Mượn danh dự án của Bộ Quốc phòng, xây dựng công trình làm nghiêng đổ nhà dân
TPHCM: Đã hoàn thành hơn 4.500 căn hộ TĐC Thủ Thiêm
Quốc Oai có thêm cụm công nghiệp quy mô 13 ha
TPHCM: Còn 178 khu chung cư xuống cấp cần kêu gọi đầu tư xây mới
Cơ chế, chính sách đặc thù đối với Khu công nghệ cao Hòa Lạc
Tin trong nước đọc nhanh trưa 15-02-2016
- Cập nhật : 15/02/2016
Cứu tàu cá cùng 9 ngư dân gặp nạn trên biển
Tàu cá QNg 94499TS cùng 9 ngư dân gặp nạn trên biển đã được Trung tâm phối hợp Tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực II điều tàu ra biển ứng cứu thành công trong đêm.
Rạng sáng 14-2, tàu SAR274 thuộc Trung tâm phối hợp Tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực II (đóng tại Đà Nẵng) đã tiếp cận tàu bị nạn QNg94499TS và chuyển 9 ngư dân trên tàu bị nạn sang tàu SAR 274 để chăm sóc sức khỏe. Dự kiến, 14 giờ cùng ngày, tàu SAR274 sẽ đưa các ngư dân cập cảng Trung tâm II.
Trước đó, lúc 19 giờ 30 ngày 13-2, ông Trần Văn Cúc, chủ tàu kiêm thuyền trưởng tàu QNg 94499TS (Đức Phổ, Quảng Ngãi), thông báo cho Trung tâm phối hợp Tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực II tàu của ông xuất bến từ cảng cá Thọ Quang - Đà Nẵng ngày 28-1, đến 0 giờ ngày 12-2 bị hỏng máy tại tọa độ 16040 N - 109010 E. Dù cố gắng khắc phục suốt 2 ngày qua nhưng máy vẫn không khôi phục.
Lương thực phẩm và nước ngọt dự trữ 3 ngày đã gần hết, xung quanh không có tàu nào hỗ trợ, đề nghị cứu nạn khẩn cấp.
Trước tình hình đó, Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam đã triển khai ngay phương án điều động tàu SAR274 tại Đà Nẵng đi cứu nạn. Tàu SAR274 rời bến lúc 21 giờ 45 ngày 13-2, đến 2 giờ 2 ngày 14-2 tiếp cận tàu bị nạn,
Vỡ đường ống xút Nhà máy alumin Tân Rai
Ông Nguyễn Trung Thành - phó chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng) - xác nhận thông tin này.
Theo đó sáng 13-2, đường ống dẫn nước có chứa chất xút độc hại từ hồ bùn đỏ của Nhà máy alumin Tân Rai bị vỡ khiến nước chảy tràn ra ngoài tại vị trí tổ 23, thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm.
Ngay khi xảy ra sự cố trên, Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng đã huy động công nhân bít kín đường ống bị vỡ chỉ trong vòng một giờ nên không có thiệt hại đáng kể.
Theo kiểm tra nhanh, nước từ đường ống bị vỡ có chứa chất xút dẫn từ hồ bùn đỏ đến nhà máy tuyển quặng bôxit chảy ra nền đường đất dài khoảng 400m.
Rất may, nước chứa chất xút có độ pH vượt ngưỡng cho phép không chảy tràn vào nhà dân khi ống dẫn nước bị vỡ.
Tại thời điểm xảy ra sự cố, Công ty Nhôm Lâm Đồng đã cho tạm ngừng việc bơm nước qua đường ống để khắc phục điểm rò rỉ.
Ông Thành cho biết thêm hoạt động của Nhà máy alumin Tân Rai không bị ảnh hưởng bởi sự cố trên. Trong chiều cùng ngày, hệ thống bơm nước từ hồ bùn đỏ đã hoạt động bình thường trở lại.
Sông Sêrêpốk cạn trơ đáy, du lịch Buôn Đôn gặp khó
Trưa 13-2, khách du xuân tại khu du lịch Buôn Đôn (Đắk Lắk) sau khi tham gia dịch vụ cưỡi voi vượt sông đã khá thất vọng vì… sông cạn trơ đáy.
Tại bến nước Tha Luông (còn gọi bến Vua - buôn Trí A, xã Krông Na, Buôn Đôn) - nơi lượng nước dồi dào nhất trên đoạn sông này - mực nước đã xuống rất thấp.
Những tảng đá rộng hàng trăm mét vuông đã lộ ra giữa dòng. Nhiều chiếc thuyền đánh cá, chở khách đã bị “nhốt” lại giữa những ghềnh đá, không thể di chuyển.
Anh Y Thu - một người dân ở đây - cho biết sông Sêrêpốk vào thời điểm này trong năm đều xuống thấp vì là cao điểm mùa khô. Tuy nhiên mấy năm nay thủy điện ngăn dòng nên sông cạn kiệt hơn, nhiều đoạn trơ đá, thuyền không thể đi được nữa.
Anh Phong - từ TP.HCM đưa vợ con lên Buôn Đôn du lịch - nói: “Ban đầu xem trên mạng thấy có dịch vụ cưỡi voi vượt sông nên gia đình tôi rất hào hứng.
Nhưng khi lên đến nơi, chỉ cưỡi voi được một đoạn quanh vũng nước giữa sông khiến con tôi rất buồn. Tôi không nghĩ đây là dòng sông Sêrêpốk hùng vĩ mà chúng tôi đã từng nghe, từng xem vì nó chẳng khác nào những cái ao”.
Một nhân viên tại khu du lịch cho biết những ngày tết có khoảng 1.000 lượt khách/ngày vì đây là cao điểm của mùa du lịch.
“Rất nhiều du khách chọn dịch vụ cưỡi voi nhưng sau đó than phiền rằng họ mất tiền oan. Tuy nhiên khu du lịch cũng đã cố gắng hết sức để du khách được trải nghiệm cảm giác cưỡi voi vượt sông. Không biết tới đây, lễ hội đua voi có phần thi voi vượt sông Sêrêpốk sẽ như thế nào.
Năm 2014, cho đến khi UBND tỉnh yêu cầu thì thủy điện Sêrêpốk 4A mới xả nước được khoảng hai tiếng đồng hồ” - nhân viên này nói.
Còn tại khu du lịch Thanh Hà (buôn N'Drếch, Ea Huar, Buôn Đôn), ngay dưới đập thủy điện Sêrêpốk 4A tình cảnh còn khó khăn hơn. Mặc dù thời điểm này lượng khách đến đây rất đông nhưng nhiều người cũng chỉ “dạo một vòng rồi đi”.
Nhiều nhóm khách cố nán lại thưởng thức món ăn tại đây rồi về vì sông trơ đáy, khung cảnh rất buồn chán.
Khu du lịch này mới mở thêm dịch vụ du thuyền độc mộc, trải nghiệm thác ghềnh trên sông Sêrêpốk nhưng không có mấy khách tham gia, bởi đoạn sông còn nước để thuyền có thể di chuyển dài khoảng 200m, còn lại trơ đá, khách có thể đi bộ thoải mái.
Bà Lê Thị Thanh Hà - giám đốc Công ty TNHH du lịch sinh thái Bản Đôn (đơn vị quản lý khu du lịch Thanh Hà) - cho biết so với tết năm 2015 thì năm nay không khô hạn bằng do thủy điện Sêrêpốk 4A mới xây cho khu du lịch một đập chắn nước.
Khu du lịch cũng dùng đá, bao tải dẫn nước chảy qua khu cầu treo nhưng chỉ đủ để nuôi sống những cây si giữa dòng sông, còn sông dưới cầu treo vẫn trơ đáy, khiến khách du lịch cũng mất hứng thú.
Người lao động cần tâm thế mới
Trước khi thay đổi nơi làm việc, người lao động nên cân nhắc và có kế hoạch cho công việc của mình, tránh tình trạng bị đẩy về phía những doanh nghiệp mà lương, thưởng và các chế độ phúc lợi đều không đảm bảo.
Trước khi thay đổi nơi làm việc, người lao động nên cân nhắc và có kế hoạch cho công việc của mình, tránh tình trạng bị đẩy về phía những doanh nghiệp mà lương, thưởng và các chế độ phúc lợi đều không đảm bảo.
Kỳ nghỉ Tết Bính Thân khép lại, mọi người bắt đầu tiếp tục cuộc mưu sinh trong vòng quay tất bật của cuộc sống. Những nẻo đường về đô thị, vào các khu công nghiệp lại tấp nập người lại qua, các doanh nghiệp đang bắt tay vào thực hiện các kế hoạch của năm, thực hiện các đơn hàng mới...
Giữa không khí rộn ràng, khẩn trương ấy, một hoạt động trầm lặng nhưng chi phối khá nhiều đến hoạt động sản xuất đang diễn ra: doanh nghiệp tìm nguồn lao động mới và người lao động tìm công việc mới, vị trí mới.
Theo quy luật khách quan của bất kỳ loại thị trường nào, người bán luôn tìm đến đối tác có thể trả giá cao nhất cho hàng hóa của mình, người mua lại tìm cho bằng được hàng hóa chất lượng phù hợp với giá thấp nhất.
Vì vậy, người lao động luôn chủ động tìm kiếm một môi trường làm việc có mức lương tương xứng trong khi doanh nghiệp luôn có xu hướng chọn lọc, loại bỏ những lao động kém hiệu quả, năng suất lao động thấp và thay vào đó nguồn lao động mới.
Và sự dịch chuyển lao động âm thầm diễn ra vào những ngày sau tết. Sở dĩ các bên đều không thực hiện ngay đầu năm dương lịch mà thường chờ sau khi nghỉ Tết Nguyên đán vì người lao động có tâm lý đợi thưởng tết xong mới nghỉ việc, còn doanh nghiệp lại không muốn có những xáo trộn trước kỳ nghỉ tết.
Năm nay đã xuất hiện những ý kiến cho rằng nếu Chính phủ tiếp tục tăng mức lương tối thiểu và các khoản chi theo lương như bảo hiểm xã hội, phí công đoàn... hằng năm, thì Việt Nam sẽ mất đi lợi thế về “lao động giá rẻ” trong khi chúng ta đang vào giai đoạn dân số vàng. Nếu các nhà đầu tư nước ngoài thu hẹp sản xuất hoặc rút khỏi thị trường Việt Nam, lượng lao động dôi ra có thể lâm vào tình trạng thất nghiệp.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng tính đến phương án thay nguồn nhân lực thường xuyên để trẻ hóa đội ngũ lao động, tăng cường độ lao động để quỹ lương không tăng thêm nhưng sản phẩm làm ra nhiều hơn. Nhưng nếu nhà đầu tư nước ngoài đổi mới công nghệ để giảm bớt lao động thì vấn đề lại ở khía cạnh khác. Dù theo chiều hướng nào thì người lao động cũng phải nỗ lực nâng cao khả năng thích ứng để tránh rơi vào mất việc, thất nghiệp.
Vậy nên trước khi thay đổi nơi làm việc, người lao động nên cân nhắc và có kế hoạch cho công việc của mình, tránh tình trạng sau một số lần thay đổi, từ lao động được chào đón lại bị đẩy về phía những doanh nghiệp “chiếu dưới” - nơi mà lương, thưởng và các chế độ phúc lợi đều không đảm bảo.Muốn vậy, cùng với tuổi tác, kinh nghiệm và kỹ năng làm việc, tính chuyên nghiệp phải không ngừng tăng lên.
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần có các chính sách phù hợp để người lao động Việt Nam ngày càng tự tin sử dụng lợi thế của mình trong quan hệ lao động, tránh quan niệm “xin việc” lâu nay vẫn tồn tại. Năm mới, Việt Nam vừa chính thức ký Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), người lao động cần tâm thế mới là vậy.
Cấp cứu hơn 23.000 trường hợp tai nạn giao thông dịp tết