Phá đường dây tiêu thụ tiền giả lớn có “nguồn cung” từ Trung Quốc
Chủ tịch Hội Nông dân Thành phố Bạc Liêu bị đánh vì... nhìn thấy ghét
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Vì sao chúng ta vẫn chưa phát triển mạnh?”
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung: Hà Nội sẽ có 5 công viên đạt chuẩn thế giới
Du lịch Khánh Hòa lo “Trung Quốc hóa”: Người Việt bị làm khó
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh 01-06-2016
- Cập nhật : 01/06/2016
Mỗi tháng có khoảng 200 nghìn du khách Trung Quốc đến Việt Nam
Khách Trung Quốc đến Việt Nam nhiều nhất
Khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 5/2016 ước tính đạt 757,2 nghìn lượt người, giảm 4,1% so với tháng trước nhưng tăng 30,2% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 5 tháng đầu năm, khách quốc tế đến Việt Nam ước tính đạt 4005,9 nghìn lượt người, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách đến bằng đường hàng không đạt 3292 nghìn lượt người, tăng 22,2%; đến bằng đường bộ đạt 647,9 nghìn lượt người, tăng 16,6%; đến bằng đường biển đạt 66 nghìn lượt người, giảm 25,9%.
Trong đó, trong 5 tháng, khách đến từ châu Á đạt 2810,9 nghìn lượt người, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước.
Du khách đến từ Trung Quốc nhiều nhất, với 1,0113 triệu lượt người, tăng 44,4%. Tiếp theo đó là du khách Hàn Quốc, Nhật Bản.
Hàn Quốc 631,3 nghìn lượt người, tăng 31,4%; Nhật Bản 301,7 nghìn lượt người, tăng 11,7%; Đài Loan 202 nghìn lượt người, tăng 15,2%; Malaysia 163,5 nghìn lượt người, tăng 18,4%; Thái Lan 119,7 nghìn lượt người, tăng 37,7%; Singapore 99,7 nghìn lượt người, tăng 15,2%.
Khách đến từ châu Âu ước tính đạt 697,2 nghìn lượt người, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó khách đến từ Liên bang Nga đạt 180,2 nghìn lượt người, tăng 23,3%; Pháp 112,3 nghìn lượt người, tăng 13%; Vương quốc Anh 112,1 nghìn lượt người, tăng 24,4%; Đức 80,2 nghìn lượt người, tăng 17,6%; Hà Lan đạt 23,9 nghìn lượt người, tăng 21,8%; I-ta-li-a 21,9 nghìn lượt người, tăng 30,1%; Thụy Điển 21,4 nghìn lượt người, tăng 26,5%.
Khách đến từ châu Mỹ đạt 328,8 nghìn lượt người, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách đến từ Hoa Kỳ đạt 245,6 nghìn lượt người, tăng 14%. Khách đến từ châu Úc đạt 158 nghìn lượt người, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2015, trong đó khách đến từ Austraylia đạt 143,9 nghìn lượt người, tăng 6,1%.
Doanh thu du lịch lữ hành đạt 11,7 nghìn tỷ đồng
Theo Tổng cục Thống kê, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 5 tháng đầu năm ước tính đạt 158,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,1% tổng mức và tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu của Quảng Ninh tăng 10,5%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 7,8%; Hà Nội tăng 6,8%.
Doanh thu du lịch lữ hành 5 tháng đầu năm ước tính đạt 11,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,8% tổng mức và tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó doanh thu du lịch lữ hành của Đồng Nai tăng 9,3%; Thừa Thiên Huế tăng 7,7%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 7%; Thanh Hoá tăng 6,9%; Hà Nội tăng 2,7%. Doanh thu dịch vụ khác 5 tháng đầu năm đạt 165 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,6% tổng mức và tăng 8,8%.
NHNN sẽ xin ý kiến Thủ tướng về yêu cầu cổ tức của Bộ Tài chính
Trước đó, vào tháng 4-2016, Đại hội đồng cổ đông thường niên 2016 của Vietinbank đã thông qua việc không chia cổ tức năm 2015 và Đại hội đồng cổ đông BIDV thông qua việc chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 8,5%. Tỷ lệ sở hữu của NHNN tại Vietinbank là 64,46%.
