Việt Nam - Indonesia nhất trí sớm ký thỏa thuận tuần tra chung
Tổng thống Mỹ sẽ thăm Việt Nam vào tháng 5
Thí điểm dạy tiếng Hàn cấp trung học tại Việt Nam
Nhật Bản đề nghị tặng Hà Nội 200 cây hoa anh đào
Hàng nghìn phụ tùng ôtô tại 'chợ Trời' Hà Nội bị thu giữ
Tin trong nước đọc nhanh tối 15-02-2016
- Cập nhật : 15/02/2016
Thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ
Chuyến đi của đoàn cũng nhằm tăng cường quan hệ song phương Việt Nam-Hoa Kỳ, trong đó có hợp tác về an ninh-quốc phòng, khoa học-công nghệ, phát triển kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, triển khai các thỏa thuận thương mại tự do như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)… Dự kiến hội nghị sẽ có hai phiên thảo luận về kinh tế-thương mại và chính trị-an ninh.
Khoảng 80% công nhân đi làm sau kỳ nghỉ tết
Ông Đô đánh giá năm nay tình trạng công nhân nhảy việc sau tết không nhiều như các năm trước do chế độ đãi ngộ, lương được các doanh nghiệp quan tâm.
Theo ông Đô, trước tết một số công ty có quy mô nhỏ đã thu hẹp sản xuất, giải quyết các chế độ cho công nhân nghỉ việc. Cùng đó, một số công ty cho công nhân nghỉ việc dài ngày, đến tận rằm tháng Giêng mới đi làm trở lại.
Trong khi đó, ông Củ Phát Nghiệp, Chủ tịch Công đoàn Công ty Pouyen Việt Nam (sản xuất dụng cụ thể thao), cho hay do công nhân mới trở lại làm việc nên chưa có thống kê đầy đủ. Tuy nhiên, hằng năm số công nhân trở lại làm việc thường đạt khoảng 80%. Ngoài ra, đầu năm công ty có nhu cầu tuyển thêm khoảng 3.000 công nhân, do nhà máy mở rộng chuyền sản xuất. Theo đó nâng tổng số công nhân ở công ty này lên 85.000 lao động.
Đìu hiu tuyển dụng đầu năm
Các năm trước, biển tuyển dụng giăng khắp tường rào công ty thông tin đầy đủ mức lương, BHXH, các chế độ làm thêm, tiền chuyên cần, tiền trọ… Cùng đó các công ty còn căng băng rôn tuyển dụng san sát trước cổng các KCX-KCN tranh nhau săn đón công nhân từ tỉnh đổ về tìm việc sau tết.
Tuy nhiên theo ghi nhận của phóng viên, năm nay không khí tuyển dụng chùng hẳn. Trước cổng các KCX-KCN không còn nhìn thấy một tấm băng rôn và bàn tuyển dụng cơ động nào, trước cổng các công ty cũng rất hiếm thấy căng biển tuyển dụng rầm rộ như trước. Đồng thời rất ít bắt gặp người lao động đi tìm việc đầu năm.
Một số công ty tại KCN Sóng Thần căng băng rôn tuyển dụng to đùng nhưng chưa có người đến tìm việc. Ảnh: P.ĐIỀN
Hai vấn đề cấp thiết cho hội nhập
Khi hội nhập, cơ hội cho kinh tế Việt Nam rất nhiều, song thách thức đặt ra thì vô cùng lớn. Trong đó hệ thống luật pháp là một trong những thách thức đáng quan ngại. Vì vậy việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật của Nhà nước ta về hội nhập là quan trọng và cấp thiết.
Để đáp ứng yêu cầu này, chúng ta cần lựa chọn những vấn đề gì đòi hỏi của thực tiễn về nhu cầu phát triển phục vụ cho hội nhập của Việt Nam để xây dựng và hoàn thiện luật. Một điều rất quan trọng phải được chú ý là luật phải được xây dựng ổn định.
Bên cạnh đó, việc xây dựng hoàn thiện luật cần phải minh bạch, phù hợp với quyền lợi chung và sự phát triển của xã hội, thúc đẩy sự phát triển chung, không vì quyền lợi cục bộ của một bộ, ngành hoặc một số ít người. Trên cơ sở này, pháp luật mới tạo được môi trường pháp lý bình đẳng cho các đối tượng bị điều chỉnh.
Một vấn đề nữa cần phải quyết liệt thực hiện là việc cải cách thủ tục hành chính.
Nguồn vốn đầu tư nước ngoài luôn có xu hướng sẽ chảy vào những khu vực, quốc gia hấp dẫn về đầu tư nước ngoài, mà một trong các yếu tố để đánh giá là thủ tục hành chính, các thủ tục pháp lý có liên quan đến hoạt động đầu tư. Nếu không cải cách các thủ tục hành chính liên quan đến kinh tế đối ngoại, hội nhập, Việt Nam sẽ bị mất điểm khi so sánh với môi trường đầu tư của các nền kinh tế khác.
Vì vậy đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục cải cách, bãi bỏ các giấy phép con không cần thiết, đơn giản hóa thủ tục gia nhập thị trường, đơn giản hóa và hợp lý hóa công tác thu thuế và thủ tục hải quan... Cần có cơ chế giám sát, kiểm tra để cán bộ, công chức không gây khó dễ cho doanh nghiệp để đòi hối lộ, do nhiều quy định của pháp luật chưa thống nhất còn nhiều bất cập, hạn chế tạo kẽ hở để công chức nhũng nhiễu… Vì nhu cầu hội nhập đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục cải cách thủ tục hành chính liên quan đến kinh tế đối ngoại và đảm bảo việc thực thi chúng một cách nghiêm minh.
Rõ ràng, hội nhập quốc tế đã trở thành một xu thế không thể đảo ngược đối với bất kỳ quốc gia nào, nếu không muốn bị gạt ra bên lề con đường phát triển. Với tinh thần đó, không còn cách nào khác chúng ta phải khẩn trương tự hoàn thiện mình để hội nhập một cách chủ động nhất.
Trưng bày, đấu giá gần 1.000 cổ vật quý tại tỉnh Nam Định
Hoạt động này nhằm tạo sân chơi văn hóa lành mạnh cho những người yêu cổ vật đến từ mọi miền đất nước, đồng thời góp phần thực hiện phong trào "xã hội hóa" các hoạt động văn hóa nói chung, hoạt động bảo tồn các di sản văn hóa nói riêng.
Ban Tổ chức cho biết các cổ vật được trưng bày, đấu giá năm nay chủ yếu là cổ vật Việt Nam, trong đó phần lớn là đồ gốm.
Đặc biệt, ngoài những đồ cổ có giá trị cao phục vụ mục đích sưu tầm và trưng bày, nhiều người cũng đem tới những món đồ cũ, chủ yếu là đồ gia dụng thiết thực trong sử dụng hàng ngày để trao đổi, mua bán.
Theo ông Nguyễn Văn Thư, giám đốc Bảo tàng tỉnh Nam Định: Những cổ vật được trưng bày chủ yếu gồm các đồ gốm, sành, sứ, gỗ, sắt... có niên đại từ đầu Công nguyên đến các triều đại phong kiến Lý, Trần, Lê.
Bên cạnh việc đấu giá để quyên góp tiền làm từ thiện, sân chơi này cũng giúp những người yêu cổ vật có thể giao lưu, học hỏi về cách xác định nguồn gốc, xuất xứ, niên đại và kinh nghiệm thẩm định giá trị cổ vật.
Những năm qua các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Nam Định đã hiến tặng gần 100 cổ vật có giá trị lịch sử, văn hóa cho các cơ quan nhà nước phục vụ việc lưu giữ, bảo tồn. Hiện số lượng cổ vật do hội viên của Hội Cổ vật Thiên Trường sưu tầm đã tăng gần 9.000 cổ vật, trong đó có hơn 4.600 cổ vật Việt Nam