Chủ đầu tư BOT cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ bị tố gian lận thu phí
Đàn bò mang về hơn 1.200 tỷ đồng cho Hoàng Anh Gia Lai
Lương cán bộ, công chức, viên chức tăng bao nhiêu sau 14 lần điều chỉnh?
Người Việt làm bao lâu mới đủ trả nợ công?
Hà Nội duyệt quy hoạch cải tạo tập thể Ngọc Khánh và khu vực lân cận
Tin trong nước đọc nhanh tối 04-03-2016
- Cập nhật : 04/03/2016
Lo Việt Nam tụt hậu cạnh tranh với láng giềng
Các DN châu Âu khuyến nghị cần giảm bớt các can thiệp hành chính vào thị trường (Trong ảnh: Một cửa hàng bán sữa trên phố Tây Sơn - Hà Nội). Ảnh: Ngọc Châu.
Nâng cao đời sống nhân dân, giảm bớt can thiệp hành chính, tạo điều kiện tiếp cận thị trường… là những khuyến nghị được các nhà đầu tư nước ngoài chỉ rõ đối với Việt Nam nếu không muốn bị tụt hậu trong cuộc đua cải thiện năng lực cạnh tranh với các nước láng giềng.
Hiệp hội các Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) chính thức ra mắt ấn bản lần thứ 8 của cuốn Sách Trắng 2016: Các vấn đề thương mại, đầu tư và kiến nghị với Việt Nam. Theo nhận định, nhiều làn sóng đầu tư chất lượng cao từ EU sẽ vào Việt Nam trong thời gian tới nhưng cũng đặt ra những thách thức buộc Việt Nam phải vượt qua. Việt Nam cần có hàng loạt cải thiện thực chất trong quản trị doanh nghiệp cũng như đầu tư trực tiếp nước ngoài, vận tải - hậu cần, sở hữu trí tuệ…
Đại sứ-Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam, ông Bruno Angelet cho rằng, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU sẽ kích hoạt làn sóng đầu tư chất lượng cao từ EU vào Việt Nam, giúp tạo ra những giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Tuy nhiên, để hấp thụ được hiệu quả từ làn sóng này, Việt Nam cần phải có những chính sách phát triển riêng cho khối doanh nghiệp tư nhân. Đây là nhiệm vụ rất lớn với các nhà hoạch định chính sách. “Các doanh nghiệp của Việt Nam sẽ phát triển mạnh thông qua tham gia chuỗi thương mại, xuất khẩu và cả khai thác nhiều hơn các thị trường ở châu Âu. Để thay đổi, xuất khẩu của Việt Nam phải do các công ty của Việt Nam tạo ra”, ông Angelet nhận định.
Sách Trắng 2016 cũng cho rằng, những đầu việc lớn mà Việt Nam phải thực hiện trong thời gian tới chính là nâng cao đời sống nhân dân, phát triển nguồn nhân lực, giải quyết các vấn đề về thuế, gia tăng lựa chọn cho người tiêu dùng, giảm các can thiệp hành chính cũng như các vấn đề tiếp cận thị trường.
Ngoài ra, Việt Nam cần đảm bảo việc tạo dựng sân chơi bình đẳng trong hoạt động đấu thầu công thông qua sự tham gia trực tiếp của các doanh nghiệp nước ngoài, thay vì chỉ dựa vào các đối tác trong nước - tương tự như sân chơi bình đẳng mà các quốc gia ASEAN khác đã tạo ra..
Liên quan đến lĩnh vực thuế, cộng đồng doanh nghiệp châu Âu cho rằng, cần phải đưa ra các cam kết với mục tiêu loại bỏ tất cả các loại thuế quan đối với ô tô. Trong trường hợp không thực hiện được ngay, cơ quan quản lý cần giảm dần ngay lập tức các loại thuế quan với lộ trình thực hiện rõ ràng.
Cần giảm bớt can thiệp hành chính
Một trong những khuyến nghị đáng chú ý được nhấn mạnh trong “Sách Trắng” năm 2016 chính là việc Tiểu ban Thực phẩm Dinh dưỡng của EuroCham cho rằng, các cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam giảm bớt, tiến tới chấm dứt các can thiệp hành chính vào hoạt động của thị trường. Theo đó, việc Chính phủ đưa ra các quy định can thiệp vào quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp sẽ là một lời cảnh báo đáng lo ngại về một môi trường đầu tư chưa thực sự ổn định, thân thiện và hội nhập của Việt Nam, đồng thời đi ngược lại với chủ trương hoàn thiện nền kinh tế thị trường của Chính phủ.
Tiểu ban dẫn chứng xu hướng tăng giá nhẹ của các sản phẩm sữa thuộc phân khúc bình dân kể từ khi biện pháp bình ổn giá được áp dụng cho thấy chính sách này đã không mang lại tác động giảm giá sản phẩm sữa để hỗ trợ người tiêu dùng có thu nhập thấp như tính toán trước đó của cơ quan quản lý.
Về những khuyến nghị của cộng đồng doanh nghiệp châu Âu, theo Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc, Chính phủ và cả doanh nghiệp châu Âu cần hỗ trợ để khối doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao năng lực cạnh tranh, tận dụng được cơ hội do VEFTA mang lại.
“Các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam sẽ khó có cơ hội tham gia trực tiếp vào chuỗi giá trị toàn cầu của các doanh nghiệp châu Âu, mà sẽ phải qua các doanh nghiệp nhỏ và vừa châu Âu. Vì vậy, tôi hy vọng tới đây dòng chảy vốn đầu tư từ châu Âu vào Việt Nam sẽ đến nhiều hơn từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa”, ông Lộc nói.
Nỗi sợ Dung Quất, món nợ lọc dầu
Nếu hạ thấp thuế nhập khẩu xăng dầu Việt Nam như lọc dầu Dung Quất mong muốn thì Nhà nước sẽ phải bù giá cho nhà máy lọc dầu này và Nghi Sơn trong tương lai lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng. Nhưng nếu không hạ thuế, dân thiệt, những công trình tỷ USD này lại doạ đóng cửa.
Ế hàng hay thất thu hàng ngàn tỷ
Cơn lốc khủng hoảng giá dầu dường như chẳng liên quan gì đến sự kêu cứu của nhà máy lọc dầu Dung Quất suốt hai tuần qua về nguy cơ đóng cửa.
Có một khoảng trống không hề dễ hiểu ở câu chuyện này, đó là vì sao, một sản phẩm sản xuất trong nước như Dung Quất lại phải chịu thuế nhập khẩu?. Vì sao, xăng dầu Dung Quất lại không được thuế ưu đãi như xăng dầu ASEAN theo biểu thuế ATIGA, khi mà Việt Nam cũng chính là thành viên khối ASEAN?
Vì sao, Bộ Tài chính lại để xảy ra tình trạng chênh lệch thuế suất lớn như vậy, với nghịch lý xăng dầu "nội" đã chịu thuế nhập khẩu lại chịu mức cao, xăng dầu "ngoại" thuế thấp?
Theo biểu thuế hiện nay, thuế nhập khẩu xăng Dung Quất là 20%, cao hơn 10% xăng nhập từ Hàn Quốc. Thuế dầu diezen, madut Dung Quất là 10% trong khi dầu từ ASEAN và Hàn Quốc là 0%.
Ông Trần Minh Hà, Phó Tổng giám đốc Saigon Petro bày tỏ: "Hàng Dung Quất chắc chắn không cạnh tranh nổi với xăng dầu ASEAN hay Hàn Quốc. Thuế như vậy là điểm khó hiểu nhất".
SaigonPetro cũng như Petrolimex, chỉ dám nhập dầu Dung Quất với hợp đồng 6 tháng để nghe ngóng tin chính sách thuế.
Tuy nhiên, sự khó hiểu của ông Trần Minh Hà có lẽ chỉ là lời nói vui. Bởi bất cứ nhà kinh doanh xăng dầu nào cũng đều biết cơ chế tài chính đặc thù đối với nhà máy lọc dầu Dung Quất theo Quyết định 925/2012 của Chính phủ.
Theo đó, việc áp thuế cho xăng dầu Dung Quất còn liên quan đến cơ chế ưu đãi nhà máy này cũng như nguồn thu điều tiết về ngân sách Trung ương.
Quyết định 925 cho phép, lọc dầu Dung Quất được giữ lại mức giá trị bằng 7% thuế nhập khẩu trên giá bán tại nhà máy đối với các mặt hàng xăng dầu. Nếu thuế nhập khẩu được ban hành cao hơn 7% thì phần chênh lệch cao hơn này được nộp về ngân sách, nếu thấp hơn 7% thì Nhà nước, thông qua Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) để bù giá cho nhà máy này.
Hiện nay, trong 20% giá trị thuế nhập khẩu thì xăng Dung Quất chỉ phải nộp 13% chênh lệch thuế nhập khẩu về ngân sách Nhà nước. Trong 10% giá trị tính thuế nhập khẩu dầu diezen, Dung Quất chỉ phải nộp 3% về ngân sách.
Nhà nước đã gián tiếp trợ giá cho xăng dầu Dung Quất. Nhưng khi các lộ trình giảm thuế theo cam kết trong ASEAN, Hàn Quốc được thực thi thì mục đích trợ giá này đã phản tác dụng, đặc biệt là với mặt hàng dầu. Thương nhân đầu mối theo cơ chế thị trường, không có trách nhiệm trong việc phải bao tiêu xăng dầu Dung Quất nên đổ xô đi nhập hàng ngoại hưởng thuế thấp hơn là điều dễ hiểu.
Hai kịch bản xấu xảy ra là ế hàng, lọc dầu Dung Quất phải ngừng sản xuất, ngân sách và bản thân Dung Quất cũng chẳng có nguồn lợi nào để điều tiết.
Thứ hai là để "cứu" Dung Quất, Bộ Tài chính có thể phải giảm thuế MFN ngang bằng thuế từ ASEAN và Hàn Quốc và thấp xa mức 7% thì Nhà nước sẽ phải bù giá hàng nghìn tỷ đồng cho chính nhà máy này.
Giả dụ, dầu diezen hiện có thuế là 10%, nếu hạ đến 0%, Nhà nướcsẽ phải tốn hơn 3.000 tỷ đồng để bù cho nhà máy này giai đoạn 2016-2018.
Bộ Tài chính đã ước tính riêng nguồn thu trực tiếp từ thuế dầu diezen này sẽ giảm mất 6.000 tỷ đồng nếu giảm thuế như vậy.
Lỗ hổng ưu đãi lọc dầu
Chia sẻ với chúng tôi, ông Cao Quốc Quốc Hưng, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, đây không phải là lần đầu tiên Dung Quất kêu khó nhưng hiện nay, vấn đề này đang được Chính phủ bàn rất kỹ. Các biện pháp giải quyết cho Dung Quất cũng sẽ tính tới tương lai cho Nghi Sơn khi nhà máy này có cơ chế tài chính tương tự sẽ vận hành thương mại từ năm 2017.
Ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Tài chính khẳng định sẽ giải quyết ổn thoả chính sách thuế để đảm bảo, lọc dầu Dung Quất không đóng cửa. Năm 2015, nhà máy này sau nhiều lần kêu cứu thì vẫn có lãi tới hơn 5.000 tỷ đồng.
Nói cách khác, dường như Bộ Tài chính sẽ chỉ còn một lựa chọn duy nhất là giảm thuế, cắn rằng bù giá bởi đây là công trình trọng điểm với vốn đầu tư 3 tỷ USD, không dễ mà để "mặc cho chết" như TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam bình luận.
Đối với lọc dầu Nghi Sơn, dự kiến vận hành từ năm 2017 và được ưu đãi trong 10 năm, nếu hạ thuế dầu về 0%, gánh nợ bù giá này ước tính lên đến khoảng 65.000 tỷ đồng. PVN đưa ra bài toán này với phương án dầu thô là 75 USD/thùng.
Ở tình huống nào, ngân sách cũng thất thu nặng, người tiêu dùng thì vẫn phải chịu giá cả áp dụng chung theo mức thuế cao. Điều này càng tồi tệ hơn khi năm 2016, ngân sách đang cực kỳ khó khăn bởi giá dầu loanh quanh 30-35 USD/thùng và ước tính, hụt tới 46.000-56.000 tỷ đồng.
Trong khi đó, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam vừa kiến nghị Chính phủ cần yêu cầu Petrolimex phải mua xăng dầu Dung Quất. Năm 2015, PVN đề nghị Chính phủ chỉ đạo một cơ chế đảm bảo tiêu thụ toàn bộ sản phẩm lọc dầu Nghi Sơn trong nước rồi mới cấp qouta nhập khẩu.
Bài toán về hiệu quả đầu tư các nhà máy lọc dầu đang khiến cơ quan chính sách ở tình thế trở đi mắc núi trở lại mắc sông khi các cơ chế tài chính đặc thù dường như chưa được tính toán đầy đủ dưới tác động của hội nhập.
Thừa sữa nguyên liệu – nghịch lý và… vô lý
Trong khi sữa tươi chỉ mới đáp ứng chưa đến 30% nhu cầu, mỗi năm Việt Nam vẫn phải chi hơn 1 tỷ USD nhập sữa bột nhưng người nuôi bò sữa lại phải đổ sữa ra đường… Điều này cho thấy chăn nuôi bò sữa ở VN không còn là “miền đất ngọt ngào” như nhiều người kỳ vọng.
Người nông dân chăn nuôi bò sữa huyện Củ Chi, TP HCM phải vật lộn với câu chuyện thừa cung – thiếu cầu không còn là hiện tượng hiếm bởi lẽ hàng ngàn hộ chăn nuôi bò sữa của tỉnh Lâm Đồng và TP Hà Nội phải mang sữa ra đường đổ vì không bán được.
Hệ lụy ai cũng thấy
Lý giải về vấn đề này, nhiều chuyên gia cho rằng, đây là hệ quả của sự phát triển “nóng” vùng nguyên liệu, dẫn đến thừa “cung”, nhà máy không “hấp thụ” hết. Nhưng lại có một góc nhìn khác, mà lãnh đạo Cục chăn nuôi, Bộ NN- PTNT đã nêu ra, đó là DN sữa tăng cường nhập khẩu sữa nguyên liệu, để chế biến sữa nước hoàn nguyên, dẫn đến thừa “cung”. Hiện nay sữa tươi nguyên liệu sản xuất trong nước thực chất mới đáp ứng được 28%, còn lại phải nhập sữa bột hoàn nguyên. Điều này cho thấy tiềm năng chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam còn lớn. Tuy nhiên thời gian vừa qua xảy ra tình trạng nông dân đổ sữa ở Hà Nội, Lâm Đồng và một số địa phương khác vì bất đồng trong thu mua sữa giữa các doanh nghiệp chế biến sữa với các bà con nông dân.
Nguyên nhân xuất phát từ giá sữa trên thị trường thế giới giảm xuống 50% giá so với cùng kỳ năm 2014. Theo số liệu của Tổng Cục thống kê, năm 2014 sản xuất trong nước đạt 914 triệu lít sữa nước, 450 triệu lít sữa tươi nguyên liệu sản xuất trong nước, trừ đi số lượng sữa làm sữa chua trực tiếp từ 10- 20% còn lại khoảng 450.000 tấn sữa tươi đưa vào làm sữa nước.
Do nguồn nguyên liệu sữa tươi trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu nên một số doanh nghiệp đã nhập khẩu sữa bột về chế biến thành sữa nước. Mỗi lít sữa nước được pha từ sữa bột giá năm 2013 là 12.000- 13.000 đồng/lít, hiện nay giá sữa giảm xuống chỉ còn 6.300 đồng đến 6.500 đồng/lít. Trong khi đó giá mua sữa tươi trong nước của nông dân ở mức 13.500 đồng/lít. Rõ ràng giá cả chênh nhau rất lớn, các DN sản xuất sẽ có tính toán, cân nhắc khi lưạ chọn nên mua sữa tươi nguyên liệu với giá cao hay mua sữa bột hoàn nguyên để hưởng lợi nhuận cao.
Cho nên, chẳng có gì ngạc nhiên khi Việt Nam đứng trong nhóm 20 nước nhập khẩu sữa nhiều nhất trên thế giới, mỗi năm nhập trên 1,2 triệu tấn sữa các loại. Theo Tổng cục Hải quan, từ đầu năm đến ngày 15/11/2013, Việt Nam nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa tới 940,6 triệu USD từ nhiều nước châu Mỹ, châu Âu, châu Á, trong đó lượng nhập khẩu lớn từ các nước: NewZealand (211 triệu USD), Mỹ (157,7 triệu USD), Singapore (114 triệu USD), Hà Lan (62,3 triệu USD), Thái Lan (54,1 triệu USD)…
“Khát” sữa tươi nguyên liệu, nhà sản xuất buộc phải nhập khẩu sữa bột để “hoàn nguyên”, biến hóa thành sữa tươi, khó trách cứ họ được. Nếu có trách thì trách cái sự nhập nhằng giữa “sữa hoàn nguyên tiệt trùng” và “sữa tươi tiệt trùng”, chẳng có nhà sản xuất nào đủ dũng khí ghi trên nhãn hàng hóa tỷ lệ thành phần nguyên liệu có trong sản phẩm sữa, ví như 100% nguyên liệu sữa bò tươi hoặc 100% sữa bột! Vì vậy, trong “ma trận” nhãn hiệu sữa trên thị trường hiện nay, chẳng người Việt nào dám chắc mình được uống sữa tươi đích thực!…
Hai giải pháp căn cơ
TS Đặng Kim Sơn – Chuyên gia nông nghiệp cho rằng, có hai vấn đề cần giải quyết từ câu chuyện này.
Thứ nhất, phải làm rõ về nguồn gốc, chất lượng sữa do các Cty sản xuất: đâu là sữa tươi tiệt trùng, đâu là sữa nước hoàn nguyên, với nguyên liệu là sữa bột nhập khẩu. Bởi nếu nhập nhèm hai loại này, sẽ là sự nhập nhèm về giá. Việc nhà máy thu mua sữa tươi của người nông dân chỉ là hình thức, còn kiếm lợi nhuận, lại là ở nguồn sữa nguyên liệu nhập vào giá rẻ. Các cơ quan chức năng như quản lý thị trường phải vào cuộc, hậu kiểm tốt để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng và người nông dân.
Thứ hai phải tạo cơ chế để người nông dân, nhà sản xuất liên kết chặt chẽ với nhau. Trong hội nhập, cạnh tranh gay gắt, muốn phát triển, đi được xa, bền vững, mối liên kết này phải trở thành nhu cầu tự thân của mỗi bên.
Trên thực tế, theo phân tích của TS Đặng Kim Sơn, những hình mẫu liên kết trong sản xuất nông nghiệp, gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, đem lại lợi ích hài hòa cho các bên đã có ở nước ta, nhưng chưa nhiều. Trong các liên kết này, DN đóng vai trò dẫn dắt, tổ chức. Người nông dân có thể trở thành người lao động của DN, hoặc là cổ đông của chính DN đó. Có như vậy, liên kết mới bền, hai bên chia sẻ lợi ích, chấp nhận lời ăn lỗ chịu trong kinh doanh, thì mới không còn cảnh phá hợp đồng, ép giá nông dân. Hỗ trợ cho các liên kết này, phải là những cam kết mạnh mẽ, thực thi hiệu quả những chính sách đúng đắn về phát triển sản xuất nông nghiệp, đã được đề ra từ rất lâu rồi, mà đến giờ, hầu như vẫn chỉ dừng ở tầm chính sách – ông Sơn phân tích.
2 tháng đầu năm tiêu thụ trên 9 triệu tấn xi măng
Mặc dù sản lượng tiêu thụ sản phẩm xi măng trong tháng 2 giảm do kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài nhưng tính chung trong 2 tháng đầu năm con số này vẫn đạt 9,44 triệu tấn, bằng 106% so với cùng kỳ.
Theo Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), ước sản phẩm xi măng tiêu thụ trong tháng 2/2016 là 3,02 triệu tấn bằng 47% so với tháng 1/2016 và bằng 95,6% so với tháng cùng kỳ năm 2015.
Cụ thể, tại thị trường nội địa, sản lượng xi măng tiêu thụ giảm mạnh so với tháng 1 do kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài, ước tiêu thụ sản phẩm xi măng trong tháng 2 tại thị trường này là 2,27 triệu tấn, bằng 45% so với tháng liền kề trước đó và bằng 98% so với tháng 2 năm 2015. Xuất khẩu sản phẩm xi măng tháng 2/2016 ước đạt 0,75 triệu tấn, tăng 7% so với tháng 1/2016 và bằng 88% so với cùng kỳ năm 2015.
Lũy kế tiêu thụ sản phẩm xi măng trong nước 2 tháng đầu năm 2016 ước đạt 7,26 triệu tấn, bằng 109% so với cùng kỳ năm 2015. Xuất khẩu 2 tháng đầu năm 2016 ước là 2,18 triệu tấn, bằng 97% (2,18/2,25) so với cùng kỳ năm 2015.
Tính chung, sản lượng xi măng tiêu thụ trong hai tháng năm 2016 ước đạt 9,44 triệu tấn, bằng 106% so với cùng kỳ năm 2015 và đạt 12,42% kế hoạch năm 2016.
Các chuyên gia lĩnh vực vật liệu xây dựng cho rằng trong tháng 3 và những tháng tiếp theo, sản lượng tiêu thụ xi măng sẽ tốt hơn cùng với đà phục hồi tích cực của thị trường BĐS. Đây sẽ là những tiền đề quan trọng để hoàn thành mục tiêu đề ra trong năm 2016 tiêu thụ từ 75-77 triệu tấn sản phẩm xi măng.
Xi măng có hợp đồng xuất khẩu tỷ USD
Xuất khẩu xi măng của Việt Nam tiếp tục có triển vọng tốt khi 20 triệu tấn xi măng sẽ được Công ty cổ phần xi măng Xuân Thành xuất sang Nam Phi với tổng giá trị 1,2 tỷ USD.
Lễ ký kết giữa Công ty cổ phần xi măng Xuân Thành Việt Nam và Công ty Ores & Minerals UK Ltd (Vương quốc Anh) về việc xuất khẩu xi măng sang thị trường Nam Phi diễn ra tại Hà Nội, ngày 2/3.
Theo hợp đồng đã ký, trong 10 năm tới xi măng Xuân Thành sẽ được xuất sang Nam Phi với sản lượng 2 triệu tấn mỗi năm. Tổng giá trị hợp đồng là 1,2 tỷ USD. Ngoài ra toàn bộ khâu vận chuyển sản phẩm sẽ được bảo hiểm tại Bảo hiểm Xuân Thành.
Khẩn trương thu xếp cho chuyến thăm Việt Nam của ông Obama