Trả lờiTBKTSG Onlinevề yêu cầu của Bộ Tài Chính, một lãnh đạo của NHNN hôm nay, 31-5, cho biết trước mắt NHNN sẽ gửi công văn xin ý kiến của Thủ tướng về việc này. Nếu Thủ tướng có chỉ thị yêu cầu NHNN thực hiện theo yêu cầu của Bộ Tài chính, NHNN sẽ chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước tại hai ngân hàng này yêu cầu Vietinbank và BIDV lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc chia cổ tức 2015 bằng tiền mặt, thay vì phải tổ chức lại Đại hội đồng cổ đông thường niên để biểu quyết.
Trong khi đó,theo đại diện của BIDV, việc giữ lại lợi nhuận, chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 8,5% là để đáp ứng việc tăng vốn tự có nhằm đáp ứng quy định về hệ số an toàn vốn của các ngân hàng, đồng thời chuẩn bị cho việc áp dụng các tiêu chí về Basel II mà Việt Nam phải thực hiện theo thông lệ quốc tế, hiện rất cấp bách. Việc giữ lại lợi nhuận để bổ sung vốn tự có là cần thiết.
Vietinbank cũng có lý do tương tự khi lý giải việc không chia cổ tức trong năm 2015 nhằm bổ sung nguồn vốn tự có, nâng cao năng lực tài chính, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phù hợp với chiến lược phát triển của Vietinbank, đồng thời đảm bảo tuân thủ các giới hạn về an toàn vốn theo quy định của NHNN và thông lệ quốc tế. Lợi nhuận hợp nhất để lại năm 2015 của Vietinbank là trên 3.660 tỉ đồng.
Cũng theo lãnh đạo của NHNN, việc NHNN trước đó chấp thuận cho Vietinbank và BIDV giữ lại lợi nhuận là để hai ngân hàng này tăng vốn để Hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) (vốn tự có/tổng tài sản có rủi ro) không dưới 9 và nhận sáp nhập ngân hàng khác.
Năm 2015, BIDV chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 10,2% cho năm tài chính 2014 và cổ đông Nhà nước đã nhận được khoảng 3.000 tỉ đồng cổ tức. Cùng năm Vietinbank chia cổ tức 10% tiền mặt và cổ đông Nhà nước đã nhận được khoảng 2.400 tỉ đồng cổ tức.
Thị trường: NHNN đã chọn GDP!
Các nhận định mới nhất của họ cũng cho thấy những dự báo lạc quan về kinh tế 6 tháng đầu năm của Việt Nam.
“Chúng tôi cho rằng NHNN đang ưu tiên tăng trưởng kinh tế hơn việc tái cơ cấu ngân hàng, đặc biệt sau khi công bố tăng trưởng GDP quý 1-2016 khá thất vọng cho thị trường và mức tăng trưởng tín dụng còn thấp. Việc NHNN nới lỏng các điểm sửa đổi giúp giảm bớt áp lực tâm lý lên ngành ngân hàng, cũng như tạo ra khả năng giảm lãi suất trong năm 2016 để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng”, đại diện một quỹ nước ngoài tại TPHCM chia sẻ với phóng viên.
Trò chuyện với phóng viên, một lãnh đạo ngân hàng thương mại không muốn nêu tên nhận định: “Sự tập trung của nhà điều hành dường như đã chuyển sang thực hiện các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng. Thật vậy, nền kinh tế vĩ mô đã không thể hiện sự tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 1 và đó có thể là thách thức đối với Chính phủ để thực hiện mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7% so với năm ngoái. Nên sự sửa đổi (của Thông tư 06 và 07/NHNN) đem đến sự dễ dàng trong việc cho vay ngoại tệ, hay ít nghiêm ngặt hơn với dòng tiền ra thị trường và nới rộng vòng kim cô các nhà băng đang chuẩn bị thích nghi. Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô chắc chắn sẽ được tích cực cải thiện trong quý 2 tới”.
Tuy nhiên, ông này lưu ý, các ngân hàng cổ phần được hưởng lợi nhiều hơn các ngân hàng bán quốc doanh theo thông tư mới này. Và đổi lại GDP, các ngân hàng đều dự báo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR của họ sẽ bị giảm đi vào cuối năm nay, như một sự “hy sinh” về chất lượng tài sản.
“Dự báo tăng trưởng GDP quý 2 đạt 6,0-6,2%. Theo đó tăng trưởng GDP 6 tháng là 5,7-5,8%. Tăng trưởng cả năm sẽ đạt 6,5-6,7%”, theo một báo cáo từ Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được phát hành sáng nay, 31-5.
Lý giải về nhận định này, báo cáo cho rằng dựa trên các yếu tố: quyết tâm hỗ trợ doanh nghiệp mạnh mẽ của Chính phủ, xuất khẩu tăng trưởng khả quan, FDI đăng ký và số doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh so với cùng kỳ, giá dầu thế giới có xu thế hồi phục, triển vọng tăng trưởng do các FTAs mang lại.
“Tín dụng trong quý 3-2016 dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng khả quan với mức tăng xấp xỉ 10-11%. Lãi suất huy động dự báo sẽ tăng nhẹ đảm bảo thanh khoản cho tín dụng, một phần “cạnh tranh” với thị trường trái phiếu chính phủ, và diễn biến của lạm phát”, trích từ báo cáo trên.
“Trong 6 tháng đầu năm 2016, dự báo hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục tích cực với kim ngạch xuất khẩu dự báo đạt 82,5 tỉ đô la Mỹ, nhập khẩu đạt 80,5 tỉ đô la Mỹ, xuất siêu đạt 2 tỉ đô la Mỹ nhờ triển vọng tích cực của một số nền kinh tế lớn (như Mỹ, EU) cũng như cam kết hội nhập sâu rộng của Việt Nam trong năm 2016”, theo báo cáo của BIDV.
Thị trường chứng khoán, theo các chuyên viên của BIDV, sẽ còn diễn biến tích cực. Nút thắt về nới room đang được dần tháo gỡ sẽ khiến khối ngoại tiếp tục mua ròng trong thời gian tới.
Cũng theo báo cáo này, tín dụng tăng trưởng khả quan và thấp hơn tăng trưởng huy động vốn, thị trường tiền tệ sẽ ổn định. Tính đến 27-4, tín dụng của toàn hệ thống đạt hơn 4,83 triệu tỉ đồng, tương đương với mức tăng 3,57% so với cuối năm 2015 (tăng trưởng tín dụng cùng kỳ đạt mức gần 4%). Trong khi đó, huy động vốn toàn hệ thống có mức tăng cao hơn tăng trưởng tín dụng và đạt 4,5% (dư nợ huy động vốn tính đến ngày 30-03-2016 đạt hơn 5,39 triệu tỉ đồng).
Bên cạnh đó, Thông tư 07 sửa đổi Thông tư số 24/2015/NHNN cho phép cho vay doanh nghiệp xuất khẩu từ ngày mai, 1-6, và điều này sẽ tăng thanh khoản ngoại tệ cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Theo một báo cáo khác từ một quỹ đầu tư tại TPHCM, Thông tư 06 đã giúp xóa bỏ những nỗi lo ngại kéo dài về Thông tư 36 đối với các công ty bất động sản và ngân hàng. Cổ phiếu của hai nhóm này đã có diễn biến tích cực vào hôm qua 30-5 với VIC (+3,9%), DXG (+2,0%), KDH (+1,3%) của nhóm bất động sản và VCB (+3,3%), BID (+1,7%), MBB (+1,3%), CTG (+1,2%) của nhóm ngân hàng. Tâm lý tích cực đã lan tỏa trên thị trường cổ phiếu.
Tuy nhiên, theo báo cáo của BIDV, những việc NHNN nói riêng và Chính phủ nói chung cần tiếp tục tập trung giải quyết còn rất nhiều. Đó là chỉ đạo các tổ chức tín dụng giảm bớt phiền hà cho khách hàng, bảo đảm an toàn vốn vay, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Chính phủ cần thực hiện đồng bộ lộ trình hạn chế tín dụng ngoại tệ đi đôi với phát triển thị trường mua bán ngoại tệ đáp ứng nhu cầu thanh toán ngoại tệ cho người dân và doanh nghiệp theo hướng không làm tăng chi phí của doanh nghiệp.
Đặc biệt, cần tiếp tục thực hiện triển khai tái cơ cấu các tổ chức tín dụng giai đoạn 2 (2016-2020) tập trung vào những nội dung lớn như: tái cấu trúc các tổ chức tín dụng yếu kém; nâng cao năng lực tài chính, đặc biệt với các ngân hàng thương mại gốc quốc doanh; xử lý dứt điểm nợ xấu; minh bạch hóa hoạt động tài chính ngân hàngtheo thông lệ quốc tế…(TBKTSG)
101 nạn nhân khởi kiện chủ đầu tư dự án The Summit tại Đà Nẵng
Cổng dẫn vào dự án bị cây cỏ che khuất một phần chứng tỏ rất lâu chưa được mở để phục vụ thi công dự án
Từ 1.6, tiếp tục giải ngân gói 30.000 tỉ đồng trừ chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội
Công văn hỏa tốc số 3955/NHNN-TD về chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02 do Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến kí ngày 30/5/2016 cho biết ngày 22/3/2016, Ngân hàng Nhà nước đã có Công văn báo cáo với Thủ tướng Chính phủ trong trường hợp đến 1/6/2016 mà chưa giải ngân hết số tiền 30.000 tỷ đồng, Ngân hàng Nhà nước sẽ báo cáo Thủ tướng xem xét gia hạn giải ngân tái cấp vốn để các đối tượng khách hàng cá nhân, hộ gia đình vay để mua, thuê, thuê mua nhà ở, xây dựng mới, cải tạo sửa chữa lại nhà ở của mình được tiếp tục giải ngân vỡi lãi suất đến hết 30.000 tỷ đồng của toàn bộ chương trình.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Ngân hàng Nhà nước đã có công văn số 2947 ngày 26/4/2016 xin ý kiến Bộ Xây dựng và Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo Thủ tướng về việc gia hạn giải ngân tái cấp vốn chương trình 30.000 tỷ đồng đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước và người dân.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, trên cơ sở tổng hợp ý kiến của Bộ Xây dựng tại Công văn số 906 ngày 18/5/2016 và Bộ Tài chính tại Công văn số 7023 ngày 24/5/2016, cùng số liệu báo cáo của các ngân hàng thương mại đến 10/5/2016 ngày 30/5/2016 Ngân hàng Nhà nước đã có Công văn số 3954 trình Thủ tướng về phương án gia hạn theo hướng:
- Cho phép gia hạn giải ngân tái cấp vốn đối với các hợp đồng đã ký đến 31/3/2016 đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình vay để mua thuê, thuê mua nhà ở, xây dựng mới, cải tạo sửa chữa lại nhà ở của mình tối đa đến ngày 31/12/2016.
- Dừng giải ngân tái cấp vốn theo đúng quy định tại Thông tư 11/2013/TT-NHNN và Thông tư 32/2014/TT-NHNN đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân đầu tư cải tạo hoặc xây dựng mới nhà ở xã hội, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội, dự án nhà ở thương mại được chuyển đối công năng sang nhà ở xã hội.
Công văn nêu rõ, trong khi chờ ý kiến chỉ đảo của Thủ tướng, để chủ động đáp ứng nhu cầu vốn vay của khách hàng, Ngân hànghàng Nhà nước đề nghị các ngân hàng thương mại tiếp tục giải ngân đối với các hợp đồng tín dụng đã ký với khách hàng trước ngày 31/3/2016 từ nguồn vốn của ngân hàng theo lãi suất thỏa thuận tại hợp đồng tín dụng đã ký giữa khách hàng và ngân hàng theo đúng quy định tại Thông tư 11/2013/TT-NHNN và Thông tư 32/2014/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước.
Sau khi nhận được ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, Ngân hàng Nhà nước sẽ có văn bản hướng dẫn về việc gia hạn tái cấp vốn gửi các ngân hàng thương mại để thực hiện.
Tại Nghị quyết số 23/NQ-CP ngày 30/3/2016, Chính phủ đã giao Ngân hàng Nhà nước tiếp tục triển khai chương trình tín dụng 30.000 tỷ đồng theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 7/1/2013 với lãi suất ưu đãi cho đến khi giải hết.
Tại công văn số 2167/VPCP-KTTH ngày 31/3/2016, Thủ tướng đã có ý kiến giao Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các cơ quan liên quan sửa đổi quy định về thời hạn giải ngân gói tín dụng cho vay hỗ trợ nhà ở theo hướng gia hạn tiếp tục giải ngân hết số tiền tái cấp vốn 30.000 tỷ đồng và tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng vay vốn, nhất là đối với cá nhân, hộ gia đình vay để mua thuê, thuê mua nhà ở, xây dựng mới, cải tạo sửa chữa lại nhà ở.
Tính đến 10/5/2016, các ngân hàng đã ký hợp đồng cam kết cho vay là 34.826 tỷ đồng đối với 56.240 khách hàng, đã giải ngân theo tiến độ dự án đạt 25.800 tỷ đồng, trong đó khách hàng cá nhân đã cam kết cho vay 27.447 tỷ đồng đối với 56.112 khách hàng, đã giải ngân là 20.812 tỷ đồng. Theo báo cáo nhanh của các ngân hàng đến 20/5/2016, số tiền đã giải ngân là 26.733 tỷ đồng, trong đó giải ngân cho khách hàng cá nhân là 21.667 tỷ đồng.