Bắt nghi phạm lừa tiền vé máy bay của du học sinh Việt tại Úc
Để cửa đóng dấu ‘mật’, khác nào cấm dân tiếp cận thông tin
Thủ tướng chỉ thị tổ chức bầu cử ĐBQH và ĐB HĐND các cấp
Bộ Ngoại giao lên tiếng vụ tàu cá Bình Định bị đâm chìm
Cần Thơ: ‘Bán’ hai phòng công chứng với giá gần 2 tỉ đồng
Tin trong nước đọc nhanh tối 13-01-2016
- Cập nhật : 13/01/2016
Bình Dương: Thu hồi gần 350 tỷ đồng và hơn 9.700m2 đất tham nhũng
Bình Dương sẽ tập trung thanh tra những lĩnh vực quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai, giải phóng mặt bằng, tái định cư...
Theo bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, để tiếp tục triển khai hiệu quả Luật Phòng, chống tham nhũng tỉnh Bình Dương sẽ tập trung thanh tra trách nhiệm đối với thủ trưởng các sở, ban ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị, thành phố trong công tác quản lý nhà nước, quản lý kinh tế.
Trong đó tập trung vào một số lĩnh vực như: công tác quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai; giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất, tổ chức tái dịnh cư; quản lý khai thác tài nguyên, khoáng sản; quản lý đầu tư xây dựng; tài chính, ngân sách và đầu tư mua sắm.
10 năm qua, ngành thanh tra tỉnh Bình Dương đã tiến hành thanh tra hành chính tại 17.589 đơn vị, cá nhân và 4.773 cuộc, phát hiện 5.799 đơn vị sai phạm với tổng số tiền 207,561 tỷ đồng và 9.740m2 đất.
Trong hoạt động thanh tra chuyên ngành, Thanh tra tỉnh Bình Dương đã phát hiện 22.579 đơn vị, cá nhân sai phạm với tổng số tiền 142 tỷ đồng; trong đó kiến nghị thu hồi và ban hành quyết định xử phạt vi phạm 11.393 đơn vị, cá nhân với tổng số tiền 135,167 tỷ đồng.
Về việc nhận quà tặng không đúng quy định, 10 năm qua địa phương vẫn chưa phát hiện trường hợp cán bộ, công chức nhận quà sai quy định.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác phòng, chống tham nhũng ở Bình Dương còn những hạn chế, khó khăn. Nguyên nhân do cơ chế, chính sách pháp luật một số lĩnh vực còn sơ hở, bất cập, chưa theo kịp sự phát triển của đất nước. Một số quy dịnh cụ thể về phòng, chống tham nhũng chưa bổ sung, điều chỉnh kịp thời, một số giải pháp phòng chống tham nhũng chưa hiệu quả.
Bộ Công thương tinh giản gần 200 người trong năm 2015
Trong 2015, địa phương tích cực thực hiện tinh giản biên chế (TGBC) nhất là tỉnh Quảng Ngãi với 505 người. Bộ Công thương đứng đầu danh sách các bộ ngành với 199 người, trong khi Bộ Tài chính là 2 người.
Đây là thông tin được ông Thái Quang Toản, Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Biên chế (Bộ Nội vụ) cho biết tại Hội nghị triển khai kế hoạch của Chính phủ về TGBC do Bộ Nội vụ tổ chức hôm nay 12.1, tại Hà Nội.
Ông Toản cho biết hiện nay đa số các bộ, ngành đã triển khai thực hiện TGBC theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và xây dựng kế hoạch TGBC. Có một số bộ, ngành, địa phương đã tích cực thực hiện TGBC năm 2015.
Theo đại diện Bộ Nội vụ, tính đến 31.12.2015, đã có 25 lượt bộ, ngành và 64 lượt địa phương (có địa phương thực hiện 2 đợt) thực hiện TGBC năm 2015, 2016 với tổng số đối tượng giải quyết TGBC là 9.129 người. Trong đó khối Đảng, đoàn thể là 303 người; khối hành chính 1.084 người; khối sự nghiệp 5.695 người; khối cán bộ, công chức cấp xã 1.868 người; khối doanh nghiệp nhà nước 39 người.
Cụ thể, trong năm 2015 đã có 15 bộ, ngành và 39 địa phương thực hiện TGBC với số đối tượng giải quyết TGBC là 5.318 người. Trong đó đa số là người hưởng chính sách về hưu trước tuổi; 827 người hưởng chính sách thôi việc ngay... Với 6 tháng đầu năm 2016, đại diện Bộ Nội vụ cho biết đã có 10 bộ, ngành và 35 địa phương đề nghị giải quyết TGBC với số đối tượng giải quyết TGBC là 3.748 người, trong đó 479 người hưởng chính sách thôi việc ngay, 2 người hưởng chính sách thôi việc sau khi đi học, 3 người hưởng chính sách chuyển sang các tổ chức không hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Trong 2015, tỉnh tích cực thực hiện TGBC nhất là Quảng Ngãi với 505 người. Về bộ ngành, Bộ Công thương đứng đầu danh sách TGBC với 199 người, trong khi đó Bộ Tài chính chỉ TGBC 2 người.
Phát biểu tại Hội nghị, đại diện một số bộ, ngành địa phương đã nêu ra một số khó khăn, bất cập trong việc thực hiện TGBC như việc phải đảm bảo tỷ lệ giáo viên, cán bộ y tế ở các địa phương… Việc TGBC đi kèm đó là sắp xếp tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp ở nhiều địa phương cũng vấp phải sự phản đối của các cơ quan ngành dọc như y tế, giáo dục. Có ý kiến đề nghị mở rộng diện TGBC cho những đối tượng tuy không nằm trong diện TGBC nhưng có đơn xin tình nguyện...
Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn, việc thực hiện TGBC nếu không thống nhất về nhận thức hoặc công tác chính trị, tư tưởng sẽ dễ gây mất đoàn kết trong đơn vị. Do vậy, trách nhiệm người đứng đầu rất quan trọng.
Cũng theo ông Tuấn, việc TGBC không chỉ là việc đưa một số lượng người ra khỏi biên chế mà phải đồng bộ với các hoạt động cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức; nâng cao chất lượng khu vực dịch vụ công và đẩy mạnh xã hội hóa sự nghiệp công, cải cách tiền lương và đổi mới tổ chức bộ máy của cả hệ thống chính trị, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng…
Hà Nội kỷ luật một cán bộ huyện ủy để ‘lọt’ tin nhân sự
Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Tại Quyết định 2483/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm lại ông Doãn Mậu Diệp giữ chức Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Hiện nay, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp phụ trách lĩnh vực công việc: Chỉ đạo lĩnh vực việc làm; xuất khẩu lao động; an toàn lao động; nghiên cứu khoa học; công nghệ thông tin và theo dõi hoạt động của các hội, tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực phụ trách thuộc phạm vi, trách nhiệm của Bộ; Chủ tịch Hội đồng khoa học của Bộ; tham gia Ban Chỉ đạo Tây Nguyên.
Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp phụ trách các đơn vị: Cục Việc làm (bao gồm đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục); Cục Quản lý lao động ngoài nước; Cục An toàn lao động (bao gồm đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục); các Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn Khu vực I; Khu vực II; Khu vực III; Viện Khoa học Lao động và Xã hội; Trung tâm Thông tin; Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động - xã hội; Trung tâm lao động ngoài nước; Công ty Cổ phần Cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại (Sona); Công ty Cổ phần Nhân lực quốc tế Sovilaco; theo dõi các tỉnh: Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Kon Tum, Giai Lai, Đắk Lắk , Đắk Nông, Lâm Đồng.
Lấp vịnh Nha Trang, doanh nghiệp bị phạt 200 triệu đồng
Công ty Cổ phần Nha Trang Sao đổ đất lấn biển để thi công công trình chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, làm ảnh hưởng đến di tích quốc gia danh thắng vịnh Nha Trang.
Ngày 11/1, UBND tỉnh Khánh Hòa đã chính thức có quyết định xử phạt Công ty Cổ phần Nha Trang Sao, chủ đầu tư dự án Công viên Văn hóa - giải trí - thể thao Nha Trang Sao (phường Vĩnh Thọ, TP Nha Trang) 200 triệu đồng cho các hành vi sai phạm của công ty này.
Cụ thể, phạt 130 triệu đồng do đã không thực hiện chương trình quan trắc, giám sát môi trường trong thi công dự án trên; phạt 70 triệu đồng do đã đổ đất lấn biển để thi công công trình chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, làm ảnh hưởng đến di tích quốc gia danh thắng vịnh Nha Trang với diện tích gần 23.000 m2, tức đã có hành vi lấn chiếm hoặc sử dụng trái phép di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh, công trình văn hóa nghệ thuật.
Ngoài ra, UBND tỉnh Khánh Hòa cũng xác định chủ đầu tư không niêm yết công khai kế hoạch quản lý môi trường của dự án Công viên Văn hóa - giải trí - thể thao Nha Trang Sao tại nơi thực hiện dự án. Tuy nhiên, sau đó công ty này đã có biện pháp khắc phục nên UBND tỉnh Khánh Hòa kết luận chỉ “phạt cảnh cáo, không áp dụng hình thức xử phạt bằng tiền”.
Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cũng yêu cầu Công ty CP Nha Trang Sao dừng ngay việc thi công lấp lấn biển ngoài giấy phép; khôi phục nguyên trạng phần diện tích lấn chiếm, chấm dứt việc sử dụng trái phép di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh Hòn Chồng - Hòn Đỏ đối với phần diện tích đổ đất lấn biển tăng thêm, phải tháo dỡ các hạng mục công trình xây dựng sai với giấy phép được cấp, thực hiện ngay chương trình quan trắc, giám sát môi trường theo quy định.
Được biết, dự án Công viên văn hóa - giải trí - thể thao Nha Trang Sao do Công ty Cổ phần Nha Trang Sao làm chủ, có tổng diện tích 10,3 ha, trong đó có 4,4 ha mặt đất, còn lại là mặt nước biển. Dự án nằm dọc bờ biển Phạm Văn Đồng, gần danh thắng quốc gia Hòn Đỏ (phường Vĩnh Thọ, TP Nha Trang).
Vịnh Nha Trang là danh thắng quốc gia, một trong 29 Vịnh đẹp thế giới, rộng chừng 500km2 với 19 đảo và tương đối kín gió. Môi trường biển ở Vịnh Nha Trang được các nhà khoa học đánh giá là quan trọng mang tầm cỡ quốc tế. Ở đây có các hệ sinh thái san hô, rừng ngập mặn và cỏ biển, với khoảng 350 loài san hô và 230 loài cá. Khu bảo tồn biển đầu tiên ở nước ta được thiết lập tại khu vực đảo Hòn Mun, thuộc Vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.