Dịch vụ vay tiêu dùng tăng đột biến dịp tết
EVN lãi hơn 823 tỉ đồng kinh doanh điện
Đường sắt Hà Nội muốn nhập hàng trăm toa xe cũ từ Trung Quốc
Giải cứu cô gái Việt bị người nước ngoài giam giữ trái phép
Tết chông chênh của lao động chui ở Thái
Tin trong nước đọc nhanh tối 02-02-2016
- Cập nhật : 02/02/2016
Ô mai Hồng Lam sử dụng đường hóa học gấp nhiều lần công bố
Ô mai mơ chua ngọt của Hồng Lam, một trong những thương hiệu hàng đầu trong chế biến ô mai của Hà Nội, vừa bị phát hiện sử dụng đường hóa học gấp nhiều lần công bố
Đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm Tết vừa phát hiện loại ô mai Hồng Lam(sản phẩm ô mai mơ chua ngọt của Công ty Hồng Lam, Hà Nội) có hàm lượng đường hóa học (Cyclamete) vượt quá 8,3 lần chỉ tiêu công bố. Hồng Lam là một trong những thương hiệu hàng đầu trong ngành chế biến hoa quả cung cấp các sản phẩm ô mai.
Trước đó đoàn thanh tra, kiểm tra do Cục An toàn thực phẩm (ATTP) - Bộ Y tế chủ trì đã tiến hành thanh tra, kiểm tra tại TP Hà Nội và tỉnh Hòa Bình. Đoàn đã lấy 14 mẫu thực phẩm để kiểm nghiệm, kết quả có 11 mẫu đạt và 3 mẫu không đạt chất lượng theo quy định. Trong số 3 mẫu không đạt chất lượng có 2 mẫu ô mai gồm: ô mai mơ cam thảo NSX: 5-12-2015, HSD 5-12-2016, sản phẩm của Cơ sở sản xuất bánh mứt kẹo Phương Soát (Hà Nội) không đạt về chỉ tiêu Cyclamate (phụ gia tạo ngọt). Đặc biệt ô mai mơ chua ngọt, NSX: 17-11-2015; HSD: 17-11-2017, sản phẩm của Công ty cổ phần Hồng Lam (Hà Nội) có chỉ tiêu Saccarin (chất tạo ngọt) gấp 6,7 lần mức công bố (kết quả kiểm nghiệm là 1.336 mg/kg, công bố: ≤ 200mg/kg), còn hàm lượng chất Cyclamate cũng gấp 8,3 lần mức công bố. Mẫu sản phẩm này được lấy tại Công ty TNHH thương mại Quốc tế và dịch vụ siêu thị Big C Thăng Long, Chi nhánh Espace Big C the Garden Mall, đường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Ngoài ra trong 3 mẫu không đạt có 1 mẫu là kim chi cải thảo cắt lát NSX: 2-1-2016, HSD: 1-4-2016, sản phẩm của Công ty cổ phần CJ Foods Việt Nam (TP HCM) không đạt chỉ tiêu Coliforrms (vi khuẩn gây tiêu chảy).
Theo ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, với các mẫu thực phẩm không đạt chất lượng, Cục An toàn thực phẩm đã thông báo cho cơ sở sản xuất, kinh doanh để tạm dừng lưu thông lô sản phẩm vi phạm, xử lý cơ sở chịu trách nhiệm về sản phẩm theo quy định.
Ông Phong cũng cho biết để bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân, kể cả những ngày nghỉ Tết, Cục vẫn chỉ đạo Thanh tra Cục và các lực lượng chức năng tiếp tục ứng trực, đôn đốc các địa phương thực hiện thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm, công bố công khai cơ sở vi phạm theo quy định, công bố kịp thời các sản phẩm không đạt chất lượng để người dân biết nhằm lựa chọn thực phẩm an toàn.
Đường dây nóng phản ánh nhà xe nhồi nhét, 'chặt chém'
Theo Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong dịp tết Bính Thân, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia công bố số điện thoại đường dây nóng phục vụ tiếp nhận, xử lý những thông tin phản ánh về tình hình an toàn giao thông, hoạt động kinh doanh vận tải dịp tết Bính Thân, lễ hội Xuân 2016.
Những nội dung phản ánh là tình hình hoạt động kinh doanh vận tải tại các bến xe, nhà ga, cảng hàng không, cảng thủy nội địa, các bến đò hoặc về giá cước vận tải, những vi phạm của nhà xe, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, liên hệ các số: 0962.665.953; 0977.497.891; 0964.045.445; 0916.908.085; 0913.432.383 và số 0917.908.085.
Những phản ánh về các vụ việc tai nạn giao thông, tình hình an toàn giao thông, liên hệ các số: 0974.565.896; 0993.211.111; 0989.088.719; 0936.173.906; 0995.918.666.
Người dân cũng có thể gọi điện đến Cục cảnh sát giao thông: 069.42608 để phản ánh nếu bị lực lượng CSGT nhũng nhiễu, vòi vĩnh...
TP.HCM lập Ủy ban Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND
Ủy ban Bầu cử có bốn phó chủ tịch gồm các ông bà: Tất Thành Cang, Phó Bí thư Thành ủy; Nguyễn Hoàng Năng, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM; Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch UBND TP; Trương Thị Ánh, Phó Chủ tịch HĐND TP.
Cảnh sát giao thông trưng dụng tài sản: Trái luật!
Về nguyên tắc là phải ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành nhưng nếu có nhiều nội dung mà luật chuyên ngành không quy định thì phải căn cứ theo luật chung để thực hiện. Đáng tiếc là Thông tư 01/2016 của Bộ Công an đã không đảm bảo được điều này.
Khoản 15 Điều 15 Luật CAND quy định: Công an có quyền “huy động, trưng dụng theo quy định của pháp luật phương tiện thông tin, phương tiện giao thông, phương tiện khác và người đang sử dụng, điều khiển phương tiện đó trong trường hợp cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra”. Theo từ điển tiếng Việt và cách hiểu thông dụng thì hai cụm từ “trưng dụng, huy động” đều có chung nghĩa là tạm sử dụng người và vật cho một công việc nhưng trưng dụng là bắt buộc, còn huy động thì không (như việc huy động vốn của ngân hàng đòi hỏi có sự tham gia tự nguyện của người có vốn). Tuy nhiên, về mặt pháp lý thì chưa có sự phân biệt rõ. Luật TMTDTS quy định việc trưng dụng đối với tài sản, còn huy động là nói về người và cả hai đều có sự bắt buộc thực hiện. Còn Luật CAND chưa có sự phân biệt rõ dù chúng là hai khái niệm khác nhau.
Từ sự mơ hồ như thế của Luật CAND cộng với cách xây dựng văn bản không đúng chuẩn nên có không ít ý kiến cho rằng Thông tư 01/2016 đã có dấu hiệu trái luật, không ổn về mặt pháp lý… CSGT được quyền trưng dụng tài sản (và người) cho mục đích công vụ trong trường hợp nào? Theo lệnh của ai? Quy trình thủ tục cụ thể ra sao? Thời hạn trưng dụng, việc hoàn trả, bồi thường thế nào?... Còn quá nhiều điều chưa được quy định rõ khiến người dân và dư luận băn khoăn, lo lắng.
Có một lưu ý là về mục đích trưng dụng, Luật TMTDTS chỉ quy định “để bảo vệ an ninh quốc gia” nhưng Luật CAND cho phép công an được trưng dụng cả trong trường hợp cấp bách “để bảo vệ trật tự, an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra”. Ngoài ra, Luật CAND không quy định gì thêm về thẩm quyền quyết định trưng dụng, hình thức, thủ tục, thời hạn, việc hoàn trả, bồi thường…
Do Luật CAND không quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời hạn… trưng dụng nên bắt buộc việc trưng dụng của công an phải làm theo Luật TMTDTS. Mà Luật TMTDTS chỉ cho phép bộ trưởng Bộ Công an hoặc chủ tịch tỉnh được quyền quyết định trưng dụng (kèm theo ràng buộc không được phân cấp thẩm quyền quyết định) nên thông tư của bộ không được tự mở rộng quyền trưng dụng cho các CSGT.
Khoản 6 Điều 5 Thông tư 01/2016 của Bộ Công an không đúng với cả hai luật chung và luật chuyên ngành về quyền trưng dụng nên nội dung này của Thông tư 01/2016 cần phải được bãi bỏ. Và mong là thông tư mới phân biệt được huy động có “nhẹ nhàng” gì hơn so với trưng dụng (chứ không thể chỉ là “giải thích thêm” trên báo chí của một đại diện vụ pháp chế), còn nếu không thì cứ quy định rõ là trưng dụng để tránh gây thắc mắc, lo lắng.
Phí đổi tiền lẻ tăng sốc, khách vẫn đông
Hiện nay phí tùy theo loại tiền khách cần đổi (mệnh giá càng nhỏ, phí càng cao) nhưng nhìn chung so với năm ngoái thì phí đắt gần gấp đôi.
Theo đó, muốn đổi tiền mệnh giá 10.000 đồng thì tỉ lệ là 7:3, tức bỏ ra 10.000 đồng chỉ nhận lại được 7.000 đồng. Còn đổi mệnh giá nhỏ hơn như 5.000 đồng hoặc 2.000 đồng, tỉ lệ cao hơn lên đến 6:4, tức bỏ ra 10.000 đồng nhận lại 6.000 đồng. Thậm chí đổi mệnh giá 500 đồng phí đổi lên đến 50%.
Một số trang web và cửa hàng đổi tiền lẻ còn cho hay khách hàng ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đổi tiền lẻ nhiều hơn ở miền Nam.
Theo Nghị định 96/2014 của Chính phủ, nếu bị cơ quan chức năng phát hiện, người đổi tiền lẻ để hưởng chênh lệch không đúng quy định sẽ bị xử phạt 20-40 triệu đồng.