20 ngư dân Việt bị Malaysia bắt giữ
Bạc Liêu: Kỷ luật nguyên Bí thư huyện Phước Long
Khai mạc lễ hội Việt Nam 2016 tại Nhật Bản
Phát hiện hàng trăm kiện hàng lậu vận chuyển bằng tàu hỏa
Tin trong nước đọc nhanh trưa 14-01-2016
- Cập nhật : 14/01/2016
Trục xuất 8 người Trung Quốc thu mua nông sản trái phép
Công an Long An phát hiện 8 người Trung Quốc có visa du lịch và đăng ký tạm trú có các hoạt động thu mua bông, trái thanh long, khảo sát thị trường thanh long mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Ngày 12-1, ông Nguyễn Văn Thìn, Chủ tịch UBND H.Châu Thành (Long An), cho biết Công an huyện phối hợp với Phòng Quản lý xuất nhập cảnh (PA72) Công an tỉnh Long An vừa kiểm tra, phát hiện 8 người Trung Quốc có visa du lịch và đăng ký tạm trú nhưng có các hoạt động khác như: thu mua bông, trái thanh long, khảo sát thị trường thanh long mà chưa được cơ quan có thẩm quyền của VN cho phép.
8 người Trung Quốc có visa du lịch đi thu mua thanh long và khảo sát thị trường thanh long khi chưa được phép - Ảnh minh họa:
Lực lượng chức năng đã lập biên bản cảnh cáo, buộc nhóm người này rời khỏi địa bàn huyện. Cũng theo ông Thìn, thời gian gần đây tình trạng người Trung Quốc đến tạm trú trên địa bàn ngày càng tăng, nếu năm 2014 có 36 người thì từ đầu năm 2015 đến nay có 76 người.
Trước đó, vào giữa tháng 11-2015, nhiều thương lái ở Đồng Tháp tìm đến các hộ chăn nuôi trong tỉnh thu mua những con heo loại lớn (trên 100 kg), nhiều mỡ, ít nạc với giá cao hơn bình thường để xuất bán sang Trung Quốc.
Sau đó Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau có văn bản gửi Phòng Kinh tế, Phòng NN-PTNT các huyện tăng cường kiểm tra. Văn bản nêu thị trường Trung Quốc rất bất thường và việc làm ăn với thương lái Trung Quốc thường không có hợp đồng rõ ràng nên dễ bị động. Khi heo được thu gom ồ ạt để xuất sang Trung Quốc vào dịp cuối năm sẽ gây cơn sốt giá thực phẩm và nguồn cung sụt giảm. Khi thương lái ngừng thu mua, giá heo hơi giảm đột ngột, người chăn nuôi sẽ thua lỗ.
Trong khi đó, thị trường Việt Nam những năm gần đây có xu hướng thích tiêu dùng loại heo có tỷ lệ nạc cao, mỡ ít và trọng lượng dưới 100 kg, điều này phù hợp với xu hướng chăn nuôi thế giới. Vì vậy, việc thu mua này có thể là hành vi phá hoại kinh tế, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất của người chăn nuôi.
Hai người Việt ở Singapore ra tòa vì môi giới hôn nhân giả mạo
Theo Yahoo news, Nguyen Thi Yen và Le Thi Tra My bị truy tố vì vi phạm Đạo luật Di trú của Singapore khi dàn xếp cho ông Tan Teck Heng, 48 tuổi kết hôn giả với Nguyen Thi Tu, 34 tuổi.
Tan, người hôm qua ra tòa với tư cách nhân chứng, cho biết ông đã bị cháu trai là Tan Eng Hua dụ dỗ tham gia vào phi vụ trên. Ông này khai vì mình nợ Eng Hua 2.000 SGD (1.400 USD) nên đã nhận lời.
Tan, người đang làm nghề rửa bát, đã gặp Yen, My, Tu và cháu trai tại một quán cafe hồi tháng 1/2013 và trao đổi về chuyện kết hôn. Ông này thừa nhận mình biết rằng đó là một cuộc hôn nhân giả mạo và ông không hề có tình cảm với cô gái người Việt.
Việc kết hôn giả với Tan giúp Tu tiếp tục được ở lại Singapore làm tiếp viên cho quán karaoke. Cô này cũng đồng ý trả cho người "chồng hờ" mỗi tháng 400 SGD (280 USD).
Tan và Tu đăng ký kết hôn vào ngày 18/3/2013 và thậm chí còn tổ chức một bữa tiệc báo hỷ tại nhà hàng cùng ngày. Theo thỏa thuận, hàng tháng, Tan sẽ đưa "vợ" mình đến cơ quan quản lý nhập cư của Singapore để đóng dấu và gia hạn hộ chiếu.
"Tuy nhiên, tôi chỉ làm điều đó được hai lần trước khi bị bắt vào tháng 6/2013 và sau đó bị giam giữ", ông này nói.
Tan khai rằng đã nhìn thấy một người đàn ông không rõ danh tính đưa tiền cho cháu trai vào ngày cưới. Eng Hua nói rằng anh ta được người đàn ông trên đưa khoảng 2.000 SGD nhưng ông Tan chỉ nhận 1.150 SGD sau ba lần thanh toán riêng rẽ và không biết gì về số tiền còn lại.
Vụ xét xử dự kiến kéo dài 7 ngày và tiếp tục vào sáng nay.
Nếu bị kết tội, Yen, 40 tuổi, và My, 29 tuổi, có thể lĩnh án 10 năm tù và bị phạt 10.000 SGD (7.000 USD). Cả Tan và Tu cũng bị kết tội theo Đạo luật Di trú.
Cán bộ sở công thương “bắt tay” doanh nghiệp rút ruột ngân sách
Giám đốc Trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghệ - Sở Công thương Tiền Giang ký quyết toán khống cho Công ty Bắc Hà gây thiệt hại cho Nhà nước 965,3 triệu đồng.
Trong quá trình thanh tra tại Sở Công thương, Thanh tra tỉnh Tiền Giang phát hiện hàng loạt chứng từ quyết toán khống gần 1 tỉ đồng do ông Trịnh Văn Mười (giám đốc Trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghệ - Sở Công thương Tiền Giang) và ông Bùi Đức Phong (giám đốc Công ty Bắc Hà) lập khi tổ chức Hội chợ công nghiệp nông thôn và thương mại cuối năm 2014.
Thanh tra đã quyết định chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra xử lý, đồng thời truy thu hơn 730 triệu đồng bị thất thoát.
Theo đó, Công ty Bắc Hà (chi nhánh TP.HCM) trúng thầu tổ chức hội chợ quy mô 600 gian hàng trên đường Hùng Vương, TP Mỹ Tho với tổng chi phí 3,6 tỉ đồng.
Trong đó có 1,35 tỉ đồng là ngân sách khuyến công trung ương và địa phương. Sau khi hội chợ kết thúc, Công ty Bắc Hà đã làm hồ sơ quyết toán khống 4 hạng mục, kê khống 28 doanh nghiệp không tham gia hội chợ để hưởng phí hỗ trợ, điều chỉnh tăng 11 gian hàng của 8 doanh nghiệp để quyết toán khống...
Ngoài ra, dù không có thẩm quyền nhưng ông Trịnh Văn Mười đã đồng ý cho Công ty Bắc Hà tổ chức ca nhạc và bán vé, thu tiền của khách vào cổng hội chợ (10.000 đồng/vé).
Tổng số tiền mà ông Trịnh Văn Mười ký quyết toán khống cho Công ty Bắc Hà gây thiệt hại cho Nhà nước là 965,3 triệu đồng.
“Ông Mười biết rõ một số hạng mục không thực hiện nhưng vẫn ký nghiệm thu, thanh toán cho Công ty Bắc Hà và dù không thừa nhận chỉ đạo cấp dưới nhờ doanh nghiệp ký khống hồ sơ, nhưng có biết và đồng tình với việc làm sai trái này” - kết luận thanh tra nêu rõ.
Dân chê khu tái định cư
Chuyển dần dịch vụ công cho tư nhân để giảm biên chế
Cần đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công để tinh giản biên chế là quan điểm được nhiều đại biểu chia sẻ tại Hội nghị triển khai kế hoạch của Chính phủ về tinh giản biên chế do Bộ Nội vụ tổ chức hôm qua tại Hà Nội.