Báo Nhật: Việt Nam sẽ được Nhật chia sẻ tin quốc phòng về Biển Đông
Bắt 25.755 điếu xì gà, có điếu giá mấy triệu
Làm rõ thông tin cảnh sát kinh tế xin tiền tài xế
Năm 2015, Tây Ninh kỷ luật 100 cán bộ đảng viên vi phạm
Tiếp tục đình chỉ công tác công an bị tố trục lợi bảo hiểm
Tin trong nước đọc nhanh tối 14-01-2016
- Cập nhật : 14/01/2016
Đây là câu trả lời của Uber Việt Nam khi bị Tp.HCM nói là trốn thuế
Thông điệp của Uber Việt Nam muốn gửi đi đó là: 20% chi phí dịch vụ các công ty vận tải phải trả cho Uber thực chất đã được đánh thuế trong doanh thu của các công ty vận tải.
Việc Sở giao thông vận tải Tp.HCM cho biết mỗi ngày Uber chuyển 1 tỉ đồng ra khỏi Việt Nam và Sở thuế TP.HCM cũng tuyên bố bằng mọi giá bắt Uber phải đóng thuế khiến nhiều người đặt ra nghi vấn trốn thuế của Uber.
Ông Đặng Việt Dũng, Giám đốc Uber Việt Nam đại diện cho Uber để phản hồi chính thức về mối quan tâm này. Dưới đây là nội dung chính của phần trả lời:
- Uber không có bình luận nào về những tin đồn đó và cũng không thể xác thực độ chính xác của những thông tin được chia sẻ bởi các bên thứ ba. Tuy nhiên, Uber luôn tuân thủ các quy định về thuế và chi trả đầy đủ các khoản thuế tại mọi thị trường mà công ty có mặt.
- Và đây là phần quan trọng: Các đối tác vận tải và các tài xế đối tác của chúng tôi tại Việt Nam đóng vai trò như nhà cung cấp dịch vụ vận tải trong các hành trình Uber. Còn nền tảng công nghệ của Uber đóng vai trò như nhà cung cấp các dịch vụ về kết nối và xử lý thanh toán cho các đối tác vận tải như: (1) thu hộ phí vận tải và (2) dịch vụ chuyển tiền.
Các đối tác vận tải sẽ nhận về 100% tất cả các khoản thu dịch vụ vận tải từ những chuyến đi mà họ đã thực hiện với ứng dụng Uber, đây chính là phần thu nhập của các đối tác vận tải. Các đối tác vận tải có trách nhiệm đóng cho Uber 20% chi phí dịch vụ cho việc cung cấp công nghệ giúp kết nối xe và hành khách. Khoản chi phí dịch vụ này là một phần chi phí kinh doanh của các đối tác vận tải.
Ông Nguyễn Quốc Khánh được bổ nhiệm làm Tân Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bổ nhiệm ông Nguyễn Quốc Khánh, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) kiêm thực hiện nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng Thành viên, làm Chủ tịch PVN, tập đoàn có doanh thu dự kiến đạt 555 ngàn tỉ đồng năm 2015.
Thủ tướng Chính phủ vừa chính thức bổ nhiệm ông Nguyễn Quốc Khánh làm Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam-PVN)
Thông tin trên được đưa ra tại Quyết định 89/QĐ-TTg về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Quốc Khánh giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Thành viên, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Cụ thể, ông Nguyễn Quốc Khánh - Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam kiêm thực hiện nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng Thành viên, sẽ chính thức giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam kể từ ngày 12/1/2015.
Được biết, ông Nguyễn Quốc Khánh sinh năm 1960, quê quán Hà Tĩnh. Ông Khánh đảm nhiệm chức vụ quyền Chủ tịch Hội đồng thành viên của PVN sau khi nguyên Chủ tịch hội đồng thành viên Nguyễn Xuân Sơn có quyết định thôi giữ chức vụ vào tháng 7/2015.
Trước đó, ông Nguyễn Quốc Khánh từng đảm nhiệm các chức vụ: Phó Tổng Giám đốc Công ty Thăm dò khai thác Dầu khí (PVEP); Tổng Giám đốc Công ty Liên doanh Dầu khí Mê Kông; Tổng Giám đốc Công ty Chế biến và Kinh doanh sản phẩm Dầu mỏ (PDC); Tổng Giám đốc Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV OIL); Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
TP.HCM quy hoạch thêm 3 khu nhà ở thấp tầng
Nhiệm vụ quy hoạch 3 khu B1,B2,B3 vừa được UBND TPHCHM phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500. Vị trí quy hoạch này nằm tại Khu dân cư đô thị phường Long Trường và Trường Thạnh, Quận 9.
Theo quy hoạch, cả 3 khu vực này được quy hoạch là khu nhà ở thấp tầng và các công trình phục vụ công cộng. Công ty Cổ phần Sài Gòn Gôn sẽ làm chủ đầu tư cho đồ án Khu dân cư đô thị phường Long Trường và Trường Thạnh
Khu dân cư đô thị tại phường Long Trường và Trường Thạnh có tổng diện tích 269.69ha, là khu dân cư theo kiểu du lịch sinh thái và nhà vườn, thương mại – dịch vụ, công trình công cộng và nhà ở với mật độ xây dựng thấp.
Cụ thể, khu B1 có tổng diện tích 485.300 m2, dân số là 2.840 người thuộc địa bàn phường Long Trường. Khu này có phía Đông giáp với đường Vành đai 3, phía Tây giáp sông Đồng Nai, phía Nam giáp khu B2, phía Bắc giáp rạch hiện hữu.
Khu B2 có vị trí giáp khu B1 và B3, 3 phía Đông – Tây – Nam giáo với sông Đồng Nai có diện tích 772.277m2, dân số khoảng 2.535 người thuộc địa phận phường Long Trường.
Khu B3 giáo với sông Tắc, đường Vành đai 3, rạnh hiện hữu và khu B2, diện tích khu này là 328.830m2 với số dân là 2.930 người thuộc phường Long Trường.
Thanh tra công tác quản lý đầu tư xây dựng tại 3 dự án của Vietinbank
Thanh tra Bộ Xây dựng vừa ra Quyết định thanh tra về công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank) đối với 3 dự án tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo đó, các dự án được thanh tra bao gồm: Dự án trụ sở giao dịch chi nhánh 1 và văn phòng đại diện Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh; dự án nhà làm việc 635B Nguyễn Trãi Thành phố Hồ Chí Minh và dự án đầu tư xây dựng nhà làm việc kiêm kho chi nhánh 7 do Vietinbank làm chủ đầu tư.
Thời gian thanh tra sẽ được căn cứ theo các quy định của pháp luật.
Việt Nam đã vượt qua “vùng trũng” tăng trưởng?
TS. Tô Trung Thành cho rằng, mô hình tăng trưởng và cấu trúc của nền kinh tế còn nhiều hạn chế. Nếu muốn chuyển đổi mô hình tăng trưởng cần phải thay đổi tư duy, tạo điều kiện cho tư nhân tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất...
Tại Hội thảo Kinh tế Việt Nam năm 2015: Cơ hội và thách thức trước thềm hội nhập do Trường Đại học Kinh tế quốc dân tổ chức sáng 13/1, PGS.TS Tô Trung Thành nhận định, năm 2015, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 6,68% là một điểm sáng trong khi tăng trưởng kinh tế toàn cầu chỉ đạt 2,1%, các nền kinh tế mới nổi đạt khoảng 4% và trung bình khu vực Đông Nam Á khoảng 4,5-5%.
“Tăng trưởng cao nhưng có thực sự bền vững? Mức tăng trưởng này có đưa Việt Nam ra khỏi thời kỳ suy giảm và rút ngắn khoảng cách với các nước khác?” – ông Thành đặt câu hỏi.
Theo nhận định của vị chuyên gia này, hỗ trợ tăng trưởng của Việt Nam trong năm qua chủ yếu đến từ khu vực sản xuất công nghiệp và tiêu dùng cuối cùng. GDP bình quân đầu người theo giá so sánh năm 2015 đạt khoảng hơn 1000 USD/người; theo giá hiện hành là hơn 2.100USD/người.
“Tăng trưởng, tỷ trọng đầu tư/GDP đều đã được xác lập lại quy mô. Nhưng liệu Việt Nam đã thực sự vượt qua vùng trũng tăng trưởng hay chưa? Những bất ổn vĩ mô giai đoạn 2007-2008 liệu có lặp lại?” – ông Thành băn khoăn.
Bên cạnh đó, ông Thành cũng cho rằng, chỉ số ICOR giảm dần thể hiện sự cải thiện về đầu tư của Việt Nam trong thời gian qua. Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng và đầu tư vẫn còn thấp so với khu vực.
Năng suất lao động của Việt Nam còn thấp, đầu vào của nguồn lực lao động còn hạn chế và giá trị gia tăng lao động so với các quốc gia khác thấp, cải tiến về công nghệ còn nhiều hạn chế...
“Động lực vượt qua vùng trũng tăng trưởng chưa đủ vì cải cách thể chế kinh tế chưa mạnh mẽ, chưa đạt được tăng trưởng bền vững” – vị chuyên gia đến từ Đại học Kinh tế quốc dân nhận định.
Mô hình tăng trưởng và cấu trúc của nền kinh tế còn nhiều hạn chế. Nếu muốn chuyển đổi mô hình tăng trưởng cần phải thay đổi tư duy, tạo điều kiện cho tư nhân tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất, khu vực Nhà nước chủ yếu cung cấp dịch vụ công.
Mặc dù là đầu tàu tăng trưởng của Việt Nam trong những năm gần đây song khu vực FDI đã có sự đóng góp thiếu bền vững đến tăng trưởng dài hạn. Quy mô và hiệu quả của khu vực FDI vượt trội và đang lấn áp khu vực tư nhân trong nước.
Do vậy, theo ông Thành, với cấu trúc sản xuất như hiện nay, vì nội tại nền kinh tế có vấn đề, để FDI làm đầu tàu tăng trưởng thì phải chấp nhận luật chơi của khu vực FDI.
Trong những năm qua, nhiều “ông lớn” trên thế giới lựa chọn Việt Nam như một điểm đến sản xuất hàng hóa tiêu dùng cuối cùng và xuất khẩu sang quốc gia khác. Với chuỗi mạng lưới toàn cầu, Việt Nam đang xoay quanh Trung Quốc nhưng lại đang ở vị trí cuối cùng của chuỗi nên giá trị gia tăng thấp.
“Việt Nam hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào khu vực FDI, thiếu sự tham gia của doanh nghiệp trong nước, trình độ công nghệ, lao động thấp nên vẫn nằm ở vị trí cuối trong chuỗi giá trị toàn cầu” – ông Thành đánh giá.
Nhận định về lạm phát của VN trong năm 2015, ông Thành cho rằng, lạm phát thấp cũng là một điểm sáng của nền kinh tế. Sự giảm tốc của chỉ số giá cả xuất phát từ suy giảm giá dầu và giá hàng hóa thế giới. Lạm phát thấp có tác động của chính sách tiền tệ, tăng trưởng cán cân thanh toán, tín dụng.
Về vấn đề tỷ giá, theo ông Thành, từ tháng 8/2015, điều hành tỷ giá của Việt Nam bắt đầu bị biến động từ cú sốc đồng Nhân dân tệ Trung Quốc.
Bên cạnh đó, nhập siêu giá tăng tạo nên sức ép đối với tỷ giá. Ngoài ra, do mức độ độc lập về tiền tệ bị suy giảm, dư địa nới lỏng chính sách tiền tệ suy giảm nên tỷ giá sẽ còn biến động trong năm nay.
Nhận định về triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2016, các chuyên gia đến từ Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng, tăng trưởng kinh tế thế giới có xu hướng gia tăng nhờ các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật Bản, EU...
Lạm phát thấp là hệ quả của giá dầu có xu hướng giảm. Tuy nhiên, giá dầu sẽ giảm ổn định chứ không giảm quá sâu, dòng vốn đầu tư gián tiếp tiếp tục rời bỏ các nền kinh tế mới nổi. Trên cơ sở đó, kinh tế Việt Nam 2016 sẽ tiếp tục đà phục hồi của kinh tế thế giới.
Đồng thời, cơ hội từ các FTA Việt Nam – EU, FTA Việt Nam – Hàn Quốc, TPP, AEC.... sẽ đóng góp lớn trong việc gia tăng xuất nhập khẩu, thu hút vốn đầu tư và tham gia chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu.
“Với chính sách tiền tệ thu hẹp, lạm phát năm 2016 sẽ tăng do tỷ giá có khả năng được điều chỉnh linh hoạt, giá dầu thấp nhưng không giảm quá sâu, giá hàng hóa tăng trở lại và điều chỉnh giá dịch vụ công theo lộ trình” – ông Thành dự báo.