tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin trong nước đọc nhanh 01-01-2016

  • Cập nhật : 01/01/2016

Bí thư Đà Nẵng: 'Tôi sẽ từ chức nếu có bất kỳ lô đất nào'

Trước nghi vấn một hộ nghèo đứng tên mua 12 lô đất ven biển giúp gia đình mình, ông Nguyễn Xuân Anh khẳng định: "Nếu ai phát hiện tôi có một lô đất nào ngoài căn nhà đang ở, tôi sẽ từ chức Bí thư Thành ủy".

Sáng 31/12, buổi họp báo quý IV/2015 do UBND TP Đà Nẵng tổ chức "nóng" lên khi một số phóng viên nêu vấn đề: "Đang có dư luận về ông Lý Phước Cang, được cho là hộ nghèo nhưng lại đứng tên mua 12 lô đất ven biển trị giá hàng chục tỷ đồng. Ông Cang từng lái xe cho nhà ông Nguyễn Xuân Anh nên đứng tên mua đất cho gia đình Bí thư Đà Nẵng".Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh, đồng chủ trì cuộc họp báo,  xác nhận ông Lý Phước Cang cách đây khoảng 5-7 năm ra Hà Nội làm việc. Do cùng quê ở xã Hòa Châu (Hòa Vang) nên mẹ ông cho tá túc tại nhà một thời gian. Tuy nhiên, ông này không phải là lái xe vì các thành viên trong gia đình ông Xuân Anh đều làm lãnh đạo nhà nước, có xe công đưa đón.

bi thu da nang nguyen xuan anh dong chu tri buoi hop bao sang 31/12. anh: ngoc truong.

Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh đồng chủ trì buổi họp báo sáng 31/12. Ảnh: Ngọc Trường.

"Còn mấy chục lô đất, tôi cũng nghe thông tin như thế. Nhưng xin khẳng định, tôi và gia đình không có nhu cầu đất ở ven biển. Cá nhân tôi hoàn toàn không có bất cứ lô đất nào. Nếu ai phát hiện hoặc tìm hiểu ra tôi có một lô đất nào khác ngoài căn nhà đang ở 43 Nguyễn Thái Học (Đà Nẵng), tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm, thậm chí từ chức Bí thư Thành ủy", ông Xuân Anh quả quyết.

Ông Nguyễn Xuân Anh thông tin, gia đình ông không có khả năng mua mấy chục lô đất và cũng "chẳng mua để làm gì". "Tôi có hai người em trai, một làm ở Bộ Ngoại giao, một làm ở Bộ Giao thông đều đã có gia đình nên bố mẹ tôi ở Hà Nội nhiều hơn, cũng không có nhu cầu mua đất ở ven biển để làm gì", tân Bí thư Đà Nẵng nói thêm.

Để khách quan, ông Xuân Anh đề nghị Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Điểu thông tin về vụ việc. Ông Điều cho biết, ông Cang và gia đình Bí thư Đà Nẵng không có mối liên hệ nào liên quan đến 12 lô đất ven biển. "Có khả năng những người buôn bán bất động sản không muốn đứng tên quá nhiều lô đất dễ bị đánh thuế cao nên nhờ người khác đứng tên hộ", ông Điểu nhận định.

Bí thư Đà Nẵng cũng bày tỏ quan điểm, nếu 12 lô đất ven biển có liên quan đến bố mẹ ông thì hoàn toàn không liên quan đến ông, vì đây là "hai chủ thể hoàn toàn độc lập". "Hai cụ từng giữ các trọng trách của Đảng và Chính phủ nên có quyền và nghĩa vụ, chịu trách nhiệm trước pháp luật. Anh Cang trên 18 tuổi nên có quyền và nghĩa vụ, chịu trách nhiệm", ông Xuân Anh nói thêm.

Ông Nguyễn Xuân Anh năm nay 39 tuổi, được bầu giữ chức Bí thư Thành ủy tại Đại hội Đảng bộ TP Đà Nẵng lần thứ 21 hôm 16/10. Ông là con trai cả của nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Văn Chi.


Cục thuế TP HCM có Cục trưởng mới

Ông Trần Ngọc Tâm đã nhận quyết định bổ nhiệm Cục trưởng Cục Thuế TP HCM và chính thức đảm trách cương vị mới từ 1/1/2016.

Được sự ủy quyền của Bộ trưởng Tài chính, sáng ngày 31/12, ông Phi Vân Tuấn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế đã công bố và trao quyết định bổ nhiệm Cục trưởng Cục thuế TP HCM đối với ông Trần Ngọc Tâm thay ông Nguyễn Đình Tấn nghỉ hưu theo chế độ. Quyết định có hiệu lực từ 1/1/2016.

ong tran ngoc tam (trai) nhan quyet dinh bo nhiem sang nay. anh:ctv.

Ông Trần Ngọc Tâm (trái) nhận quyết định bổ nhiệm sáng nay. Ảnh:CTV.

Ông Trần Ngọc Tâm sinh năm 1959, là thạc sĩ kinh tế, cử nhân chính trị và cử nhân luật, có 20 năm công tác trong ngành thuế và trải qua nhiều vị trí khác nhau.

Trước khi được bổ nhiệm giữ chức Cục trưởng Cục thuế, ông Tâm là Phó cục trưởng Cục Thuế TP HCM từ năm 2007. Từ năm 1996-2002, ông Tâm là Chi cục trưởng Chi cục Thuế quận 5 và từ năm 2002-2007 là trưởng phòng Thanh tra tố tụng Cục Thuế thành phố.


TP HCM xin trung ương phân bổ thêm ngân sách

Theo TP HCM, mức phân bổ 23% số thu để lại cho địa phương không đủ để thành phố phát triển theo lộ trình đến năm 2020 mà Bộ Chính trị đã đề ra.

Kiến nghị tăng ngân sách cho địa phương được nhiều lãnh đạo các tỉnh, thành đưa ra tại Hội nghị trực tuyến tổng kết ngành tài chính diễn ra chiều 30/12. Trong đó, TP HCM là một trong những địa phương nhắc tới nhiều kiến nghị về ngân sách nhất.Đầu tiên, lãnh đạo thành phố cho rằng quy định về tỷ lệ điều tiết số thu giữa địa phương và trung ương chưa hợp lý, đặc biệt với trường hợp TP HCM. Hiện nay, TP HCM được giữ lại 23% từ nguồn ngân sách thu được. Tuy nhiên, sau khi đảm bảo các nhiệm vụ chi thường xuyên, ngân sách còn lại khá hạn hẹp và theo lãnh đạo thành phố, khoản này không đủ để đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm đưa TP HCM phát triển theo đúng lộ trình đến năm 2020 tại Nghị quyết 16 của Bộ chính trị.

hoi nghi tong ket nganh tai chinh ghi nhan nhieu kien nghi cua cac dia phuong. anh: mof.

Hội nghị tổng kết ngành tài chính ghi nhận nhiều kiến nghị của các địa phương. Ảnh: MOF.

Ngoài ra, TP HCM cho rằng việc phân chia quỹ bảo trì đường bộ giữa trung ương và địa phương chưa thực hiện đúng. Theo quy định, tỷ lệ trung ương và địa phương sử dụng phí sử dụng đường bộ thu với ôtô là 65:35 nhưng thực tế TP HCM chỉ nhận được 151,2 tỷ đồng trên tổng số 2.733 tỷ đồng thu được (hơn 5%). "Đề nghị Bộ Tài chính có ý kiến với Bộ Giao thông Vận tải và Quỹ sử dụng phí đường bộ trung ương để phân bổ đúng", đại diện TP HCM cho biết.

Không riêng TP HCM, nhiều tỉnh, thành khác cũng thi nhau xin giữ lại ngân sách tại địa phương. Lấy lý do cân đối ngân sách tỉnh đang khó khăn, lãnh đạo Đăk Lăk đề xuất được giữ lại 264 tỷ đồng khoản chưa dùng hết sau khi Bộ Tài chính tạm ứng hụt thu về miễn giảm thuế VAT.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Đăk Lăk Nguyễn Hải Ninh cho biết, năm 2015, thu ngân sách địa phương này dù vượt dự toán do trung ương giao nhưng lại không đạt chỉ tiêu cho UBND tỉnh giao. Nguyên nhân là tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề bởi nguồn thu từ miễn giảm 100% thuế Giá trị gia tăng (VAT) với một số nông sản chủ chốt.

Đăk Lăk tính toán năm 2016 hụt thu 781 tỷ do miễn giảm khoản thuế này. Tuy nhiên, thực tế Tổng cục Thuế xác định khoản thuế miễn giảm chỉ khoảng 326 tỷ đồng, trong khi đó Bộ Tài chính đã tạm ứng hụt thu cho tỉnh 600 tỷ đồng. Như vậy, hiện tỉnh vẫn đang giữ khoản tiền 274 tỷ đồng. "Tỉnh xin kiến nghị trung ương không thu hồi khoản chênh lệch này bởi ngân sách đang rất khó khăn", ông Ninh đề xuất.


Năm, sáu cơ quan cùng quản cái vỉa hè

Đó là thông tin được ông Tô Văn Động, giám đốc Sở VH-TT Hà Nội cho biết tại hội nghị tổng kết công tác Văn hóa, Thể thao và Du lịch do Bộ VH-TT&DL tổ chức ngày 31-12.

“Một vỉa hè có 5- 6 cơ quan quản lý, nên phải được các cơ quan đồng bộ giải quyết thì vấn đề trật tự văn minh đường phố mới có hiệu quả”, ông Động nói.

Theo ông Động, việc nhiều cơ quan cùng quản lý vỉa hè, lòng đường không phải là đặc thù của Hà Nội mà cũng là của các thành phố khác. Cụ thể, lòng đường do ngành giao thông quản lý, vỉa hè là trách nhiệm của quận huyện, dây điện cống ngầm là ngành xây dựng, còn cơ quan văn hóa là lo vấn đề vệ sinh.
Đề cập những việc đã làm được, ông Động cho hay năm qua Sở đã xử lý 15.000/75.000 biển hiệu vi phạm, 172 tuyến phố được hạ ngầm dây cáp. Tuy nhiên ông Động cũng thẳng thắn thừa nhận việc thực hiện văn minh đô thị của Hà Nội chưa đáp ứng được sự mong mỏi của người dân, của thủ đô nói riêng và cả nước nói chung. 
“Chúng ta có những văn hóa mang tính truyền thống, mọi thứ thì hay mang ra vỉa hè sinh hoạt nên việc sinh hoạt ở vỉa hè nếu nói là một nét văn hóa thì hơi quá nhưng rõ ràng chúng ta phải tuyên truyền làm sao bớt chuyện ra vỉa hè sinh hoạt”, ông Động tâm tư.
Về giải pháp khắc phục ông Động chia sẻ trong thời gian qua Hà Nội đã phạt, dỡ bỏ, cắt các số điện thoại quảng cáo vi phạm đồng thời có thể thành phố Hà Nội xin phép kiến nghị có hình phạt riêng mạnh hơn so với các tỉnh thành phố khác. “Ví dụ như chương trình biểu diễn nghệ thuật sai về quảng cáo có thể cho dừng biểu diễn nếu cố tình và vi phạm nhiều lần”, ông Động nói.

Bộ trưởng Quốc phòng Việt - Trung điện đàm trực tiếp

Duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực, đáp ứng lợi ích của nhân dân mỗi nước, từng bước giải quyết thỏa đáng những bất đồng trên cơ sở các nhận thức chung giữa lãnh đạo hai quốc gia.

Đó là một trong những nội dung được Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn trao đổi trong cuộc điện đàm trực tiếp sáng nay (31-12).

Cuộc hội đàm giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam - Trung Quốc diễn ra nhân dịp Bộ Quốc phòng hai nước chính thức thiết lập đường dây liên lạc trực tiếp, nhân dân hai nước chuẩn bị đón năm mới 2016 và kết thúc năm kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia.

bo truong quoc phong viet nam phung quang thanh dien dam voi bo truong quoc phong trung quoc thuong van toan

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh điện đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn

Tại cuộc hội đàm kéo dài khoảng 30 phút, Bộ Quốc Phòng hai bên đánh giá cao quan hệ hợp tác quốc phòng trong thời gian vừa qua đã đem lại những hiệu quả thiết thực và là một trong những trụ cột quan trọng trong quan hệ giữa hai nước.

Bộ trưởng Quốc phòng hai bên cũng thống nhất thiết lập đường dây liên lạc trực tiếp giữa quốc phòng hai nước. Đây là một trong những nội dung hợp tác mới thể hiện sự tin cậy lẫn nhau, đồng thời tạo điều kiện để lãnh đạo hai nước kịp thời trao đổi những vấn đề trong quan hệ quốc phòng giữa hai bên.

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh và người đồng cấp bên phía Trung Quốc khẳng định quan hệ giữa hai bên đã góp phần duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực, đáp ứng lợi ích của nhân dân mỗi nước.

Bộ Quốc phòng hai bên tiếp tục từng bước giải quyết thỏa đáng những bất đồng trên cơ sở các nhận thức chung giữa lãnh đạo hai quốc gia.

Hai bên tiếp tục tăng cường giao lưu các cấp, triển khai có hiệu quả các thỏa thuận đã ký kết, góp phần đưa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc không ngừng phát triển.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục