Tài sản trí tuệ có yếu tố nước ngoài tăng
Ông Thuận Hữu giữ chức chủ tịch Liên đoàn Các nhà báo ASEAN
Việt Nam đối mặt với El Nino kéo dài nhất lịch sử
Vẫn còn thu phí tiêu độc, khử trùng ô tô!
Hà Nội tiếp tục công khai danh sách 92 doanh nghiệp lỳ thuế
Tin trong nước đọc nhanh 29-11-2015
- Cập nhật : 29/11/2015
Cả nước xảy ra hơn 1.000 vụ giết người
Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến, Cục trưởng cục Cảnh sát Hình sự, cho biết hoạt động tội phạm có tổ chức diễn biến phức tạp, trong đó nổi lên các nhóm tội phạm can thiệp vào hoạt động kinh tế - Ảnh: Ngọc Thọ
Bộ trưởng Quốc phòng Triều Tiên đến Việt Nam
Lễ đón chính thức Bộ trưởng Các lực lượng vũ trang nhân dân Triều Tiên Pak Yong Sik đã diễn ra ngày 27-11 tại Hà Nội.
Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh đón Bộ trưởng Các lực lượng vũ trang nhân dân Triều Tiên, Đại tướng Pak Yong Sik
Sáng nay 27-11, lễ đón chính thức đoàn Bộ trưởng Các lực lượng vũ trang nhân dân Triều Tiên do Bộ trưởng, Đại tướng Pak Yong Sik dẫn đầu đã diễn ra tại trụ sở Bộ Quốc phòng ở Hà Nội.
Bộ trưởng Các lực lượng vũ trang nhân dân Triều Tiên, Đại tướng Pak Yong Sik đang có chuyến thăm Việt Nam từ ngày 25 đến 28-11 theo lời mời của Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh.
Sau lễ đón chính thức, đoàn đại biểu quân sự cấp cao Quân đội nhân dân Việt Nam và đoàn Bộ trưởng Các lực lượng vũ trang nhân dân Triều Tiên đã hội đàm dưới sự chủ trì của 2 Bộ trưởng.
Chào mừng Đại tướng Pak Yong Sik và đoàn thăm hữu nghị chính thức Việt Nam trong bối cảnh 2 nước kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh chuyến thăm góp phần củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Đảng, Nhà nước, nhân dân và quân đội hai nước.
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh khẳng định Việt Nam coi trọng mối quan hệ bề dày truyền thống, được sự dày công vun đắp của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Kim Nhật Thành, mong muốn cùng với Triều Tiên tăng cường và thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt, phù hợp với tiềm năng và điều kiện của mỗi nước.
Bộ trưởng Các lực lượng vũ trang nhân dân Triều Tiên Pak Yong Sik bày tỏ lòng cảm ơn tới Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam đã mời đoàn sang thăm chính thức và dành cho đoàn sự đón tiếp chu đáo. Quan hệ Việt Nam và Triều Tiên là quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống, được các thế hệ lãnh đạo cấp cao 2 nước dày công vun đắp và ngày càng phát triển tốt đẹp. Đây là tài sản quý giá của 2 nước, 2 bên cần duy trì và tích cực phát huy.
Hai Bộ trưởng cũng đã trao đổi một số vấn đề cùng quan tâm và điểm lại kết quả hợp tác giữa quân đội 2 nước thời gian qua và cho rằng kết quả hợp tác trong lĩnh vực trao đổi đoàn, đào tạo, văn hóa thể thao đã góp phần tích cực vào việc tăng cường quan hệ giữa 2 nước.
Về phương hướng hợp tác trong thời gian tới, hai Bộ trưởng thống nhất tiếp tục duy trì mối quan hệ truyền thống thông qua tăng cường trao đổi đoàn, trao đổi học viên học ngôn ngữ, hợp tác trong lĩnh vực bảo tàng, thư viện và văn hóa thể thao.
Trong chuyến thăm, Bộ trưởng Pak Yong Sik và đoàn sẽ đến chào xã giao Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông cũng thăm một số đơn vị và cơ sở hậu cần của QĐND Việt Nam tại Hà Nội và TP HCM.
Đo độ nghèo không còn chỉ dựa vào thu nhập
Các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều gồm tiêu chí về thu nhập, mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản.
Theo đó, hộ nghèo khu vực nông thôn là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống; có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000-1.000.000 đồng và thiếu hụt từ ba chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. Hộ nghèo khu vực thành thị là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống; có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000-1.300.000 đồng và thiếu hụt từ ba chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản gồm 10 chỉ số: Tiếp cận các dịch vụ y tế; BHYT; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin. Như vậy, tiêu chí để xác định chuẩn nghèo đã phản ánh đúng cuộc sống của người nghèo hơn, không còn chỉ dựa vào thu nhập như trước đây.
Hàng giả gắn liền với nạn tham nhũng
Đó là phát biểu của ông Trần Hùng, Phó Chánh văn phòng Ban chỉ đạo 389 Quốc gia ở TP HCM ngày 26-11 tại “Hội thảo Chống hàng giả, hàng lậu và vi phạm sở hữu trí tuệ để hội nhập và phát triển bền vững” do Hội Bảo vệ Người tiêu dùng TP HCM, Công ty Vina CHG tổ chức.
Theo ông Trần Hùng, công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả chưa tạo được chuyển biến căn bản, tình hình vẫn diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi, gắn với tệ nạn tham nhũng. Thực trạng này làm thất thu ngân sách, tài nguyên quốc gia và tác động xấu đến môi trường đầu tư, kinh doanh và hội nhập quốc tế, chưa kể còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng do hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc được bán công khai.
Đại diện hãng bugi NGK (Nhật Bản) tại Việt Nam cho biết đã thực hiện một cuộc khảo sát thực tế tình hình bugi giả của hãng lưu hành với kết quả đáng giật mình với tỉ lệ lên đến 20,5%. “Điều này gây thiệt hại trước hết đến người tiêu dùng khi phải bỏ tiền ra mua hàng giả, làm ảnh hưởng tiêu cực đến phương tiện lưu thông. Từ đây, họ sẽ mất niềm tin vào hàng chính hãng do không thể phân biệt đâu là hàng thật, đâu là hàng giả. Về phía doanh nghiệp thì ngoài mất doanh số, thị phần còn bị đối thủ lợi dụng để cạnh tranh không lành mạnh” - đại diện NGK trình bày.
Trong khi đó, ông Ngô Bách Phong, Chủ tịch Hội Bảo vệ Người tiêu dùng TP HCM, lại cho biết dù thực trạng hàng giả, hàng kém chất lượng diễn biến phức tạp nhưng thực tế rất hiếm trường hợp người tiêu dùng mua phải hàng giả đi khiếu nại do thiếu chứng từ giao dịch hoặc không nhận được sự hợp tác của bên bán.
VN xếp thứ 8/178 quốc gia có không khí ô nhiễm nhất
Việt Nam là một trong các quốc gia có chất lượng không khí ô nhiễm nhất, đứng thứ 8 từ dưới lên trong số 178 quốc gia được khảo sát về chỉ số đánh giá môi trường.