tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin trong nước đọc nhanh trưa 30-12-2015

  • Cập nhật : 30/12/2015

Đại sứ Vnukov: Nga cung cấp vũ khí hiện đại nhất cho Việt Nam

Đại sứ Nga tại Việt Nam đánh giá hợp tác kinh tế là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất trong quan hệ hai nước, còn hợp tác quân sự có truyền thống từ hàng chục năm nay.
ong konstantin vnukov, dai su nga tai viet nam (trai), trong cuoc hop bao sang nay tai ha noi. anh: trong giap

Ông Konstantin Vnukov, Đại sứ Nga tại Việt Nam (trái), trong cuộc họp báo sáng nay tại Hà Nội. Ảnh: Trọng Giáp

Đại sứ Konstantin Vnukov hôm nay cho biết Nga đang thực hiện tốt tiến độ các hợp đồng cung cấp vũ khí cho Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đây là "những vũ khí hải quân hiện đại nhất", trong đó có tàu ngầm, máy bay chiến đấu. "Phần nhiều trong số đó, không cần phải quảng cáo, đang chứng minh khả năng cao trong chiến dịch chống khủng bố trên lãnh thổ Syria", ông Vnukov nói. 

Đại sứ Nga nhấn mạnh hợp tác quân sự giữa hai nước đã diễn ra hàng chục năm nay, mang tính chất truyền thống và không nhằm chống lại các nước thứ ba nào. 

"Hiện nay, tàu ngầm thứ 5 được đóng ở xưởng phía bên chúng tôi đang được đưa về Việt Nam", ông Vnukov nhắc đến gói Đề án 636 gồm 6 tàu ngầm Nga cung cấp cho Việt Nam. Ông cho rằng đây là 6 tàu ngầm không chỉ "hiện đại nhất mà còn chạy êm nhất".

Ông Vnukov hé lộ sẽ có những hợp đồng quân sự mới trong những năm sau, nhưng từ chối nói thêm chi tiết do hợp tác quân sự là lĩnh vực bí mật.

Về tình hình Biển Đông, ông Vnukov cho biết hai phần ba lãnh thổ Nga nằm tại châu Á nên "tất cả những gì xảy ra tại châu Á, trong đó có Đông Nam Á, đều liên quan đến những lợi ích chúng tôi". Bên cạnh đó, các công ty dầu khí Nga đang làm việc tại Biển Đông, vì vậy Moscow rất quan tâm đến sự phát triển hòa bình tại khu vực.

Đại sứ Vnukov cho rằng 2015 là năm có ý nghĩa tượng trưng lớn với quan hệ Việt - Nga, khi đầu tháng một kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Thương mại song phương năm 2014 đạt 3,75 tỷ USD, còn trong 10 tháng đầu năm nay đạt 2,74 tỷ USD. Việt - Nga đặt mục tiêu tăng kim ngạch thương mại lên tới 10 tỷ USD, tính đến năm 2020. Việt Nam năm 2015 trở thành nước đầu tiên ký Hiệp định thương mại tự do với Liên minh kinh tế Á - Âu. 

Một trong những trụ cột trong quan hệ đối tác chiến lược Việt - Nga là nhiên liệu - năng lượng, như dự án nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận, nhà máy nhiệt điện "Long Phú - 1", khai thác dầu khí ở Biển Đông. 

Đại sứ Nga đánh giá định hướng đẩy mạnh phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam là một trong những hướng đi quan trọng bậc nhất trong chính sách đối ngoại của Nga tại châu Á - Thái Bình Dương. Ưu tiên hợp tác của Nga trong năm 2016 là phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật, và hướng đến hợp tác doanh nghiệp, giao lưu nhân dân.

Năm 2016 tới sẽ là năm quan trọng với chính trị hai nước, khi Việt Nam tổ chức Đại hội Đảng lần thứ 12, còn Nga tổ chức bầu cử Hạ viện. 


TP.HCM: Bổ nhiệm, điều động ba phó chánh tòa chuyên trách

Ngày 28-12, TAND TP.HCM đã tổ chức lễ trao quyết định bổ nhiệm chức vụ cho các tòa chuyên trách.
 chanh an tand tp.hcm (giua) trao quyet dinh bo nhiem cho hai pho chanh toa moi.

 Chánh án TAND TP.HCM (giữa) trao quyết định bổ nhiệm cho hai phó chánh tòa mới.

 

Theo đó, bà Trần Thị Huyền Vân, Thẩm phán trung cấp công tác tại Tòa Kinh tế, được bổ nhiệm giữ chức phó chánh Tòa Lao động. Ông Nguyễn Thanh Phong, Thẩm phán trung cấp công tác tại Tòa Hành chính, được bổ nhiệm giữ chức phó chánh tòa này. Thời gian giữ chức vụ của các ông bà là năm năm kể từ ngày ký.
Cạnh đó, bà Nguyễn Thị Thùy Dung, Phó Chánh tòa Hành chính, được điều động giữ chức phó chánh Tòa Dân sự.
Các quyết định định trên có hiệu lực kể từ 1-1-2016.
Việc bổ nhiệm, điều động này nhằm kiện toàn bộ máy cho các tòa chuyên trách. Chánh án TAND TP.HCM Ung Thị Xuân Hương kỳ vọng những người được bổ nhiệm, điều động trên sẽ hoàn thành được nhiệm vụ mà lãnh đạo và tập thể tin tưởng giao cho.

Tiến sĩ kinh tế làm Phó chủ tịch Đà Nẵng

Sáng 29/12, tại kỳ họp bất thường thứ 16, HĐND TP Đà Nẵng khóa 8 đã thông báo miễn nhiệm chức danh Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng với ông Võ Duy Khương, do không đủ tuổi tái cử Ban chấp hành Đảng bộ TP Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015-2020.HĐND thành phố cũng bầu ông Hồ Kỳ Minh, Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy, Bí thư quận Cẩm Lệ, giữ chức Phó chủ tịch TP Đà Nẵng, với số phiếu thuận là 43/45.

ong ho ky minh (dung giua) nhan hoa chuc mung cua lanh dao da nang. anh:nguyen dong.

Ông Hồ Kỳ Minh (đứng giữa) nhận hoa chúc mừng của lãnh đạo Đà Nẵng. Ảnh:Nguyễn Đông.

Ông Hồ Kỳ Minh sinh tháng 5/1971, quê xã Hòa Liên (Hòa Vang, Đà Nẵng), là tiến sĩ Kinh tế tài chính, lưu thông tiền tệ, tín dụng.

Theo ông Trần Thọ, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng, ông Hồ Kỳ Minh là cán bộ trẻ so với mặt bằng chung của Đà Nẵng, được đào tạo bài bản đúng chuyên ngành, đủ tiêu chuẩn tham gia lãnh đạo chính quyền.

"Ông Minh nằm trong quy hoạch nhân sự của Đà Nẵng, đã qua luân chuyển theo đúng quy định, từ Viện trưởng Nghiên cứu kinh tế - xã hội Đà Nẵng về giữ chức Bí thư quận Cẩm Lệ", ông Thọ nói thêm.

Hiện tại Đà Nẵng có 4 phó chủ tịch thành phố.


Hơn 2.000 đoàn đi nước ngoài trong năm 2015

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bô trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết như trên tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương ngày 29-12.

pho thu tuong, bo truong bo ngoai giao pham binh minh phat bieu tai hoi nghi - anh: v.v.t

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: V.V.T

Theo ông Phạm Bình Minh, trong năm 2015, các bộ ngành và địa phương đã quán triệt thực hiện chỉ thị của Chính phủ về tăng cường hiệu quả các đoàn đi nước ngoài, giảm được 10% số đoàn đi nước ngoài so với năm 2014. Tuy nhiên số lượng đoàn đi nước ngoài vẫn còn lớn.

Năm 2015 có khoảng 2.105 đoàn đi nước ngoài (năm 2014 là 2.348 đoàn), trong đó 35 tỉnh thành giảm số đoàn, còn trên 20 tỉnh thành tăng số lượng đoàn đi nước ngoài.

“Các đoàn vừa qua đi đã có chương trình, mục đích, tăng hiệu quả, tuy nhiên vẫn có một số đoàn chủ yếu đi học tập kinh nghiệm”  Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nói.

