Việt Nam kêu gọi chấm dứt hành động làm phức tạp tình hình Biển Đông
Không có giấy phép lao động sẽ bị trục xuất trong vòng 15 ngày
Hà Nội sẽ giới thiệu 60 người ứng cử đại biểu quốc hội
Trung Quốc phối hợp tìm kiếm 3 ngư dân Việt Nam mất tích trên biển
Cơ cấu đại biểu Quốc hội ở trung ương ra sao?
Tin trong nước đọc nhanh chiều 16-02-2016
- Cập nhật : 16/02/2016
Hà Nội chuẩn bị đầu tư một loạt tuyến đường mới
TP Hà Nội vừa phê duyệt nhiệm vụ xác định chỉ giới đường đỏ của một loạt tuyến đường trọng điểm như vành đai 3,5, vành đai 4,…để chuẩn bị đầu tư xây dựng.
Tuyến vành đai 3,5 qua huyện Mê Linh và Đông Anh: Có điểm đầu tuyến đường tại đầu phía Bắc cầu Thượng Cát (giao với đê Tả Hồng); điểm cuối tuyến tại nút giao với đường Vành đai 3 Bắc Sông Hồng.
Phạm vi ranh giới, toàn bộ bề rộng mặt cắt ngang đường theo quy hoạch và tối thiểu khoảng 50m bề rộng mỗi bên tính từ chỉ giới đường đỏ tuyến đường (phù hợp với phạm vi để nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết hai bên trục đường mở mới trong đô thị theo quy định của Luật Quy hoạch đô thị năm 2009).
Tuyến đường có chiều dài được xác định khoảng 10,5km, diện tích nghiên cứu khoảng 210ha nhằm xác định chỉ giới đường đỏ và thiết kế cắm mốc giới tuyến đường, làm cơ sở đo đạc thực địa, tổ chức lập quy hoạch chi tiết, lập dự án đầu tư xây dựng tuyến đường.
Tuyến đường nối từ cầu Tứ Liên đến Quốc lộ 3 mới: Điểm đầu tuyến đường trên tại đầu phía Bắc của cầu Tứ Liên (giao với đê Tả Hồng); điểm cuối tuyến tại nút giao với Quốc lộ 3 mới (đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên). Mặt cắt ngang đường theo quy hoạch và tối thiểu khoảng 50m bề rộng mỗi bên tính từ chỉ giới đường đỏ tuyến đường.
Tổng chiều dài tuyến đường khoảng 8,3km; diện tích nghiên cứu khoảng 155ha: Nhằm xác định chỉ giới đường đỏ và thiết kế, lập quy hoạch chi tiết, lập dự án đầu tư xây dựng…
Tuyến đường nối vành đai 4: Điểm đầu tuyến nêu trên tại nút giao với đường Vành đai 4; điểm cuối tuyến tại nút giao với Quốc lộ 1A cũ. Toàn bộ bề rộng mặt cắt ngang đường theo quy hoạch và tối thiểu khoảng 50m bề rộng mỗi bên tính từ chỉ giới đường đỏ tuyến đường.
Quy mô nghiên cứu tổng chiều đài tuyến đường khoảng 9km; diện tích nghiên cứu khoảng 37,2ha: Nhằm xác định chỉ giới đường đỏ và thiết kế, lập quy hoạch chi tiết, lập dự án đầu tư xây dựng…
Thành lập Ban chỉ đạo Chương trình phát triển đô thị Quốc gia giai đoạn 2012 - 2020
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình phát triển đô thị Quốc gia giai đoạn 2012 - 2020.
Cụ thể, kiện toàn, thay thế, bổ sung một số thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình phát triển đô thị Quốc gia giai đoạn 2012-2020, theo đó, ông Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng làm Trưởng Ban Chỉ đạo, bà Phan Thị Mỹ Linh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng làm Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo.
Ủy viên Ban Chỉ đạo gồm: Ông Nguyễn Văn Trung, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; ông Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải; ông Trần Văn Tùng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; ông Trần Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Nội vụ; ông Trần Hồng Hà, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; ông Trần Văn Hiếu, Thứ trưởng Bộ Tài chính.
Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Chương trình phát triển đô thị Quốc gia giai đoạn 2012 - 2020 là chỉ đạo xây dựng kế hoạch hàng năm và 5 năm để thực hiện các mục tiêu của Chương trình phát triển đô thị Quốc gia; chỉ đạo tập huấn, hướng dẫn các địa phương xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện chương trình phát triển đô thị của tỉnh, thành phố và đô thị trực thuộc; chỉ đạo phối hợp giữa các Bộ, ngành và địa phương thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 1659/QĐ-TTg và Quyết định số 2623/QĐ-TTg ngày 30-12-2013.
Đồng thời, chỉ đạo phối hợp giữa các Bộ, ngành và địa phương hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước theo thẩm quyền xem xét, giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các nhiệm vụ tại 2 Quyết định ở Trung ương và địa phương.
Lập đường dây nóng tiếp nhận thông tin của người dân TP.HCM
Chỉ đạo này của ông Đinh La Thăng đã được đưa ra tại cuộc họp của Thành ủy TP.HCM về công tác tổ chức chăm lo Tết Bính Thân 2016 trên địa bàn TP.HCM vào sáng 15-2.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM, ông Đinh La Thăng đã cho biết thông tin này trong cuộc trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ vào chiều 15 - 2.
Ông Đinh La Thăng cho biết: “Đường dây nóng sẽ tiếp nhận các thông tin được người dân phản ánh về những vấn đề của TP.HCM. Hằng ngày Văn phòng Thành ủy TP.HCM sẽ tổng hợp để báo cáo trực tiếp lên cho tôi, kịp thời nắm tình hình và chỉ đạo xử lý”.
Chỉ đạo này của ông Đinh La Thăng đã được đưa ra tại cuộc họp của Thành ủy TP.HCM về công tác tổ chức chăm lo Tết Bính Thân 2016 trên địa bàn TP.HCM vào sáng cùng ngày.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Thái Thị Bích Liên - Chánh Văn phòng Thành ủy TP.HCM cho biết, sau khi có chỉ đạo của Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng, việc lập đường dây nóng sẽ được xúc tiến trong thời gian tới.
Cũng tại cuộc họp sáng 15 - 2, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng đã chỉ đạo UBND TP yêu cầu lãnh đạo các đơn vị, địa phương chấm dứt ngay các hoạt động chúc tụng đầu năm.
“Phải tập trung ngay vào công việc, không để người dân, doanh nghiệp chờ đợi bởi nhiều mục tiêu, nhiệm vụ đang được khởi động đòi hỏi sự quyết tâm cao và những hành động quyết liệt, cụ thể ngay từ những ngày đầu năm mới” - Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng nhấn mạnh.
Sau khi nghe UBND báo cáo về tình hình chăm lo Tết cho người dân TP, ông Đinh La Thăng đã biểu dương các đơn vị, địa phương đã chăm lo chu đáo đời sống vật chất, tinh thần cho các tầng lớp nhân dân, nhất là các gia đình chính sách, có công, đồng bào nghèo.
Bí thư Thành ủy cũng gửi lời cám ơn chân thành đến đội ngũ công nhân, lao động, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang đã hoàn thành nhiệm vụ được giao, bảo vệ cho người dân TP vui tết an toàn, vui tươi.
Báo cáo tại cuộc họp, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm khẳng định chính quyền thành phố đã nỗ lực chăm lo tết chu đáo cho người dân với tinh thần an toàn, vui tươi, tiết kiệm. TP cũng đã tập trung thực hiện quyết liệt thúc đẩy sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hóa, nâng cao hiệu quả các chương trình bình ổn thị trường, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng của người dân trước, trong và sau tết... Tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố trong dịp tết được đảm bảo.
Tuy nhiên, ông Lê Thanh Liêm cũng chỉ ra một trong những mặt hạn chế là tình trạng cờ bạc vẫn còn xảy ra ở một số địa phương, việc lạm dụng bia rượu vi phạm luật giao thông, tai nạn giao thông chưa kéo giảm sâu, vệ sinh môi trường còn chưa tốt ở một số nơi… trong dịp Tết.
Xem xét báo cáo nhiệm kỳ Chủ tịch nước, Thủ tướng
Nhiệm kỳ tới, các vị trí Chủ tịch nước, Thủ tướng đều do người mới đảm nhiệm...
Cho ý kiến về dự thảo báo cáo công tác nhiệm kỳ 2011-2016 của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng là nội dung nằm trong chương trình phiên họp thứ 45 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
Dự kiến, phiên họp này sẽ khai mạc vào sáng 17/2 và kết thúc ngày 24/2.
Một trong những nội dung quan trọng của phiên họp là Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự thảo báo cáo công tác nhiệm kỳ của Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chính phủ, Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao.
Dự thảo báo cáo công tác nhiệm kỳ khoá 13 của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Tổng kiểm toán Nhà nước cũng được cho ý kiến ở phiên họp này.
Theo thiết kế của chương trình phiên họp thì dự thảo báo cáo của cả Thủ tướng và Chính phủ đều do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trình bày. Còn dự thảo báo cáo của Chủ tịch nước được trình bày bởi Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, trước khi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thảo luận.
Sau khi tiếp thu ý kiến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, các bản báo cáo nhiệm kỳ sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khoá 13, dự kiến diễn ra vào tháng 3/2016.
Thông tin về công tác nhân sự tại Đại hội Đảng 12 vừa qua cho thấy, nhiệm kỳ tới, các vị trí Chủ tịch nước, Thủ tướng đều do người mới đảm nhiệm.
Chính phủ cũng sẽ có nhiều nhân sự mới khi có đến 14 vị bộ trưởng dự kiến sẽ nghỉ hưu vào thời gian tới.
Bên cạnh nội dung nói trên, trong một tuần của phiên họp thứ 45, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về đề nghị điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016.
Điều đặc biệt ở phần này là đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh sẽ trình một dự án luật, là sáng kiến lập pháp của cá nhân bà.
Các dự án luật sẽ được cho ý kiến tại phiên họp gồm: Luật Báo chí (sửa đổi), Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi), Luật Dược (sửa đổi)...
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 11 của Quốc hội khoá 13, dự kiến sẽ khai mạc vào tháng 3/2016.
Đà Nẵng: Nước sinh hoạt nhiễm mặn gấp 10 lần cho phép
Hệ thống cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn Đà Nẵng dịp Tết cổ truyền Bính Thân vừa qua đã phải chấp nhận tình trạng bị nhiễm mặn toàn bộ.
Chỉ số đo được ở nhà máy nước Cầu Đỏ, đầu mối cung cấp chính nguồn nước sinh hoạt cho địa phương cho thấy, mức nhiễm mặn gần 3.000 mg/lít, vượt gấp 10 lần tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt cho phép.
Cao điểm vào ngày mồng 6 Tết (13/02/2016) vừa qua, mức nhiễm mặn này đã vượt quá chỉ số 3.000 mg/lít, buộc công ty TNHH MTV Cấp nước Đà Nẵng phải ngưng nhận nước từ nhà máy Cầu Đỏ, chuyển sang phương án cấp nước dự phòng từ nguồn đập dâng An Trạch (Hòa Vang) để pha loãng mức nhiễm mặn.
Ông Nguyễn Hữu Ba, phó giám đốc công ty khẳng định, doanh nghiệp sẽ cố gắng vận dụng, điều tiết để giữ khả năng cấp nước sinh hoạt trong ngưỡng cho phép, tức dưới 2.000 mg/lít, gồm cả nước sinh hoạt lẫn sản xuất kinh doanh.
“Hiện nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đang trở lại sau Tết, nên nhu cầu sử dụng nước sẽ tăng nhanh. Điều này đang khiến chúng tôi lo lắng, vì với mức độ nhiễm mặn tự nhiên như thế này, những tháng tới áp lực sẽ càng tăng”, ông Ba chia sẻ.
Cũng theo ông Ba, tình trạng nhiễm mặn nước sinh hoạt ở Đà Nẵng năm nào cũng xảy ra, nhưng năm nay đặc biệt sớm, ngay mùa Tết đã xuất hiện. Điều này liên quan đến hậu quả mùa đông 2015 vừa qua, lượng mưa quá ít. Đồng thời, vùng thượng du các sông khu vực lại có nhiều dự án nhà máy thủy điện, đều cần trữ nước hoạt động, nên lượng nước chảy về càng giảm.
“Chúng tôi đã kiến nghị các tổ chức sản xuất, nhà máy thủy điện, các cơ quan quản lý chức năng cần hết sức lưu ý, tạo điều kiện bảo đảm nguồn nước ngọt cho hệ thống cấp nước sinh hoạt của người dân Đà Nẵng”, ông Ba nói.