Xảy ra ùn tắc, trạm thu phí giao thông phải mở cửa miễn phí
Giả danh cán bộ Sở Tài nguyên môi trường Hà Nội lừa đảo chiếm đoạt tiền tỷ
Đầu xuân trên công trường cầu vượt biển dài nhất Việt Nam
Đồng Nai: Chính quyền sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp trong “cuộc chơi” mới
Hàng ngàn nông dân Tiền Giang bỏ tết lo cứu lúa
Tin trong nước đọc nhanh 13-02-2016
- Cập nhật : 13/02/2016
2015 là năm đột phá trong quan hệ kinh tế Việt Nam-Hàn Quốc
Sau 6 năm nâng cấp quan hệ lên thành "Đối tác Hợp tác Chiến lược," trong năm 2015, quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc tiếp tục được mở rộng và đi vào chiều sâu thực chất, hai nước ngày càng trở thành những đối tác quan trọng của nhau trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là về hợp tác kinh tế song phương.
Nhân dịp Tết Nguyên đán Bính Thân 2016, Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc Phạm Hữu Chí đã trả lời phỏng vấn về tình hình và triển vọng phát triển quan hệ song phương Việt-Hàn, một số tình hình nổi bật liên quan đến cộng đồng người Việt tại Xứ sở Kim chi trong năm 2015 cũng như hoạt động đón Tết cổ truyền dân tộc của bà con kiều bào tại đây.
Đại sứ khẳng định, năm 2015 là một năm rất thành công của quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc. Trên nền tảng quan hệ chính trị tốt đẹp, bước đột phá và là điểm sáng nhất trong quan hệ hai nước trong năm 2015 là lĩnh vực hợp tác kinh tế.
Với một loạt các dự án lớn của Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam, tổng số vốn đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam tính đến cuối năm 2015 đã đạt gần 50 tỷ USD.
Điểm sáng thứ hai là thương mại giữa hai nước tăng lên nhanh chóng. Trong bối cảnh thương mại toàn cầu nói chung và của Hàn Quốc nói riêng đi xuống, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc lại tăng lên. Năm 2015, tổng kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước đã đạt 36 tỷ USD, tăng 23% so với năm 2014.
Điểm sáng thứ ba là hai bên đã phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) song phương Việt Nam - Hàn Quốc vào ngày 20/12/2015 vừa qua. Đây sẽ là cột mốc mở ra một thời kỳ phát triển mới trong quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước. Các lĩnh vực hợp tác khác cũng có bước phát triển hơn, ngoài các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, hợp tác về du lịch, văn hóa, lao động cũng đạt được những thành tựu nhất định.
Đánh giá triển vọng phát triển trong thời gian tới, Đại sứ Phạm Hữu Chí cho rằng trong năm 2016, quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Với nhiều dòng thuế được cắt giảm sau khi FTA song phương được đưa vào thực hiện, hàng hóa của hai bên sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để thâm nhập thị trường của nhau.
Ngoài ra, Việt Nam đã tham gia Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), trong khi Hàn Quốc chưa tham gia TPP, vì vậy việc các doanh nghiệp Hàn Quốc đang tăng cường đầu tư vào Việt Nam để đón đầu và tận dụng cơ hội xuất khẩu hàng hóa sang các nước thứ 3 thuộc TPP cũng hứa hẹn mang đến một làn sóng đầu tư mới vào Việt Nam trong thời gian tới.
Đại sứ cho rằng, với chiều hướng tích cực đó, mục tiêu nâng kim ngạch thương mại giữa hai nước lên 70 tỷ USD vào năm 2020 chắc chắn sẽ đạt được, thậm chí đạt được trước thời hạn nói trên.
Về vấn đề xuất khẩu lao động Việt Nam sang Hàn Quốc, Đại sứ cho biết trong năm vừa qua, Đại sứ quán đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm tỷ lệ lao động bất hợp pháp người Việt tại Hàn Quốc, qua đó tạo điều kiện cho việc ký lại Bản ghi nhớ (MOU) thông thường để tiếp nhận nhiều hơn lao động Việt Nam sang Hàn Quốc trong thời gian tới.
Về tình hình cộng đồng người Việt tại Hàn Quốc, Đại sứ cho biết hiện có trên 130.000 người Việt Nam đang sinh sống, lao động và học tập tại Hàn Quốc. Trong năm vừa qua, cộng đồng người Việt tại Hàn Quốc đã có nhiều hoạt động thiết thực hướng về quê hương đất nước.
Tiêu biểu đó là các phong trào hướng về Biển Đông, về Hoàng Sa, Trường Sa thân yêu; các hoạt động xã hội từ thiện nhằm giúp đỡ đồng bào đang gặp khó khăn ở trong nước; các hoạt động giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau trong cộng đồng và các hoạt động nhằm duy trì văn hóa truyền thống, giữ gìn cội nguồn bản sắc dân tộc…
Ông Nguyễn Duy Hưng: Cần thiết lập cơ chế không-xin-lỗi khi đầu tư nông nghiệp
Mỗi nông dân/hộ nông dân trong quá trình hợp tác sản xuất phải chịu trách nhiệm cho sản phẩm mà họ làm ra. Nếu không tuân thủ, buộc họ phải ra ngoài cuộc chơi.
Nông nghiệp gần đây được người ta xem như một “trào lưu” khi hàng loạt ông lớn không tiếc tiền của đầu tư vào. Tuy nhiên theo Ts. Đặng Kim Sơn, chuyên gia cao cấp về Nông nghiệp, đó chỉ là hiện tượng chứ không hề có làn sóng nào đầu tư vào nông nghiệp.
Chia sẻ tại buổi gặp gỡ báo chí đầu năm 2016, ông Nguyễn Duy Hưng – Chủ tịch HĐQT Chứng khoán SSI chia sẻ những khó khan khi bước vào lĩnh vực đầu tư tưởng như “thời thượng” này. Ông Hưng cho biết, chưa tính đến lợi nhuận, không phải cứ có tiền là rót vào nông nghiệp được. Đầu tư được 5 triệu Đô la vào nông nghiệp đã là việc không hề dễ dàng. Ông Hưng cũng đồng thời tiết lộ đã đầu tư 100 triệu Đô la vào lĩnh vực này.
Theo số liệu được công bố tại Diễn đàn Nông nghiệp thời TPP, tỷ trọng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp hiện chỉ chiếm khoảng 1% trong toàn nền kinh tế. Riêng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào nông nghiệp, con số cũng chỉ xoay quanh 1%.
Ông Hưng hiện đang đồng thời là Chủ tịch HĐQT PAN – công ty đang nuôi tham vọng dấn thân vào mảng nông nghiệp với chủ trương mô hình khép kín “từ nông trại đến bàn ăn”.
Ông Hưng cho biết, để đầu tư vào nông nghiệp tăng trưởng, hiệu quả, cần phải có 4 điều kiện sau:
Thứ nhất, công nghệ cao – kỹ thuật canh tác.
Thứ hai, phương pháp chế biến bảo quản. Với việc sản xuất quy mô lớn, sản lượng khổng lồ, yêu cần về việc chế biến bảo quản vì vậy ngày càng khắt khe.
Thứ ba là kênh phân phối với những yêu cầu chuyên biệt cho sản phẩm nông nghiệp.
Thứ tư là những chính sách ưu đãi. Ông Hưng nhấn mạnh, cần phân biệt “việc phải làm” với “ưu đãi” trong nông nghiệp. Ví dụ việc “cấp giấy phép trong tuần” – theo ông Hưng là việc phải làm, chứ không thể coi đó là ưu đãi.
Cơ chế không-xin-lỗi
Chia sẻ về kinh nghiệm hợp tác với nông dân trong quá trình sản xuất nông nghiệp, ông Hưng thẳng thắn chia sẻ: Điều quan trọng nhất là phải thiết lập được cơ chế không-xin-lỗi. Có nghĩa là mỗi nông dân/hộ nông dân trong quá trình hợp tác sản xuất phải chịu trách nhiệm cho sản phẩm mà họ làm ra. Nếu không tuân thủ, buộc họ phải ra ngoài cuộc chơi.
Vậy người nông dân được gì khi hợp tác với doanh nghiệp, tuân thủ những tiêu chuẩn khắt khe mà doanh nghiệp đưa ra?
Có một thực tế là hiện nay trong chuỗi sản xuất nông nghiệp, người trực tiếp sản xuất không được hưởng nhiều lợi nhuận. Lợi nhuận rơi vào tay các thương lái, nhà phân phối hơn là người nông dân một nắng hai sương. Với doanh nghiệp tổ chức sản xuất nông nghiệp theo chuỗi họ quan tâm đến biên lợi nhuận tổng thể, do vậy có thể điều tiết lợi nhuận cho các thành phần tham gia. Người nông dân vì vậy có được nhiều lợi ích hơn khi tham gia chuỗi khép kín này.
Đối với PAN, ông Hưng cho biết mặc dù điều tiết nâng lợi nhuận của người nông dân, giúp họ có đủ động lực để làm việc tử tế. Trong trường hợp xấu nhất, nếu nông dân Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu, không ngoại trừ công ty sẽ đầu tư tại các nước lân cận như Myanmar, Thái Lan. Mặc dù việc đầu tư ra nước ngoài là điều không hề mong muốn. Khi doanh nghiệp có nhiều lựa chọn, người nông dân sẽ có áp lực phải làm tốt.
Làm nông nghiệp chuyên môn hóa hay chuỗi khép kín?
Khi người ta chạy theo số lượng ngay, người ta sẽ chuyên môn hóa. Đích đến cuối cùng của PAN không phải là số lượng, mà là thực phẩm an toàn. Rất may những người đồng hành cùng PAN và SSI chia sẻ mong muốn này và hỗ trợ hết mình, ông Hưng chia sẻ.
Trong thời gian tới, khi TPP được ký kết, không ngoại trừ khả năng công ty sẽ bán hàng do các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài sản xuất, miễn đó là thực phẩm an toàn. Việt Nam không thiếu sản phẩm an toàn. Cái thiếu là nơi đủ tin cậy để người ta mua được sản phẩm đó.
Mùng 4 Tết: 39 người chết, 48 người bị thương vì TNGT
Theo báo cáo của Cục Cảnh sát giao thông - Bộ Công an, ngày 11-2 (mùng 4 Tết) cả nước đã xảy ra 52 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm 39 người chết, 48 người bị thương.
Hiện trường vụ tai nạn nghiêm trọng tại huyện Chương Mỹ vào chiều 9-2 khiến 3 người chết, 3 người bị thương.
Ông Nguyễn Trọng Thái, Chánh văn phòng Ủy ban An toàn Quốc gia cho biết theo báo cáo của Cục Cảnh sát giao thông - Bộ Công an, trong ngày 11-2 (tức mùng 4 Tết Nguyên đán Bính Thân 2016) cả nước xảy ra 52 vụtai nạn giao thông (TNGT), làm 39 người chết, 48 người bị thương. Trong số này, đường bộ xảy ra 51 vụ, làm chết 38 người, bị thương 48 người; đường sắt xảy ra 1 vụ, làm chết 1 người.
Như vậy, tính chung trong 5 ngày Tết (từ ngày 29 đến mùng 4 Tết), toàn quốc đã xảy ra 213 vụ TNGT, làm chết 140 người và làm bị thương 211 người.
Ngày 11-2, lực lượng cảnh sát giao thông đường bộ và cảnh sát đường thủy toàn quốc đã kiểm tra, xử lý trên 2.100 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, tạm giữ 57 xe ô tô, 250 xe môtô, tước 274 giấy phép lái xe.
Trong ngày, số cuộc gọi và tin nhắn được tiếp nhận qua đường dây nóng của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã tăng lên so với 4 ngày trước với trên 30 cuộc gọi và tin nhắn của người dân phản ánh về tình trạng tự ý tăng giá vé, nhồi nhét khách và tình hình trật tự an toàn giao thông tại một số khu vực như tuyến xe khách Bến xe Nước Ngầm (Hà Nội) - Con Cuông (Nghệ An) của nhà xe Hải Bình, xe tuyến Gia Lai- Nha Trang thường xuyên nhồi nhét khách; giá vé bến đò tại tỉnh Nam Định tăng giá; việc hoãn chuyến bay Đà Nẵng - Hà Nội không báo trước của hãng máy bay Vietjet Air…
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã yêu cầu các đơn vị có liên quan thực hiện kiểm tra, xử lý triệt để nội dung các thông tin được phản ánh.
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia kiến nghị trong những ngày cuối của dịp nghỉ Tết nguyên đán Bính Thân, mật độ người tham gia giao thông tiếp tục đổ về các đền chùa để du xuân, cầu may tăng cao, nhiều người bắt đầu trở về các thành phố lớn để làm việc, lực lượng cảnh sát giao thông cần tăng cường tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạmtrật tự, an toàn giao thông, có phương án tổ chức giao thông hợp lý tại các cửa ngõ ra vào Hà Nội, TP HCM, hạn chế triệt để tình trạng lộn xộn, ùn tắc giao thông. Các Bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc Công điện số 04/CĐ-UBATGTQG của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia.
Nhiều khách sạn Đà Lạt tăng giá 400%
Giá phòng nghỉ các cơ sở lưu trú, khách sạn tại Đà Lạt tăng từ 100 tới 250%. Thậm chí, nhiều khách sạn tăng tới 400% so ngày thường.
Theo thống kê chưa đầy đủ từ Sở VHTT&DL tỉnh Lâm Đồng, lượng du khách khắp nơi đổ về TP Đà Lạt “du xuân” vào ngày 11-2 (mùng 4 tết) vào khoảng 70.000 lượt khách/ngày. Dự kiến, lượng khách cao điểm trên sẽ duy trì tới hết ngày 13-2.
Trước đó, từ ngày 10-2 (mùng 3 tết) lượng khách đổ về TP Đà Lạt bắt đầu tăng mạnh so với ngày thường.
Tới sáng 11-2, nhiều điểm du lịch nổi tiếng tại TP Đà Lạt như khu vực vườn hoa Đà Lạt, khu du lịch Thung Lũng Tình Yêu, thác Đatanla, thác Prenn, Đường Hầm Đất Sét… đã đông nghẹt người.
Chủ yếu lượng khách đến Đà Lạt là những gia đình, người dân lao động tại các tỉnh miền Tây và lân cận Lâm Đồng tranh thủ những ngày nghỉ tết còn lại đi “du xuân” bằng xe đoàn và loại xe gia đình từ 4 đến 8 chỗ ngồi.
Theo ghi nhận, lượng xe lưu thông cũng tăng mạnh làm các tuyến đường trước các khu du lịch thường xuyên bị ùn ứ, di chuyển rất chậm.
Ngoài các địa điểm du lịch trên, tết năm nay rất đông du khách đến Đà Lạt chọn loại hình du lịch tìm hiểu mô hình trồng dâu tây, rau sạch công nghệ cao.
Ngoài tham quan quy trình trồng dâu sạch trên giá thể (không dùng đất) bằng công nghệ thủy canh, nhiều người còn được tự mình lựa chọn hái những trái dâu tây, cà chua, dưa leo ngay tại vườn.
