Lý do xây dựng Lý Sơn thành cứ điểm quân sự trọng yếu
Phồn vinh giả tạo
735 người đã chết do tai nạn giao thông từ cuối 2015 đến nay
El Nino 2016 sẽ là đợt mạnh kỷ lục và kéo dài nhất
Tàu hộ vệ tên lửa Đinh Tiên Hoàng thăm hữu nghị Hải quân Singapore
Tin trong nước đọc nhanh 30-12-2015
- Cập nhật : 30/12/2015
Trung Quốc điều Hải Dương 981 tới vị trí mới trên Biển Đông
Giàn khoan Hải Dương 981 sẽ khoan thăm dò ở giếng Lăng Thủy 24-1-1, khu vực có tọa độ 17°29′32″N/110°57′11″E từ ngày 28/12-10/2/2016, Cục Hải sự Trung Quốc (MSA) hôm qua thông báo trên trang web.
Khu vực này cách đông nam mũi Lăng Thủy khoảng 75 hải lý. Trong quá trình giàn khoan hoạt động, Trung Quốc ban bố lệnh cấm mọi tàu bè tiến vào bán kính tọa độ trong 2.000 mét.
Trước đó hồi tháng 6, MSA thông báo Hải Dương 981 hoạt động tại mỏ Lăng Thủy 25-1S-1, cách thành phố Tam Á, cực nam đảo Hải Nam khoảng 72 hải lý. Hải Dương 981 là giàn khoan Bắc Kinh hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam vào năm 2014.
Ngân sách cải thiện, khỏi phải bán tài sản để chi tiêu
Tại kỳ họp QH cách đây hơn một tháng, CP đã báo cáo thu ngân sách trung ương giảm mạnh theo giá dầu thế giới, trong khi nhu cầu chi lại tăng cao. Do đó đề nghị cho phép bán vốn tại DNNN, tiền thu về dành ra 10.000 tỉ đồng để cân đối ngân sách 2015. Báo cáo này dựa trên các tính toàn vào thời điểm tháng 9.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Dũng, với tình hình khả quan trong quý cuối năm, nhiều khả năng sẽ không phải dùng tới khoản 10.000 tỉ đồng này. Như thế, sẽ có thêm nguồn để đầu tư phát triển hoặc chi cho giáo dục, y tế - điều mà nhiều ĐBQH đã nêu ra trong kỳ họp.
Về ngân sách 2016, ông Dũng dự báo sẽ chịu tác động lớn từ giá dầu. Dự toán ngân sách mà QH thông qua dựa trên giả thiết giá dầu trung bình năm tới ở mức 60 USD/thùng, nhưng tới những ngày này, đã có lúc rơi xuống 35 USD. Bộ Tài chính đang tiếp tục theo dõi, lên phương án có tính tới khả năng giá xuống 30 USD.
“Tình hình này sẽ khó cho thu ngân sách trung ương. Nhưng kinh nghiệm điều hành năm 2015 cho thấy giá dầu giảm sẽ tiếp tục kéo giảm chi phí đầu vào các ngành sản xuất, thúc đẩy kinh tế phát triển, và nhờ đó sẽ có cách cân đối được ngân sách chung”, ông Dũng đánh giá.
Bộ trưởng Thăng: Hà Nội, TP HCM được hạn chế xe cá nhân
Sáng 29/12, trả lời kiến nghị của Chủ tịch Hà Nội về lộ trình hạn chế xe cá nhân, Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng khẳng định Chính phủ đã phân quyền cho địa phương. “Khi cho ý kiến với đề án phát triển hợp lý các phương thức vận tải cho các thành phố lớn, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã giao các địa phương lập đề án trình hội đồng nhân dân do đặc thù từng nơi khác nhau”, ông Thăng nói tại ngày làm việc thứ hai của cuộc đối thoại giữa Chính phủ với các địa phương.
Bộ trưởng Thăng cho biết thêm, tại đề án trình Chính phủ cuối năm 2013, cơ quan này đã dự kiến việc hạn chế phương tiện cá nhân sẽ thực hiện bằng nhiều cách như theo từng tuyến đường, loại phương tiện, trong những khoảng thời gian nhất định.
“Hà Nội và TP HCM chủ động lập phương án, Bộ Giao thông sẽ phối hợp thực hiện”, ông nói thêm.
Trước đó, trong ngày đầu hội nghị, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung đề xuất Chính phủ cho phép Hà Nội xây dựng lộ trình hạn chế xe cá nhân với lý do trong khoảng 4-5 năm tới tình hình giao thông Thủ đô sẽ rất phức tạp nếu không có giải pháp quyết liệt từ lúc này.Ông Chung cho hay, bình quân hàng tháng trên địa bàn thành phố có 18.000-20.000 xe máy đăng ký mới và từ 6.000-8.000 ôtô đăng ký mới, với tốc độ này và nhất là từ năm 2018 khi các dòng thuế liên quan giảm, thì đến năm 2020 Hà Nội có gần 1 triệu ôtô (chưa kể ôtô của các lực lượng vũ trang), 7 triệu xe máy.
Trước đó, vào cuối năm 2013, tại đề án trình Chính phủ, Bộ Giao thông đã đặt ra một số ưu tiên như: Phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng; đầu tư các điểm trung chuyển; phát triển trung tâm quản lý và điều hành vận tải công cộng; đẩy nhanh tiến độ đầu tư phát triển hệ thống đường sắt đô thị theo quy hoạch.
Phương tiện cá nhân sẽ được quản lý thông qua phân luồng và kiểm soát trên một số tuyến phố theo giờ nhất định trong ngày và ngày nhất định trong tuần, kết hợp với tăng tần suất vận tải hành khách công cộng; áp dụng nhiều mức thu phí trông giữ phương tiện theo hướng giảm dần từ trung tâm ra bên ngoài; tăng dần theo mật độ giao thông; nâng cấp, quản lý vỉa hè, ưu tiên cho người đi bộ.
Đề án đặt mục tiêu đến năm 2020, lĩnh vực vận tải hành khách công cộng ở Hà Nội và TPHCM đảm nhận từ 20-25%; vận tải cá nhân chiếm 75-80%. Các TP. Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, vận tải hành khách công cộng đảm nhận từ 10-15%; vận tải cá nhân: 85-90%.
Đề án cũng nêu việc đảm bảo tỷ lệ quỹ đất dành cho giao thông đô thị, trong đó có tỷ lệ quỹ đất hợp lý cho giao thông tĩnh từ 5-7%, quỹ đất dành cho người đi bộ ở mức hợp lý (2%).
2016 sẽ thông tuyến cao tốc Ninh Bình tới Hà Tĩnh
Cũng báo cáo tiến độ, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Đức Long cho hay trong năm tới, phần đường cao tốc nối Hạ Long với Hải Phòng giao cho tỉnh làm chủ đầu tư sẽ hoàn tất, để nối với phần dự án cầu Bạch Đằng (qua sông Chanh). Còn cây cầu này cũng với đường nối đầu tư theo dạng BOT do Bộ Giao thông chủ trì sẽ hoàn thành đầu 2017.
Như vậy, chỉ hơn một năm nữa, Quảng Ninh sẽ có tuyến đường cao tốc với Hải Phòng, đoạn gần cảng Đình Vũ, và từ đó kết nối với cao tốc Hải Phòng – Hà Nội, vừa thông tuyến mấy tháng.
Quân đội bàn giao 20 ha đất ở sân bay Tân Sơn Nhất
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho biết Bộ Quốc phòng thống nhất bàn giao 20 ha đất ở sân bay Tân Sơn Nhất cho Bộ GTVT và có thể giao thêm diện tích tương tự.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh: Quân đội đã thống nhất bàn giao 20 ha đất ở sân bay Tân Sơn Nhất - Ảnh: Nguyễn Nam
Phát biểu tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương chiều 28-12, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh cho biết dù Bộ Giao Vận tải thông chỉ đề nghị “nhường” 9 ha đất ở sân bay Tân Sơn Nhất cho mục đích giao thông nhưng Bộ Quốc phòng đã chủ động bàn giao 20 ha trong giai đoạn một.
Lý do của việc bàn giao này là do Bộ Quốc phòng nhìn nhận hoạt động của máy bay quân sự ở sân bay Tân Sơn Nhất gây cản trở đến hoạt động bay dân dụng, đặc biệt trong quá trình các máy bay này sửa chữa, bay thử nghiệm.
Lực lượng không quân đóng ở Tân Sơn Nhất theo đó di chuyển ra khỏi TP HCM, đóng ở các địa phương lân cận.
Tiếp đó, trong giai đoạn 2, Bộ Quốc phòng có thể giao thêm 20 ha đất nữa để cải thiện hạ tầng giao thông. TP HCM vì thế có thể mở đường Cộng Hòa vào sân bay Tân Sơn Nhất để giảm ùn tắc.
Theo Đại tướng Phùng Quang Thanh, việc bàn giao đất quân sự cho giao thông sử dụng sẽ được tiến hành theo hướng lưỡng dụng, khi có nhu cầu Bộ Quốc phòng sẽ tái sử dụng.
Kẹt xe trên các tuyến đường gần sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đang trở thành một mối quan ngại lớn ở TP HCM
Cũng theo Bộ trưởng Thanh, ngoài sân bay Tân Sơn Nhất, việc di chuyển lực lượng không quân đóng ở các sân bay Nội Bài, Đà Nẵng cũng đã có lộ trình thực hiện.
Ngoài ra, tại Hà Nội, Quân chủng Phòng không - Không quân sẽ bàn giao đất để Thủ đô mở rộng đường Lê Trọng Tấn dài khoảng 2 km.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Thanh cho biết việc phối hợp với các thành phố còn chậm nên đề nghị lãnh đạo các địa phương chủ động để đẩy nhanh các dự án giao thông. “Kinh tế phải xác định là trung tâm, chúng ta phải tự sắp xếp lấy vì chúng ta còn có điều kiện phát triển. Dù sẽ tăng thêm phần khó khăn nhưng anh em chiến sĩ rất quyết tâm và sẵn sàng hi sinh vì sự phát triển của đất nước” - ông Thanh lý giải thêm.
Ngoài ra, Đại tướng Phùng Quang Thanh cho biết cảng Cam Ranh (Khánh Hòa) dự kiến được khánh thành vào cuối tháng 2-2016 với mô hình cảng mở, tinh thần đa phương hóa, đa dạng hóa, đan xen lợi ích. “Bên cạnh cảng quân sự dành riêng cho hải quân, quân đội còn xây cảng quốc tế là “cảng mở” để sau này Khánh Hòa có tàu du lịch cỡ lớn vào, tàu quân sự các nước vào làm dịch vụ hậu cần kỹ thuật. Mô hình “cảng mở” Cam Ranh sẽ giống cảng Changi của Singapore” - người đứng đầu Bộ Quốc phòng cho hay.