tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin trong nước đọc nhanh trưa 14-02-2016

  • Cập nhật : 14/02/2016

Khai thác đường sắt Cát Linh - Hà Đông từ ngày 31-12-2016

Đây là "mốc" được Ban quản lý dự án (PMU) Đường sắt, tổng thầu cam kết đạt được trong lễ ra quân và phát động thi đua hoàn thành Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông sáng 13-2.

den thoi diem nay, du an duong sat cat linh - ha dong da hoan thanh lap duoc 83% so luong dam tren toan tuyen - anh t.phung

Đến thời điểm này, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã hoàn thành lắp được 83% số lượng dầm trên toàn tuyến - Ảnh T.Phùng

Theo ông Lê Kim Thành, tổng giám đốc PMU Đường sắt, đến nay Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã hoàn thành 70% khối lượng.

Tổng thầu và PMU Đường sắt thống nhất đến giữa tháng 4-2016 sẽ hoàn thành toàn bộ việc lắp đặt dầm; hoàn thành rải ray vào 19-8-2016; hoàn thành xây lắp dự án vào tháng 9-2016 để đưa đoàn tàu vào chạy thử. Từ 31-12-2016 sẽ khai thác trên toàn tuyến.

Phát biểu tại buổi lễ, thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường yêu cầu các đơn vị phải đảm bảo các mốc tiến độ trên để khai thác tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Hà Nội vào cuối năm 2016.

Ông Trường yêu cầu PMU Đường sắt và các nhà thầu nỗ lực hơn nữa để giữ vững và vượt các mốc tiến độ nói trên nhưng phải đảm bảo hai tiêu chí quan trọng nhất của dự án là an toàn và chất lượng.

Tại buổi lễ, các nhà thầu cùng PMU Đường sắt đã ký cam kết thi đua thực hiện việc hoàn thành dự án theo đúng các mốc tiến độ đã đề ra.


Huyện đảo Hoàng Sa của Việt Nam 
phải có dân

Tại kỳ họp thứ 14 HĐND TP Đà Nẵng khóa VIII, ông Nguyễn Đăng Hải, phó chủ tịch thường trực Ủy ban MTTQ VN TP Đà Nẵng, đưa ra đề xuất tách hai phường Thọ Quang và Mân Thái thuộc quận Sơn Trà để nhập vào huyện đảo Hoàng Sa, biến huyện này thành một thực thể chính quyền có đất, có dân.

ong dang cong ngu

Ông Đặng Công Ngữ

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Đặng Công Ngữ, nguyên chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa, nói:

- Huyện Hoàng Sa là một huyện đảo đặc biệt, khác với các huyện đảo khác ở VN hiện nay. Và trong Luật tổ chức chính quyền địa phương vừa có hiệu lực có ràng buộc là nơi nào có chính quyền thì nơi đó phải có đầy đủ HĐND và UBND.

Tuy nhiên hiện nay trường hợp huyện đảo Hoàng Sa có chính quyền nhưng không đầy đủ các cấp hành chính, không có dân. Về mặt nhà nước, huyện đang quản lý lãnh thổ nhưng đã bị Trung Quốc tạm chiếm.

Cần lập mới huyện Hoàng Sa bằng cách tách hai phường trong đất liền cộng với huyện Hoàng Sa hiện nay để trở thành một đơn vị hành chính có dân, có đất.

Theo tôi, chúng ta phải tổ chức lại đàng hoàng, bài bản, có bộ máy chính quyền hoàn chỉnh. Mà giải pháp là mình phải lấy một số phường trên đất liền để nhập lại cho vừa có lãnh thổ, vừa có đất vừa có dân.

Nếu làm được như vậy là thực hiện theo đúng tinh thần của Luật tổ chức chính quyền địa phương hiện nay.

ong bui van tieng

Ông Bùi Văn Tiếng

Ông Bùi Văn Tiếng (nguyên trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng, hiện là chủ tịch Hội Khoa học lịch sử TP Đà Nẵng):

Không thể chậm trễ hơn nữa

Xét đòi hỏi khách quan của lịch sử thì lẽ ra thời điểm “chín muồi” để Hoàng Sa trở thành một đơn vị hành chính có dân, có chính quyền, phải bắt đầu từ 40 năm trước. Vì vậy, tôi cho rằng thời điểm này chúng ta không nên chậm trễ hơn nữa và điều đó rất có ý nghĩa trên con đường đấu tranh lâu dài bảo vệ, đòi lại Hoàng Sa.

Trước năm 1975, khi chính quyền Sài Gòn thực hiện ý tưởng kéo Hoàng Sa vào đất liền với việc sáp nhập toàn bộ quần đảo Hoàng Sa vào xã Hòa Long, quận Hòa Vang của Đà Nẵng, họ đã tạo cho chúng ta một tiền lệ lịch sử rất đáng quý. (Tuổi Trẻ)


Cử tri không được nhờ người khác 
bầu hộ, bầu thay

Đó là nội dung trong thông tư hướng dẫn nghiệp vụ công tác tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021. 

Thông tin quy định rõ các công việc thực hiện trong ngày bầu cử của tổ bầu cử.

Theo đó, tổ bầu cử phải thường xuyên thông báo, hướng dẫn cử tri thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bầu cử, thể lệ bầu cử, nội quy phòng bỏ phiếu.

Cử tri phải tự mình đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu hộ, bầu thay. Khi đến phòng bỏ phiếu, cử tri xuất trình thẻ cử tri để được nhận phiếu bầu.

Khi cử tri viết phiếu bầu thì không ai được xem, kể cả các thành viên tổ bầu cử.


6 ngày tết, hơn 3.400 người vào viện vì đánh nhau

Thống kê của văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, trong sáu ngày nghỉ tết từ 7 đến 12-2 (29 đến mùng 5 Tết Bính Thân), cả nước xảy ra 253 vụ tai nạn giao thông làm 160 người chết và 248 người bị thương.

Riêng ngày 12-2 cả nước xảy ra 40 vụ, làm chết 20 người, 37 người bị thương. Tất cả đều là tai nạn giao thông đường bộ.

Trong ngày 12-2, lực lượng cảnh sát giao thông đường bộ toàn quốc đã kiểm tra, xử lý 3.106 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, thu nộp Kho bạc Nhà nước 815,265 triệu đồng; tạm giữ 7 ôtô, 1.004 môtô, tước 116 giấy phép lái xe.

Lực lượng cảnh sát giao đường thủy nội địa toàn quốc kiểm tra, xử lý 21 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, nộp Kho bạc Nhà nước 1,250 triệu đồng.

Ngày 11-2, số cuộc gọi và tin nhắn được phản ảnh về tình hình trật tự an toàn giao thông đến đường dây nóng của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tăng so với những ngày trước. Cụ thể, có 35 cuộc gọi và 7 tin nhắn của người dân đến đường dây nóng phản ảnh về tình trạng tự ý tăng giá vé, nhồi nhét khách, nhiều chuyến bay bị chậm tại sân bay Vinh.

Sau khi nhận được thông tin, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đã yêu cầu các đơn vị có liên quan thực hiện kiểm tra, xử lý triệt để nội dung các thông tin được phản ảnh.

* Trong năm ngày tết (tính từ 29 tết), các bệnh viện toàn quốc đã ghi nhận trên 3.400 người vào viện vì đánh nhau, số tử vong do đánh nhau trong dịp tết đã tăng vọt so với Tết Ất Mùi 2015. Báo cáo ngày 12-2 của Bộ Y tế về tình hình trong dịp tết cho biết số tử vong do đánh nhau (tính đến mùng 3 tết) tăng gấp 2,5 lần so với Tết Ất Mùi.

Theo Bộ Y tế, dịp tết vừa qua rất ít ghi nhận người vào viện do ngộ độc thực phẩm, nhưng trung bình mỗi ngày có khoảng 200 bệnh nhân vào viện vì ngộ độc rượu, rối loạn tiêu hóa. Mùng 5 tết có 1 ca tử vong vì lý do này. Theo bác sĩ Ngô Đức Ngọc (khoa A9 Bệnh viện Bạch Mai), trung bình mỗi ngày khoa tiếp nhận năm bệnh nhân vào viện do xuất huyết tiêu hóa, vỡ tĩnh mạch thực quản do uống 
quá nhiều rượu.

Hiện tại khoa đang điều trị một bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa vì lý do này, bệnh nhân có tiền sử uống mỗi ngày nửa lít rượu, dịp tết uống nhiều hơn và phải vào viện. Bác sĩ Lê Quang Thuận, trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai, cho biết khoảng 10% bệnh nhân điều trị tại trung tâm trong những ngày qua là 
do ngộ độc rượu.


Bị phạt 50 triệu đồng vì biến thịt trâu Ấn thành thịt bò Việt

Bình Thuận đã xử phạt hành chính 50 triệu đồng đối với bà Trần Thị Thu Hương là chủ lô hàng thịt trâu Ấn Độ được “hóa phép” thành thịt bò Việt Nam để đưa ra thị trường bán.

cong an bat lo hang thit trau an do dua ve binh thuan lam gia thanh thit bo viet nam. anh: ng.nam

Công an bắt lô hàng thịt trâu Ấn Độ đưa về Bình Thuận làm giả thành thịt bò Việt Nam. Ảnh: NG.NAM

Ngày 12-2, thông tin từ Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận cho biết Chi cục Quản lý thị trường (Sở Công thương) đã quyết định xử phạt hành chính 50 triệu đồng đối với bà Hương (ngụ thôn Văn Lâm, xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam) về hành vi sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc không có giấy chứng nhận xuất xứ do cơ quan nhà nước cấp.

Bà Hương là chủ lô hàng thịt trâu Ấn Độ được chuyển từ Biên Hòa (Đồng Nai) về “thủ phủ lò mổ” của Bình Thuận là thôn Văn Lâm (có trên 20 cơ sở giết mổ bò) để “hóa phép” thành thịt bò Việt Nam đưa ra thị trường bán.

Trước đó vào ngày 3-2, công an Bình Thuận bắt quả tang xe khách chở 18 thùng hàng chứa 300kg thịt trâu Ấn Độ và xương đã bốc mùi hôi thối, có giòi lúc nhúc, không có giấy tờ hợp lệ.

Số thịt trâu Ấn Độ này được các chủ lò mổ mua về, sau khi rã đông sẽ lấy tiết bò đánh lên bề mặt thịt trâu để giả thịt bò, rồi trà trộn số thịt này vào số thịt bò mà lò giết mổ để đưa ra thị trường.

Đặc biệt thịt này còn cung cấp cho các quán chuyên nấu món bò né mới hoạt động rầm rộ với nhiều chi nhánh tại Bình Thuận.

Mỗi kg thịt trâu Ấn Độ đưa về Bình Thuận với giá dưới 100.000 đồng, sau khi “hóa phép” thành thịt bò thì bán được với giá gần 300.000 đồng.

Theo Công an tỉnh Bình Thuận, người tiêu dùng cần nắm rõ đặc điểm để phân biệt thịt trâu Ấn Độ giả thịt bò với thịt bò thật của Việt Nam để tránh bị lừa đảo khi mua hàng. Cụ thể, thịt trâu giả bò có màu hơi đen sẫm, dù được nhuộm tiết bò nhưng không đỏ tươi như thịt bò Việt Nam.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục