP HCM ngày 27/6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng đây là thành phố đi đầu và về trước, Chính phủ vào để nghe những kiến nghị về cơ chế chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho thành phố phát triển. Buổi làm việc còn có sự tham gia của các Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, Trương Hòa Bình, Vũ Đức Đam và lãnh đạo các bộ ngành của Chính phủ.

Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong sau đó báo cáo tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong 6 tháng đầu năm; kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và những đề xuất kiến nghị 7 vấn đề với chính phủ.

Trước hết, UBND TP kiến nghị phân cấp ủy quyền cho các UBND quận huyện thực hiện việc kiểm định, thẩm định phương án tháo dỡ nhà chung cư hư hỏng nặng, nhà chung cư bị nguy hiểm, đảm bảo hoàn thành trước 31/12 theo đúng tiến độ; Phân cấp phân quyền cho UBND TP HCM ban hành văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh một số ngành, lĩnh vực cho phù hợp với đặc thù hoặc để cụ thể hóa các quy định của Trung ương sát với thực tế địa phương…Liên quan đến kiến nghị này, UBND TP HCM xin thí điểm quy định một số khoản thu, chi phí và lệ phí phù hợp với điều kiện địa phương như phí xăng dầu, môi trường, sử dụng bất động sản và chuyển nhượng động sản…; thí điểm xử phạt vi phạm hành chính về xâm phạm trật tự an toàn văn minh đô thị phát sinh…; thí điểm thành lập một số cơ quan chuyên môn tham mưu giúp việc cho UBND TP thực hiện một số chức năng nhiệm vụ xuất phát từ đặc thù của đô thị đặc biệt và được phân cấp cho cấp dưới…

thu tuong nguyen xuan phuc trong buoi lam viec voi tp hcm. anh: ngoc hau

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong buổi làm việc với TP HCM. Ảnh: Ngọc Hậu

Tiếp đó, ông Phong kiến nghị Thủ tướng một số cơ chế tài chính đặc thù cho thành phố như tỷ lệ điều tiết cho ngân sách, phân cấp nguồn thu cấp lại tỷ lệ cho thành phố từ thuế xuất nhập khẩu, thu tiền sử dụng đất…; cơ chế thưởng vượt thu và bổ sung có mục tiêu cho TP HCM từ số tăng thu ngân sách Trung ương.

UBND TP cũng đề nghị Trung ương thưởng 10.000 tỷ đồng vì đã thu ngân sách năm 2015 vượt chỉ tiêu dự toán (thu 255.00 tỷ đồng trong khi mức phân cấp là gần 200.000 tỷ đồng).

Đồng thời, thành phố kiến nghị giữ nguyên các Ban quản lý đầu tư xây dựng Khu đô thị Tây Bắc, Ban quản lý đầu tư xây dựng khu đô thị mới nam thành phố và Ban Quản lý đầu tư Xây dựng đô thị mới Thủ Thiêm theo mô hình cơ quan hành chính đặc thù; thí điểm thành lập Ban quản lý An toàn thực phẩm.

Về vấn đề đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng, UBND TP kiến nghị Chính phủ ưu tiên nguồn vốn ODA cho các dự án lớn như các tuyến đường sắt đô thị, đường vành đai… Giao cho TP HCM tổ chức thẩm định dự án, thiết kế cơ sở dự án nhóm A, thẩm định thiết kế kỹ thuật và dự toán xây dựng, kiểm tra và nghiệm thu các công trình cấp I…

Về nhà đất đang thuộc Trung ương quản lý trên địa bàn, UBND TP HCM kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính phối hợp thành phố tăng cường hậu kiểm đối với 102 địa chỉ; xem xét thu hồi nhà đất đang sử dụng chưa đúng mục đích, công năng, bỏ trống, cho thuê mượn không đúng quy định…

UBND TP kiến nghị đặt sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam tại TP HCM để thúc đẩy vai trò đầu tàu kinh tế, tác động lan tỏa tạo sức đột phá, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Để đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn, UBND TP kiến nghị xem xét tháo gỡ vướng mắc trong việc việc lập hồ sơ đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiệp bắt buộc. Cho phép Công an TP HCM được áp dụng cơ chế đặc thù về tăng cường biên chế, đầu tư trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật...

Tiếp những kiến nghị của TP HCM, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng nói rằng, sau hơn 40 năm giải phóng thành phố luôn là đầu tàu về kinh tế. Nhưng trong bối cảnh hiện tại, thành phố đã chậm lại so với cách đây 5 năm nên cần phải có cơ chế mới tạo nguồn năng lượng phát triển.

"Đầu tàu này không thể chạy mãi bằng than đá hay dầu diesel mà phải chạy bằng năng lượng nguyên tử. TP HCM là của cả nước, vì cả nước, nên giải quyết cơ chế cho thành phố cũng là cho cả nước", ông Thăng nói.

Cuối buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định "TP HCM kiến nghị cái gì Chính phủ giải quyết được sẽ tháo gỡ ngay". Theo ông Phúc, Nghị quyết 16 năm 2012 của Bộ Chính trị là cơ sở pháp lý tiếp tục cho phép thành phố thí điểm những vấn đề mới phát sinh, những vấn đề được đặt ra trong quá trình phát triển mà chưa có quy định. Theo đó, thành phố cần đưa những vấn đề mới phát sinh này một cách ngắn gọn để Chính phủ xem xét và thông qua.

"Chính phủ sẽ cụ thể hóa kết luận, có cơ chế đặc thù hơn cho thành phố cũng như phân cấp ủy quyền cho để TP HCM phát triển hơn", Thủ tướng khẳng định.


Tín dụng TPHCM tăng trưởng 5,9% sau 6 tháng

Tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn thành phố đến đầu tháng 6 đạt 1.308,1 ngàn tỷ đồng, tăng 5,9% so với đầu năm.

Theo Cục Thống kê TPHCM, tổng vốn huy động trên địa bàn thành phố đến đầu tháng 6 đạt 1.644,6 ngàn tỷ đồng, tăng 1,2% so tháng trước và tăng 20% so với tháng cùng kỳ.

Vốn huy động của các ngân hàng thương mại cổ phần chiếm 54,8% tổng vốn huy động, tăng 18,1% so tháng cùng kỳ. Trong đó, vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm 13,7% và tăng 9,1% so tháng cùng kỳ. Vốn huy động VNĐ chiếm 86,3% tổng vốn huy động, tăng 21,9% so tháng cùng kỳ.

Tiền gửi tiết kiệm chiếm 53,7% tổng vốn huy động, tăng 14,7% so với tháng cùng kỳ.

Tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn thành phố đến đầu tháng 6 đạt 1.308,1 ngàn tỷ đồng, tăng 1,6% so với tháng trước, cao hơn mức tăng 1,1% của tháng trước. So với tháng 12/2015, tín dụng tăng 5,9%.

Dư nợ tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần đạt 725,2 ngàn tỷ đồng, chiếm 55,4% tổng dư nợ, tăng 16% so tháng cùng kỳ. Dư nợ bằng ngoại tệ đạt 127,9 ngàn tỷ đồng, chiếm 9,8% tổng dư nợ, giảm 23% so với cùng kỳ. Dư nợ tín dụng bằng VNĐ đạt 1.180,2 ngàn tỷ đồng, chiếm 90,2% tổng dư nợ, tăng 24,3% so với tháng cùng kỳ.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục