Nguy cơ biển Đông năm 2016
Khánh Hòa 10 năm 'không phát hiện cán bộ nhận quà'
ASEAN là trụ cột trong chính sách đối ngoại của Việt Nam
Xử chuyện cấp nước, thoát nước thi công thiếu đồng bộ
Bộ Công Thương phải tiếp tục cải cách thủ tục, tiếp sức doanh nghiệp
Tin trong nước đọc nhanh 31-12-2015
- Cập nhật : 31/12/2015
Hà Nội mở chín điểm bán hàng ‘khổng lồ’ phục vụ tết Nguyên Đán
Ông Tuấn lưu ý: “Việc cung ứng hàng hóa phải đảm bảo chất lượng, giá cả ổn định, phục vụ nhu cầu mua sắm của công nhân các khu công nghiệp và nhân dân các huyện xa trung tâm nội thành”.
Theo báo cáo của UBND TP Hà Nội, dự kiến tổng lượng hàng hóa thiết yếu phục vụ tết Nguyên đán trên địa bàn Hà Nội đạt 21.610 tỉ đồng. UBND TP Hà Nội chỉ đạo Sở Công Thương TP Hà Nội chú trọng kết hợp công nghiệp - thương mại, khai thác hàng hóa đưa về Hà Nội phục vụ người dân, đồng thời giúp doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm.
Hà Nội sẽ tổ chức 9 điểm bán hàng Việt phục vụ tết với quy mô 1.500-2.000 m2/ điểm, tương đương với 50-70 gian hàng tiêu chuẩn tại một số huyện, khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội.
Từ ngày 27 đến 31-1-2016 sẽ mở các điểm bán hàng tết tại huyện Thanh Oai, Mỹ Đức, Gia Lâm, Sóc Sơn; từ ngày 1 đến 5-2-2016 mở tại Ba Vì, Quốc Oai, Thanh Trì, Phú Xuyên, Khu công nghiệp Bắc Thăng Long. Nguồn kinh phí để triển khai chương trình lấy từ chương trình xúc tiến thương mại năm 2016 của Hà Nội.
Vũng Tàu muốn chi 270 tỷ đồng lắp camera thông minh
UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa quyết định triển khai gắn camera thông minh trên toàn tỉnh nhằm theo dõi tình trạng giao thông, kéo giảm tai nạn trên tuyến huyết mạch đi TP HCM. Dự án do Công an tỉnh này làm chủ đầu tư.
Theo đại tá Nguyễn Thanh Hùng, Phó giám đốc Công an Bà Rịa – Vũng Tàu, dự án tốn khoảng 270 tỷ đồng, sẽ chia ra nhiều đợt, triển khai từ 2016 -2017. Trong đó, giai đoạn một gắn 19 cụm camera trên quốc lộ 51, dài hơn 36 km, nối từ huyện Tân Thành đến TP Vũng Tàu, có kinh phí 97 tỷ đồng.
"Sở dĩ hệ thống camera này đắt tiền là do được xử lý gần như tự động hoàn toàn", ông Nguyễn Thanh Hùng nói và cho biết việc cung cấp hệ thống camera sẽ do công ty trong nước thực hiện.
Theo đó, hệ thống camera thông minh có thể tự động phát hiện, theo dõi và chụp lại biển số xe, nhận dạng mặt người vi phạm. Tất cả hình ảnh được truyền về trung tâm xử lý tại các chốt tuần tra CSGT để phạt nguội. Tại các giao lộ, tuyến bị ùn ứ, hệ thống sẽ tự động truyền tải âm thanh, hình ảnh và thông tin đến CSGT gần nhất thông báo.
Ngoài ra, chuỗi camera này có thể giám sát 6 làn xe cùng lúc; đo được tốc độ di chuyển 300 km/h của xe ở các thời điểm trong ngày, kể cả thời tiết có sương mù, mưa hay đêm. Hệ thống camera giám sát còn kết nối với trung tâm chỉ huy của tỉnh, quốc gia và lập danh sách "đen" người và xe vi phạm.
Cần thành lập cơ quan chuyên trách về minh bạch tài sản
Ngày 29-12, tại buổi lấy ý kiến hoàn thiện đề án cơ sở dữ liệu về minh bạch tài sản, thu nhập, ông Ngô Hùng Sơn (Cục Chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ) khẳng định. Ông Sơn đề nghị cần sớm có quy định xử lý hình sự đối với hành vi gian dối trong kê khai, đồng thời đề xuất thu hồi tài sản không giải trình được nguồn gốc.
Ông Phí Ngọc Tuyển, Phó Cục trưởng Cục Chống tham nhũng, đề nghị cần phải thành lập cơ quan chuyên trách về công tác minh bạch tài sản, thu nhập theo mô hình vừa phân tán vừa tập trung. Việc này để chủ động nắm bắt nguồn gốc, dòng tài sản thu nhập bất hợp pháp.
Thứ trưởng Nội vụ: 'Hai con tôi đi du học cũng không về'
Sáng 29/12, Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên nhi đồng tổ chức phiên giải trình của Chính phủ về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Luật thanh niên.Dẫn câu chuyện về 12/13 nhà vô địch cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia không trở về nước cống hiến, đại biểu Nguyễn Xuân Thủy nói: "Họ dùng chất xám để làm lợi cho nước ngoài, trong khi đó lại bỏ rơi Việt Nam quê hương mình". Theo ông Thủy, Bộ Nội vụ phải trả lời được câu hỏi tại sao việc thu hút thanh niên tài năng gặp nhiều bất cập và giải pháp khắc phục thế nào.
Thứ trưởng Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho biết, thời gian qua phong trào trải thảm đỏ cũng thu hút nhiều người về, tuy nhiên vẫn chưa bền vững. Sau khi thu hút về rồi, chính sách sử dụng còn nhiều bất cập. "Như trường hợp 12/13 nhà vô địch Olympia không về nước thì con em nhiều người ngồi ở đây cũng không về. Cá nhân gia đình tôi cũng vậy, 2 đứa không về. Ví dụ như thế thì thấy khó thật. Bây giờ tạo việc làm thế nào, thu hút ra làm sao, chúng tôi sẽ có báo cáo Chính phủ để xem lại chính sách”.
Ông Thăng cho biết thêm, việc đi học, đặc biệt du học từ THPT, đại học ở nước ngoài phổ biến là không về. “Quan điểm cá nhân tôi là cần có tư duy thoáng. Không phải không về nước là không đóng góp cho đất nước. Không phải không về nước là không yêu nước. Đây là sự cống hiến chung cho nhân loại. Có trường hợp đưa hình ảnh Việt Nam lên rất cao, ví dụ giáo sư Ngô Bảo Châu”.
Tuy nhiên, ông Thăng cho rằng, sắp tới cần phải điều chỉnh chính sách thu hút nhân tài.
Giám đốc làm giả chứng thư bảo lãnh lừa tiền đối tác
Theo hồ sơ, tháng 4-2010, Công ty TNHH Xây dựng Xanh, địa chỉ quận Thủ Đức, TP.HCM do Chi làm giám đốc ký hợp đồng với Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng cấp thoát nước (WASECO). Theo đó, công ty của Chi sẽ thực hiện thi công hai hạng mục thuộc công trình xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Sóc Trăng và công trình xây dựng hệ thống thoát nước thải TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Để chiếm đoạt tiền của đối tác, Chi thuê người làm giả sáu chứng thư bảo lãnh và gia hạn bảo lãnh, thể hiện Ngân hàng NN&PTNT Chi nhánh 10 nhằm nhận tiền ứng trước hơn 1,7 tỉ đồng của WASECO. Công ty của Chi chỉ thực hiện một phần công việc theo thỏa thuận, chiếm đoạt của WASECO 755 triệu đồng. Khi vụ việc bị phát hiện, Chi bỏ trốn khỏi nơi cư trú đến tháng 3-2015 bị bắt theo lệnh truy nã.