Tại các vườn dâu tây trồng trên giá thể ở các tuyến đường Mai Anh Đào, Thánh Mẫu (P.7), Hồ Xuân Hương (P.9), rất đông du khách đến tham quan, hái và mua dâu tây tại đây.
Ông Nguyễn Hoài Du, chủ vườn dâu tây sạch trên đường Thánh Mẫu cho biết, bắt đầu từ ngày mùng 3 tết, lượng khách thăm quan và hái dâu tăng gấp gần chục lần so với ngày thường. Hiện đến cuối ngày, 3 sào dâu sạch của gia đình ông đã được khách mua gần hết.
Do lượng khách kéo lên Đà Lạt tăng đột biến nên hệ thống cơ sở lưu trú của thành phố đã rơi vào tình trạng quá tải. Hầu hết các khách sạn, nhà nghỉ ở khu vực trung tâm đã được đăng ký kín phòng trong các ngày từ mùng 3 đến mùng 5 tết.
Giá phòng nghỉ các cơ sở lưu trú, khách sạn tăng từ 100 tới 250%. Thậm chí nhiều khách sạn tăng tới 400% so ngày thường.
Mặc dù giá phòng tăng cao nhưng tình trạng “cháy phòng” bắt đầu từ 10 tới 13-2 do khách đặt cọc trước đó từ 1 tới 2 tháng.
Khá nhiều du khách tới Đà Lạt “du xuân” do không có kế hoạch từ trước đã không thể tìm được nhà nghỉ qua đêm.
Nhiều người đành chấp nhận quay trở lại thị trấn Liên Nghĩa (huyện Đức Trọng, cách Đà Lạt 30km) để tìm phòng nghỉ.
Trong khi đó, không ít du khách đành chấp nhận bị một số khách sạn ém phòng đợi lúc cao điểm hét giá để trục lợi.
Riêng các địa điểm bán hàng đặc sản Đà Lạt, các địa điểm ăn uống tăng nhẹ so với ngày thường từ 15 tới 50%.
Nhìn lại tiến độ siêu dự án metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên
Đoạn đi ngầm tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) dài 2,6 km từ Bến Thành đến Ba Son (quận 1, TPHCM) sẽ hoàn thành vào tháng 2/2019, theo thông tin được Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp.HCM cho biết
Toàn tuyến metro số 1 có tổng chiều dài 19,7 km, bao gồm 2,6 km công trình ngầm và 17,1 km trên cao. Đoạn cầu cạn dài 14,5 km với mặt cắt ngang dầm hình chữ U, trong đó có 12 km sẽ được thi công bằng công nghệ lắp ghép các đốt dầm đúc sẵn bằng hệ đà giáo di động.
Những đốt dầm cầu hình chữ U được đúc sẵn tại bãi đúc dầm khu Deport Bình Long, quận 9, sau đó được vận chuyển đến công trường và lắp trên giàn treo di động. Có 13 đốt dầm được treo trên hệ đà giáo di động và ghép thành một nhịp cầu hoàn chỉnh được liên kết vĩnh cửu với nhau bằng khóa chống cắt và cáp dự ứng lực. Mỗi đốt dầm có trọng lượng lớn nhất 42 tấn với độ dài mỗi đốt 2,85m, rộng dầm 11,1m, cao 2,030m.
Tổng số đốt dầm đúc sẵn là 4.563 đốt, tương đương với 372 nhịp cầu cạn. Tuyến metro Số 1 sẽ được hoạt động thử nghiệm năm 2019 và khai thác thương mại vào năm 2020.
Theo báo cáo của Ban Quản lý đường sắt đô thị Tp.HCM, gói thầu 1b (đoạn đi ngầm dài 2,6 km) gồm 2 nhà ga ngầm và đoạn hầm dài 1.315 m đang gấp rút thi công ngày đêm và luôn kịp tiến độ đề ra. Theo thiết kế, nhà ga Nhà hát Thành phố nằm ở độ sâu 40 m, chiều dài 190 m, gồm 4 tầng trong lòng đất. Hiện nay, để đảm bảo tiến độ, nhà thầu tiến hành thi công cả ngày lẫn đêm, mỗi ngày đào được hơn 500 m khối đất.
Theo quy trình, sau khi máy khoan đào, đất sẽ được đưa lên băng chuyền đưa về điểm tập kết để vận chuyển lên xe đưa đến điểm đổ đất. Với tiến độ thi công như hiện nay, dự kiến đến tháng 2/2019 các nhà ga và đoạn đi ngầm mới hoàn thành.
Theo Ban Quản lý đường sắt đô thị Tp.HCM, đoạn đi trên cao từ Ba Son đến Long Bình, Quận 9 dài hơn 17 km, hiện đang được lắp dầm lên các trụ dọc xa lộ Hà Nội. Việc lắp dầm sẽ thực hiện trong 2 năm, đến giữa năm 2017 sẽ hoàn thành.
Do hoàn thành đoạn đi trên cao trước nên Ban quản lý dự án đường sắt đô thị Tp.HCM đang tính toán các phương án để khai thác đoạn đi trên cao vào năm 2018.
Mới đây nhất, UBND tỉnh Đồng Nai vừa có văn bản đề nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét nghiên cứu, bổ sung kéo dài tuyến metro số 1 với chiều dài 4,7km từ Suối Tiên (quận 9, TP HCM) đến ngã tư Vũng Tàu (Đồng Nai).
Theo đó, việc nghiên cứu kéo dài metro số 1 đến ngã 3 Vũng Tàu xuất phát từ việc tỉnh Đồng Nai nằm giáp với cửa ngõ phía Đông của Tp.HCM. Trên địa bàn tỉnh có gần 30 khu công nghiệp nên lượng người đi lại giữa Đồng Nai và Tp.HCM rất lớn.
Cùng nhìn lại những hoạt động xây dựng dự án trong những ngày đầu xuân
Công trường thi công đoạn trên cao thuộc quận Bình Thạnh vào ngày 28 tết âm lịch.
Nhịp dầm đang được nối dài, đoạn đi qua ngã tư quận Thủ Đức.
Hạng mục thi công quan trọng nhất của toàn bộ đại dự án này, gói thầu thi công nhà ga ngầm ngay gần chợ Bến Thành, quận 1.
Công trường trước nhà hát Sài Gòn. Trong tương lai, nơi đây sẽ là một đại trung tâm mua sắm, vui chơi giải trí sâu 7 tầng dưới lòng đất.
Hàng trụ cột chạy dài dọc Xa lộ Hà Nội đã hoàn thành 100% tiến độ, đang bước vào giai đoạn đút dầm.
Đoạn vượt sông Sài Gòn đang được thi công khẩn trương với chiều rộng 11 m, 2 trụ chính đã thành hình.
Bãi đúc dầm được đặt tài quận 9. Đây là một đại công trường với quy mô xây dựng khép kín.
Các nhà thầu cho biết, hạng mục xây dựng trụ và dầm vượt các con sông lớn nhỏ vô cùng khó khăn và mất nhiều thời gian nhất. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, mọi việc đã hoàn tất trên 60% khối lượng.
Công tác lao lắp dầm đang được nhà thầu tiến hành theo dạng cuốn chiếu, vừa đúc vừa lắp kéo dài trong thời gian 2 năm. Tại phường Thảo Điền, quận 2, xe cộ có thể lưu thông dưới tuyến đường sắt đô thị. Thời điểm này, đây là điểm giao cắt đầu tiên từ trên cao với mặt đường trên toàn tuyến.
Đại công trường trước thương xá Tax vẫn tấp nập đội ngũ chuyên gia, nhà thầu và công nhân trong những ngày nghỉ tết.