Tại Hội nghị trực tuyến cách đây một năm, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng cho biết các đoàn đi nước ngoài trong năm 2014 đã có chuyển biến theo hướng tiết kiệm hơn, số lượng các đoàn trung ương ra nước ngoài (từ cấp thứ trưởng trở lên) giảm khoảng 20% so với năm 2013, các đoàn địa phương giảm trên 8%.

Trước thông tin này, Thủ tướng Chính phủ bày tỏ vui mừng và cho rằng: Chúng ta cứ nói tiết kiệm chi, không dám mua ôtô cỡ 700-800 triệu đồng, nhưng chỉ một đoàn đi nước ngoài khoảng 10 thành viên thanh toán vé máy bay, tiền khách sạn hết khoảng 50.000 USD đã hơn tiền chiếc ôtô.

“Tôi đề nghị lãnh đạo các bộ, các địa phương khi tính toán đi nước ngoài phải hết sức cân nhắc, hiệu quả, tiết kiệm vì đất nước còn nghèo” - Thủ tướng nói tại Hội nghị cuối năm 2014.


Tìm giải pháp giảm tình trạng ùn ứ dưa hấu

Sắp tới mùa vụ dưa hấu, sản lượng năm nay tương đương năm trước, trong khi nguy cơ Trung Quốc giảm nhập từ VN khiến dưa hấu năm nay đang đứng trước nhiều thách thức.

Đó là cảnh báo tại hội nghị bàn giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ quả dưa hấu mùa vụ 2015-2016, tránh tình trạng ùn ứ biên giới, dưa hấu đổ cho bò ăn được Bộ Công thương - Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn tổ chức ngày 28-12.

Theo bà Dương Phương Thảo, Cục phó Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương  công nhận cứ vào vụ dưa hấu là lại có hiện tượng ùn tắc ở cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn, có thời điểm ùn vài ngày.

Theo bà Thảo, dự kiến sản lượng dưa hấu vụ 2015-2016 sẽ khoảng 1,5 triệu tấn- tương đương năm 2014.

Tiêu thụ trong nước chỉ đảm bảo 80%, còn lại là xuất khẩu,  chủ yếu sang Trung Quốc.

Bà Thảo nêu mỗi năm Trung Quốc nhập từ VN khoảng 200 ngàn tấn, tăng nhẹ từng năm. Tuy nhiên, năm 2015 đã giảm. Năm nay, bà Thảo cảnh báo Trung Quốc đang tăng thuê hàng trăm ha đất tại Lào, Campuchia để trồng dưa và có thể họ sẽ giảm nhập từ VN.

Một trong những lý do tình trạng ùn ứ dưa hấu được Cục Xuất nhập khẩu đưa ra là do phía Trung Quốc chỉ cho tiếp nhận dưa hấu ở cặp cửa khẩu Tân Thanh-Pò Chài, không cho các cửa khẩu khác.

Trong khi bến bãi ở khu vực này chỉ đáp ứng vài trăm xe/ngày. Người VN lại chủ yếu bán không có hợp đồng, đưa sang biên giới mới tìm đối tác bán hàng. 

Đại diện Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn cũng công nhận qua tìm hiểu, Trung Quốc đã trồng tới 1.000 ha ở Lào, Campuchia. Khi đưa về họ sẽ ưu tiên nguồn dưa hấu này.

Cục Xuất nhập khẩu kiến nghị cần ưu tiên hỗ trợ các xưởng sơ chế, đóng gói để bảo quản dưa hấu; sớm xây dựng khu trung chuyển hàng nông sản xuất khẩu tại Lạng Sơn nhằm làm địa điểm tập kết khi lượng xe dồn về quá nhiều; Tổng cục Hải quan cần chỉ đạo tập trung lực lượng để hỗ trợ Lạng Sơn cải tiến quy trình, rút ngắn  thời gian thông quan.

Đại diện Sở Công thương Quảng Nam thì đề nghị  đầu tư hạ tầng, tăng sự liên kết giữa các địa phương, doanh nghiệp.

Cần tập trung quy hoạch ngay từ đầu; đưa doanh nghiệp và thương nhân đầu mối về để tập trung thu mua cho bà con. Bởi hiện tại,  chủ yếu là thương lái mua nhỏ lẻ, manh mún, ép giá nông dân…


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục