tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin trong nước đọc nhanh trưa 02-12-2015

  • Cập nhật : 02/12/2015

​Việt Nam sẽ cấp visa 1 năm cho khách du lịch Mỹ

Đại diện Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an cho biết Việt Nam đang xử lý theo hướng cấp visa du lịch thời hạn một năm cho công dân Mỹ đi du lịch hoặc dự hội thảo ở Việt Nam.

nhung du khach quoc te dau tien den san bay quoc te tan son nhat duoc lanh dao so du lich tp.hcm, hiep hoi du lich tp.hcm don tiep nong hau - anh: hai trieu

Những du khách quốc tế đầu tiên đến sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất được lãnh đạo Sở Du lịch TP.HCM, Hiệp hội Du lịch TP.HCM đón tiếp nồng hậu - Ảnh: Hải Triều

Đại tá Trần Văn Dự - phó cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an - đã phản hồi như vậy với đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) cuối kỳ ở Hà Nội ngày 1-12.

Trước đó, bà Sherry Boger, chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam, nêu thực tế rằng Luật nhập cảnh của Việt Nam được sửa đổi vào tháng 6-2014 và có hiệu lực vào ngày 1-1-2015 mà không được tham khảo Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

“Chúng tôi nghĩ rằng sự thay đổi này là một bước lùi. Căn cứ vào một vài điều khoản luật này, công dân Hoa Kỳ có kế hoạch đến Việt Nam theo diện thị thực tương đương B-1 hoặc B-2 của Hoa Kỳ sẽ nhận được thị thực có thời hạn hiệu lực trong vòng 3 tháng và chỉ nhập cảnh một lần. 

Quy định này rõ ràng gây ra trở ngại lớn đối với cả doanh nhân và khách du lịch cho cả phía Việt Nam và Hoa Kỳ, và có thể làm suy giảm doanh thu lớn do ngành du lịch đem lại, chưa kể đến tác động tiêu cực cho sự phát triển của ngành du lịch là một trong 5 ngành công nghiệp ưu tiên tại Việt Nam,” - bà Sherry Boger nêu.

Bà Sherry Boger nhấn mạnh nếu Chính phủ Việt Nam không điều chỉnh thủ tục thị thực tạm thời thời hạn hiệu lực 12 tháng và nhập cảnh nhiều lần cho doanh nhân/du lịch, chính sách cấp thị thực của Hoa Kỳ cho công dân Việt Nam cũng sẽ dựa trên nguyên tắc đối ứng quốc gia trong tương lai gần, thị thực Hoa Kỳ cấp cho công dân Việt Nam với mục dịch ngắn hạn sẽ giảm xuống còn 3 tháng và nhập cảnh một lần như thị thực cấp cho công dân Hoa Kỳ.

Đáp lại, đại tá Trần Văn Dự cho biết Bộ Ngoại giao đang xử lý theo hướng đồng thuận cấp visa có thời hạn 1 năm cho khách du lịch Mỹ và công dân Mỹ đến Việt Nam dự hội thảo, hội nghị.

Đại tá Trần Văn Dự cho biết thêm Cục Xuất nhập cảnh cũng sẽ giải quyết một số vướng mắc trong quy định miễn thị thực 30 ngày cho công dân Nhật Bản và đang nghiên cứu miễn visa đơn phương cho Úc và New Zealand nhằm thúc đẩy thương mại, đầu tư và du lịch giữa các quốc gia. 

Theo ông David W. Carter - Hiệp hội Doanh nghiệp Úc tại Việt Nam (AusCham), hiện nay Việt Nam miễn thị thực cho công dân của 21 quốc gia, tuy nhiên con số này còn thấp hơn các nước lân cận như Malaysia (164), Philippines (157), và Thái Lan (52).


Hà Nội bầu tân Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố

HĐND thành phố sẽ bầu người đứng đầu chính quyền, nhân sự được giới thiệu là Giám đốc công an thành phố Nguyễn Đức Chung.

Sáng 1/12, kỳ họp thứ 14 HĐND thành phố Hà Nội sẽ khai mạc. Một trong những nội dung của kỳ họp là công tác nhân sự.Thông tin tại buổi họp báo trước kỳ họp, Trưởng ban Pháp chế HĐND Nguyễn Hoài Nam cho biết, lần này HĐND chỉ bầu một chức danh Chủ tịch UBND thành phố. Theo ông Nam, Chủ tịch thành phố đương nhiệm, ông Nguyễn Thế Thảo đã có đơn xin thôi chức vụ và được Trung ương đồng ý.

thieu tuong nguyen duc chung, giam doc cong an thanh pho duoc gioi thieu de bau vao chuc danh chu tich ubnd thanh pho ha noi. anh: ba do.

Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, Giám đốc công an thành phố được giới thiệu để bầu vào chức danh Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội. Ảnh: Bá Đô.

Về nhân sự giới thiệu bầu tân Chủ tịch thành phố, lãnh đạo Ban pháp chế cho hay: “Trong quy trình nhân sự Đại hội Đảng bộ và theo hướng dẫn 36 của Trung ương, Thành ủy đã kiện toàn, được Bộ Chính trị đồng ý để giới thiệu đồng chí Nguyễn Đức Chung, Phó bí thư Thành ủy, Giám đốc Công an thành phố để HĐND bầu vào chức danh Chủ tịch UBND thành phố”.

Người đứng đầu Ban pháp chế cho rằng, ông Nguyễn Đức Chung có trúng cử chức danh Chủ tịch UBND hay không, có giới thiệu thêm người ứng cử chức danh Chủ tịch UBND thành phố hay không hoàn toàn là do HĐND tại phiên họp làm công tác nhân sự quyết định.

Theo chương trình, sau khi được bầu, tân Chủ tịch sẽ có phát biểu, hứa với HĐND thực hiện nhiệm vụ của mình.

Cũng theo lãnh đạo HĐND thành phố, kỳ họp lần này chỉ bầu chức danh Chủ tịch UBND, không bầu Phó chủ tịch. Hiện UBND thành phố có 6 Phó chủ tịch gồm các ông: Vũ Hồng Khanh (Phó chủ tịch thường trực); Lê Hồng Sơn; Nguyễn Văn Sửu; Nguyễn Ngọc Tuấn; Nguyễn Quốc Hùng và Trần Xuân Việt.

Kỳ họp thứ 14 HĐND thành phố Hà Nội diễn ra từ ngày 1 đến 5/12. Ngoài công tác nhân sự, HĐND sẽ xem xét tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, thực hiện dự toán ngân sách năm 2015, nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, dự toán và phân bổ dự toán thu, chi ngân sách năm 2016 của thành phố Hà Nội; thảo luận và quyết định một số nội dung khác thuộc thẩm quyền của HĐND.

Kỳ họp này, HĐND sẽ ra quyết nghị 12 chuyên đề, bao gồm: Mức thu phí chợ trên địa bàn thành phố thuộc thẩm quyền HĐND TP; điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016 - 2020) thành phố; chương trình mục tiêu phát triển công nghệ thông tin; chương trình mục tiêu giảm ùn tắc giao thông giai đoạn 2016-2020; mức thu học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; công tác nhân sự. 

HĐND  cũng sẽ dành một ngày cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tổng hợp nội dung từ đầu nhiệm kỳ đến nay về các kết luận của chủ tọa kỳ họp tại các phiên chất vấn; thực hiện các kết luận tại các cuộc giám sát của Thường trực HĐND, các Ban HĐND; thực hiện các kiến nghị của cử tri và kết luận của Thường trực HĐND tại các cuộc tiếp công dân theo vụ việc…


Hà Nội bổ nhiệm lãnh đạo các ban thuộc Thành ủy

Người đứng đầu các ban Tổ chức, Dân vận, Tuyên giáo đã được Thành ủy công bố quyết định bổ nhiệm.

Chiều 30/11, Phó bí thư thường trực, bà Ngô Thị Thanh Hằng đã trao quyết định của Thành ủy Hà Nội bổ nhiệm Trưởng ban Dân vận cho bà Nguyễn Lan Hương (Ủy viên thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy Hai Bà Trưng). Bà Hương đảm nhiệm vị trí trên thay cho ông Trần Quang Cảnh nhận nhiệm vụ làm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy.

sau dai hoi dang bo thanh pho, ha noi da bo nhiem lanh dao mot so ban dang.

Sau đại hội đảng bộ thành phố, Hà Nội đã bổ nhiệm lãnh đạo một số ban Đảng.

Cùng ngày, Phó bí thư thường trực Ngô Thị Thanh Hằng đã trao quyết định của Thành ủy Hà Nội bổ nhiệm Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy cho ông Nguyễn Văn Phong (Ủy viên thường vụ Thành ủy, Phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy). Người tiền nhiệm của ông Phong là ông Hồ Quang Lợi đã không tham gia Ban chấp hành đảng bộ thành phố Hà Nội khóa 16.

Trước đó ngày 27/11, ông Vũ Đức Bảo, Ủy viên thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy Long Biên đã được Phó bí thư Thành ủy Đào Đức Toàn trao quyết định bổ nhiệm Trưởng ban Tổ chức. Ông Đào Đức Toàn chính là Trưởng ban tổ chức thành ủy trước khi ông Vũ Đức Bảo được bổ nhiệm thay thế.

Tại phiên họp tập thể, Ban thường vụ Thành ủy Hà Nội cũng đã thống nhất tiếp tục phân công ông Nguyễn Quang Huy, Trưởng ban Nội chính Thành ủy khóa 15 làm Trưởng ban Nội chính Thành ủy khóa 16.

Ban thường vụ Thành ủy Hà Nội khóa 16 (nhiệm kỳ 2015 - 2020):

TT Họ và tên Chức vụ, đơn vị công tác
1 Ngô Thị Thanh Hằng Phó Bí thư Thường trực Thành ủy
2 Nguyễn Thị Bích Ngọc Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố
3 Đào Đức Toàn Phó Bí thư Thành ủy
4 Nguyễn Đức Chung Phó Bí thư Thành ủy; Bí thư Đảng ủy, Thiếu tướng, Giám đốc Công an Thành phố; Đại biểu Quốc hội
5 Trần Quang Cảnh Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy
6 Nguyễn Quang Huy Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Nội chính Thành ủy
7 Vũ Hồng Khanh Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố
8 Lê Hồng Sơn Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND Thành phố
9 Nguyễn Văn Sửu Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND Thành phố
10 Nguyễn Ngọc Tuấn Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND Thành phố
11 Nguyễn Quốc Hùng Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND Thành phố
12 Nguyễn Thị Tuyến Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố
13 Nguyễn Doãn Anh Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy; Phó Bí thư Đảng ủy, Thiếu tướng, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô
14 Vũ Đức Bảo Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban tổ chức Thành ủy
15 Nguyễn Lan Hương Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban dân vận Thành ủy
16 Nguyễn Văn Phong Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy; Trưởng Ban uyên giáo Thành ủy

Việt Nam cam kết ứng phó tích cực với biến đổi khí hậu

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam sẽ thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ của mình liên quan đến biến đổi khí hậu và đẩy mạnh khả năng ứng phó.
thu tuong nguyen tan dung dang tham du hoi nghi cop21 tai paris, phap. anh:chinhphu.vn

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang tham dự Hội nghị COP21 tại Paris, Pháp. Ảnh:Chinhphu.vn

 

Tham dự phiên toàn thể của Hội nghị lần thứ 21 các bên tham gia Công ước khung của LHQ về Biến đổi khí hậu (COP21) hôm qua tại Paris, Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam sẽ tích cực triển khai chiến lược, chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với BĐKH trên nhiều lĩnh vực từ nay đến 2020, mặc dù còn có khó khăn về nguồn lực, thông cáo của Bộ Ngoại giao cho biết.

Theo Thủ tướng, Việt Nam cũng sẽ thực hiện nghiêm các nghĩa vụ trong Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về BĐKH và Nghị định thư Kyoto. Việt Nam cam kết giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030 và có thể giảm đến 25% nếu nhận được hỗ trợ hiệu quả từ cộng đồng quốc tế. Việt Nam cũng sẽ cam kết đóng góp một triệu USD vào Quỹ Khí hậu xanh giai đoạn 2016 - 2020. 

Việc cắt giảm khí thải là mục tiêu chung của các nước trên toàn cầu, nhằm hạn chế sự tăng nhiệt độ của trái đất dưới 2 độ C vào cuối thế kỷ này. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Việt Nam cần đến 21 tỷ USD để giảm được 25% khí CO2, trong khi nguồn lực trong nước mới bố trí được 3,2 tỷ USD, còn lại cần hỗ trợ từ quốc tế.

Trước mục tiêu chung của COP21 là thông qua Thỏa thuận toàn cầu mới về khí hậu, mang tính ràng buộc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi các nước cần bảo đảm sự đóng góp công bằng giữa các quốc gia, cân bằng giữa các nội dung về giảm nhẹ, thích ứng, tài chính, phát triển và chuyển giao công nghệ. Các nước phát triển cần đi đầu trong việc thực hiện cam kết, tăng hỗ trợ để nâng cao năng lực cho các nước đang phát triển.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh cộng đồng quốc tế cần có quyết tâm chính trị mạnh mẽ và hợp tác hiệu quả trong việc thực hiện Thỏa thuận toàn cầu mới về khí hậu. Từ đó nhằm triển khai thành công Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững đã được thông qua tại New York, Mỹ, tháng 9 vừa qua.

Trong phiên Đối thoại cấp cao với chủ đề "Việt Nam chung tay cùng các đối tác quốc tế ứng phó với các thách thức của biến đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ Chính phủ đang chú trọng triển khai các hoạt động thích ứng với tác động của BĐKH gắn với quá trình tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng bền vững. Hạn hán nặng ở đồng bằng Sông Cửu Long dẫn tới xâm nhập mặn ngày càng tăng, làm ảnh hưởng tới gần 700 nghìn ha đất canh tác, chiếm khoảng 40% trong tổng số 1,7 triệu ha đất nông nghiệp của cả vùng.

Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Laura Tusk cam kết sẽ tăng khoản tài chính 29 tỉ USD hàng năm hỗ trợ các nước thành viên ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu. 

Trao đổi với Thủ tướng Pháp Manuel Valls bên lề hội nghị, Thủ tướng Dũng cùng nhất trí hai bên cần tăng cường hợp tác song phương thời gian tới. Việt - Pháp đã thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược năm ngoái. Hai bên cho rằng mọi tranh chấp ở Biển Đông cần phải giải quyết bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), đảm bảo an ninh, an toàn hàng hải và hàng không vì lợi ích của khu vực và của cả cộng đồng quốc tế.


Nhân sự mới Bộ Công an

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký Quyết định 2057a/QĐ-TTg về việc điều động, bổ nhiệm nhân sự của Bộ Công an.
 

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ quyết định điều động, bổ nhiệm ông Phạm Dũng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an.

Ông Phạm Dũng từng đảm nhiệm các chức vụ: Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh II, Bộ Công an; Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ; Thứ trưởng Bộ Nội vụ.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục